Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 20 đến 28 - Năm học 2002-2003

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 20 đến 28 - Năm học 2002-2003

A. Yêu cầu: Giúp Hs hiểu được định nghĩa truyện ngụ ngôn; hiểu Nd truyện ngụ ngôn" Thầy bói xem voi". Xem xét sự việc một cách toàn diện, miêu tả sự vật một cách khách quan, không nên bảo thủ.

- GD tinh thần thận trọng khi xem xét đánh giá sự vật, sự việc. Tinh thần khiêm tốn, thực sự cầu tiến bộ.

- Rèn kĩ năng : kể chuyện, tìm hiểu ý nghĩa giáo huấn, khuyên răn của truyện ngụ ngôn.

B. KTBC: Hãy nêu một vài cảm nghĩ của em về n/v anh Khoai trong truyện CT" Cây tre trăm đốt"

C. GTBM:

* Tìm hiểu khái niệm về truyện ngụ ngôn:

- Ngụ ngôn: là lời nói có ngụ ý, nghĩa là không nói trực tiếp điều mình muốn nói.( ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng)

- Truyện ngụ ngôn: là một thể loại VH được kể ( với VHDG) , được viết bằng văn vần hay văn xuôi, trong đó NV là người, hay vật, cây cỏ, nhằm khuyên răn người đời. ý nghĩa giáo huấn của truyện có khi được nói thẳng ra ở đầu hoặc ở cuối câu chuyện& nhiều khi nó ẩn trong ND câu chuyện.

- Những truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên Tg: truyện ngụ ngôn trong kinh của đạo Phật, Êdôp, LaPhôngten, K rilôp.

- Truyện Thầy bói xem voi" là một câu chuyện có ý nghĩa khuyên răn không bộc lộ trực tiếp

doc 30 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 20 đến 28 - Năm học 2002-2003", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày soạn : 12/1/ 2002
Tuần: 20 Tiết 118
cây tre trăm đốt
A. Yêu cầu: 
- HS hiểu được : trưởng giả có những âm mưu thủ đoạn lừa lọc nhưng đã phải chịu thất bại thảm hại. Anh Khoai hiền lành trung thực, nhờ sự giúp đỡ của Bụt nên đã chiến thắng. Ước mơ của người xưa về lẽ công bằng: Kẻ ác bị trừng trị, người hiền được giúp đỡ. Cái chân cái thiện thắng cái nguỵ cái ác...
- GD lòng yêu mến người thiện, biết làm việc thiện, căm ghét sự lừa lọc, xảo trá.
- Rèn luyện kĩ năng kể truyện CT.
B. KTBC: 
- Kể tóm tắt truyện " Sọ Dừa" & nêu ý nghĩa của truyện. 
 - Việc cô út được hưởng hạnh phúc, phản ánh nguyện vọng gì của ND ta? Quan niệm của ND ta xưa về cái ác ntn & sự trừng trị của cái thiện đối với cái ác?
( Truyện coi thói tham lam độc ác, lòng ghen ghét đố kị là thói xấu tệ hại nhất; thói xấu chẳng những sinh ra nhiều thói xấu khác mà còn sinh ra tội ác.)
- Em có suy nghĩ gì về hình phạt mà 2 cô chị tự chọn cho mình?
( Đó cũng là nguyện vọng của ND: hình phạt ấy còn nặng hơn cái chết. Xưa kia hình phạt nặng nhất là bị loại ra khỏi cộng đồng...)
C. GTBM:
 I. Hướng dẫn đọc - kể - tóm tắt truyện:
1. Đọc
2. Tóm tắt truyện: Anh Khoai thật thà chịu khó đi ở cho tên trưởng giả gian ác, xáo trá. Để lợi dụng anh, hắn hứa gả con gái. Tưởng thật, anh ra sức làm việc. Nhưng tên trưởng giả nuốt lời, nhận gả cho con trai một tên cai tổng giàu có. Hắn lừa bịp bảo anh Khoai lên rừngtìm cây tre trăm đốt. Khoai thật thà đi tìm, nhờ Bụt giúp anh mang được cây tre trăm đốt về. Trưởng giả trở mặt. Anh Khoai đọc thần chú cho tên trưởng giả, tên cai tổng & con trai hắn dính vào cây tre. Cả 2 họ van xin. Khoai lại đọc thần chú cho họ rời ra. Cuối cùng lão trưởng giả phải gả cô út cho anh Khoai.
II. Phân tích: ( theo 2 tuyến nhân vật: thiện (anh Khoai) - ác( trưởng giả)
1. Nhân vật trưởng giả:
H. Đọc lời giơí thiệu về trưởng giả. Trưởng giả được giới thiệu là một người giàu có. Theo em nhờ đâu mà hắn lại trở nên giàu có như vậy?( * Một con người gian ác, xảo trá. Làm giàu bằng mọi thủ đoạn bóc lột sức LĐ, của cải của người LĐ lương thiện)
H. Tại sao y hứa gả cô út cho anh Khoai, sau 3 năm lại gả con gái cho con trai tên cai tổng, giàu có? Có phải hắn thay đổi ý định?
(* Hắn hứa gả con gái cho anh Khoai thực chất chỉ là cái cớ để lợi dụng, biến con gái thành miếng mồi nhử, nhằm bóc lột sức LĐ của anh Khoai. Gả con gái cho con trai tên cai tổng là ý định đã được trưởng giả sắp đặt từ trước=> Â m mưu xảo trá quỷ quyệt của trưởng giả - tất cả chỉ để phục vụ cho mục đích làm giàu của y mà thôi.)
H. Khi bị anh Khoai chất vấn, trưởng giả đã xử sự ntn? Khẳng định thêm điều gì trong tính cách của trưởng giả?
(* Ban đầu y hầm hầm nổi giận, định đánh sau hắn đổi giọng lừa bịp, ngọt xớt " vừa đấm vừa xoa"- làm cho anh Khoai & mọi người lầm tưởng y sẽ thực hiện lời hứa => đạo đức giả.
- Hắn ra điều kiện tưởng như rất đơn giản nhưng rất khó thực hiện nếu không nói là không thể thực hiện được - Hắn ra bộ "mở nhưng thực chất lại gói chặt', dồn anh Khoai vào ngõ cụt.
- Một điều kiện vừa hợp tình, hợp lí: nếu anh Khoai không thực hiện được sẽ không được cưới cô út => không trách được trưởng giả nuốt lời hứa. => mưu mô của hắn vừa xảo quyệt, vừa trắng trợn.
H. Em thử phân tích" thử thách tìm cây tre trăm đốt" để thấy được tính chất độc đáo của câu chuyện & sự thâm độc của tên trưởng giả?
(* Nếu lấy một cây tre thì việc đó đơn giản chẳng có gì lạ( bởi tre là thứ cây rất quen thuộc, gần gũi, gắn bó với người dân; có thể tìm thấy ở bất kì nơi nào trên rừng, trong làng, ngoài xóm... Nhưng cái khó là đó phải là cây tre dài 100đốt - một sự vật không thể có trên đời này, không thể thực hiện được.( khác với các câu chuyện DG khác: Hêraklêx đi tìm những quả táo vàng; hay lấy một sợi tóc của quỷ...)=> Câu chuyện trở nên hấp dẫn, li kì( câu chuyện được thắt nút thật khéo léo, mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm).
- Trưởng gỉa đã nắm chắc phần thắng trong tay: anh Khoai sẽ chẳng bao giờ tìm được cây tre trăm đốt ấy, cũng chẳng thể trách cứ hắn được điều gì. Chính vì vậy hắn cho tổ chức đám cưới ngay không cần đợi anh Khoai thất bại trở về.
2. Anh Khoai & phép màu nhiệm của cây tre trăm đốt:
H. Trong truyện anh Khoai là người có đức tính gì đáng quý?
*Chăm chỉ, chịu thương chịu khó: Quanh năm làm lụng vất vả" đủ trăm công ngàn việc"từ sáng đến khuya.
* Thật thà, chất phác, cả tin ( có phần khờ khạo? ):
- Nghe trưởng giả nói : gả con gái cho, mừng rỡ tin ngay. - Trưởng giả bảo đi kiếm cây tre trăm đốt về sẽ gả con gái cho, liền vác dao đi ngay không kịp suy nghĩ.
* Thẳng thắn không quanh co: Nghe tin trưởng giả gả con gái ch con trai tên cai tổng liền " hỏi cho ra nhẽ" ; chất vấn trưởng giả đến cùng.
H. Khi anh Khoai tuyệt vọng, Bụt đã giúp đỡ anh ntn?
- Hướng dẫn anh chặt 100 đốt tre; chỉ giúp anh câu thần chú để anh có thể " tạo ra" cây tre 100đốt & vận chuyển nó về nhà một cách dễ dàng.
 Kết thúc câu chuyện có điều gì bất ngờ & lí thú?
- Anh Khoai đã làm đảo lộn tình thế: nhập đốt tre, dính cả chàng rể & bố vợ...
- Anh Khoai lấy được cô út.
H. Theo em nét đặc sắc của câu chuyện này nằm ở chi tiết nào?
* Đó chính là h/ả" cây tre trăm đốt". Cây tre thì quá bình thường, nhưng cây tre trăm đốt thì chỉ có trong thế giới thần tiên & chỉ có phép thần mới tạo ra được. Trí tưởng tượng DG đã sáng tạo ra h/ả độc đáo, gây hiệu quả bất ngờ, thú vị một cách giản dị. 
- Một cây tre trăm đốt với 2 câu thần chú không chỉ giúp anh trai cày lấy được vợ( con gái ông chủ) mà còn giúp anh trừng trịkẻ đã lừa dối, giễu cợt mình.=> Thể hiện ước mơ của ND ta xưa" ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"
III. Tổng kết: 1. Nội dung: 
H. Đọc lại đoạn:" Lúc về tới nơi...cho anh Khoai." Em có nhận xét gì về thái độ của anh Khoai đối với trưởng giả & phe lũ của hắn?
* Từ một người thật thà, cả tin, bị lép vế, anh Khoai trở thànhngười chủ động trừng trị những kẻ gây tội ác với mình; đồng thời khoan dung đối với kẻ thù khi chúng đã nhận ra bài học đích đáng.
H. Câu chuyện XD 2 tuyến NV đối lập nhau để rồi những người hiền lành chất phác như anh Khoai được hưởng hạnh phúc. Cách kết thúc có hậu ấy thể hiện ước mơ gì của người xưa?
* Những kẻ xấu xa, độc ác, thủ đoạn xảo quyệt, mưu mô, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người LĐ; trắng trợn tước đoạt hạnh phúc xứng đáng của họ sẽ bị trừng trị thích đáng. 
- Những người hiền lành chất phác, nhân hậu vượt qua thử thách sẽ được hưởng hạnh phúc.
=> Câu chuyện phản ánh ước mơ về lẽ công bằng - lời khuyên" ở hiền gặp lành". Đó cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện CT.
2. Nghệ thuật; 
H. Yếu tố nào làm nên vẻ độc đáo của truyện?
* Câu thần chú:" Khắc nhập" thể hiện sự thông minh tuyệt vời, sự sáng tạo kì diệu của trí tưởng tượng dân gian tạo nên sự hấp dẫn, lí thú của câu chuyện.
IV. Luyện tập: 
1. PBCN của em về n/v anh Khoai & n/v Trưởng giả.
2. Tóm tắt ND truyện ( 5 - 7 câu) 
3. Kể lại câu chuyện theo lời kể của cô út.
BTVN: soạn " Thầy bói xem voi"
========================================================
Ngày soạn12/1/2002
Tuần: 21 - tiết 121 
truyện ngụ ngôn
A. Yêu cầu: Giúp Hs hiểu được định nghĩa truyện ngụ ngôn; hiểu Nd truyện ngụ ngôn" Thầy bói xem voi". Xem xét sự việc một cách toàn diện, miêu tả sự vật một cách khách quan, không nên bảo thủ.
- GD tinh thần thận trọng khi xem xét đánh giá sự vật, sự việc. Tinh thần khiêm tốn, thực sự cầu tiến bộ.
- Rèn kĩ năng : kể chuyện, tìm hiểu ý nghĩa giáo huấn, khuyên răn của truyện ngụ ngôn.
B. KTBC: Hãy nêu một vài cảm nghĩ của em về n/v anh Khoai trong truyện CT" Cây tre trăm đốt"
C. GTBM:
* Tìm hiểu khái niệm về truyện ngụ ngôn:
- Ngụ ngôn: là lời nói có ngụ ý, nghĩa là không nói trực tiếp điều mình muốn nói.( ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng)
- Truyện ngụ ngôn: là một thể loại VH được kể ( với VHDG) , được viết bằng văn vần hay văn xuôi, trong đó NV là người, hay vật, cây cỏ, nhằm khuyên răn người đời. ý nghĩa giáo huấn của truyện có khi được nói thẳng ra ở đầu hoặc ở cuối câu chuyện& nhiều khi nó ẩn trong ND câu chuyện.
- Những truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên Tg: truyện ngụ ngôn trong kinh của đạo Phật, Êdôp, LaPhôngten, K rilôp...
- Truyện Thầy bói xem voi" là một câu chuyện có ý nghĩa khuyên răn không bộc lộ trực tiếp.
thầy bói xem voi
I. Đọc- kể:
1. Đọc.
* Tóm tắt: Năm anh thầy bói mù, từ trước đến nay chưa hề biết con voi, bây giờ chỉ tiếp xúc với những bộ phận khác nhau của một con voi nên đã rút ra những kết luận hoàn toàn khác nhau về hình thể con voi( như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt thóc, như cái cột nhà, như cái chổi sể cùn). Không ai chịu ai, họ cãi lộn rồi đánh nhau đến toác đầu chảy máu.
2. Bố cục: 3 đoạn
- Từ đầu... thày thì sờ đuôi: các thầy bói cùng xem voi, mỗi thày xem một chỗ.
- Tiếp... cái chổi sể cùn: Các thầy bói miêu tả con voi theo cách hiểu biết riêng của mình. Ai cũng tin là mình đúng.
- Còn lại:" Voi" của các thầy.
II. Tìm hiểu truyện
 1. Giới thiệu cuộc xem voi của 5 thầy bói:
H. Các thày bói xem voi trong hoàn cảnh cá nhân ntn? các thày đã xem voi ntn? Có điều gì đáng chú ý trong cách xem này?
* Các thày đều hỏng mắt, chưa từng biết hình thù con voi ntn.
- Các thày lấy tay thay mắt " xem" voi. Điều đáng chú ý : vì voi quá lớn nên mỗi thày chỉ xem được một chỗ, một bộ phận trên mình con voi: vòi, ngà, đuôi, chân, tai.
2. Các thày bói giới thiệu & miêu tả con voi của mình:
H. Hãy đọc & nhắc lại lời miêu tả voi của mỗi thày?
- Sun sun như con đỉa.
- Chần chẫn như cái đòn càn.
- Bè bè như cái quạt thóc.
- Sừng sững như cái cột nhà.
H. Sự miêu tả voi của các thày bói có đúng với những hiểu biết thực của họ không? Vì sao?
* Sự miêu tả khá chính xác với những gì mà mỗi thày biếyt được. Song lại không đúng với con voi thực vì đó chỉ là từng bộ phận của con voi mà thôi.
- Kết quả: Thày nào sờ vào bộ phận nào của con voi thì hình dung hình thù con voi như thế: Lấy bộ phận thay cho toàn thể là hoàn toàn sai.
H. Thái độ cua các thày bói khi miêu tả con voi của mình ntn? Tại sao họ lại khẳng định bác bỏ ý kiến của nhau?
* Thái độ đầy tự tin: khẳng định nhận xét của mình là đúng vì chính bản thân mỗi thày " đã sờ tận tay" nên mới có chuyện: thày sau bác bỏ ý kiến của thày trước.
3. Kết quả tranh luận & ý kiến khuyên răn:
H. Các thày bói có tìm được tiếng nói chung trong miêu tả voi hay không? Kết quả của cuộc tranh luận ntn?
* các thày không tìm được tiếng nói chung=> Không tìm được chân lí: không biết được gì về hình thù & khái niệm về con voi.
H. Em hiểu gì về thái độ của ND?
* Phê phán, châm biếm:
- Xem voi bằng tay => một việc làm bất thường, phi lí
 ... độ của mình.
H. Em có cảm giác ntn trước những HĐ phá phách của lũ chuột?
* Ghê tớm, căm ghét lũ chuột - bọn giặc chuyên phá hoại. Chúng là sự tích tụ của những gì xấu xa, bẩn thỉu, thô bỉ nhất trong cuộc sống.
H. Trước cảnh phá hoại của lũ chuột, mặt khác đây là lần đầu tiên chứng kiến lũ chuột , thái độ của mèo con ra sao?
* Mèo con nhỏm dậy, cổ họng sít lại, không kêu lên được - lùi mãi vào sát vách - 4 chân run lên=> sợ hãi quá mức đến nỗi không làm chủ được chính mình.
H. Theo em tại sao Mèo con lại có cảm giác như vậy?
* Mèo con còn quá bé, mới về một nơi hoàn toàn xa lạ.Mèo con lại chưa một lần trong đời nhìn thấy chuột, chưa biết chuột ntn, lại bị buộc dây .Mặt khác xung quanh Mèo con toàn là những người hèn nhát, sợ chuột.=> Mèo con hoàn toàn bị động.
H. Vì sao sau khi bọn chuột đã đi rồi mà Mèo con vẫn đứng sát vách, hai mắt vẫn sáng xanh lè- xấu hổ & tức giận?
* Xấu hổ: vì đã run sợ, không dám chống lại, để yên cho lũ chuột hoành hành.
- Tức giận: vì nhận ra bản chất tàn bạo, sự trâng tráo, tham lam, phá hoại trắng trợn của lũ chuột bẩn thỉu, hôi hám.
2. Mèo con gặp Gián đất & Cóc tía:
H. Trong tâm trạng ấy , Mèo con đã suy nghĩ gì? Hãy đọc đoạn:" Mặt trời đã lên cao... sưởi nắng & ngẫm nghĩ". Tìm những từ ngữ, chi tiết cụ thể miêu tả Mèo con nằm chơi, sưởi nắng, đuổi bướm, trèo cau?
* Nó rũ lông, nằm liếm mình, liếm chân, lim dim mắt gừ gừ..
- Chạy rỡn - hai tai dựng đứng - đuôi ngoe nguấy.
- Nép mình vào gốc cau, rình bướm- quật mạnh đuôi, chồm ra, nhảy thật cao theo bướm, cuộn tròn, lăn lông lốc.
- Ôm thân cau, trèo nhanh thoăn thoắt, ngứa vuôt cào thân cau sồn sột => bị mắng tiu nghỉu - nằm ngẫm nghĩ.
H. Em có NX gì về cách miêu tả của TG ở đoạn này? ( Thể hiện sự quan sát tinh tường, miêu tả rất chính xác, rất sinh động hình dáng, hoạt động của Mèo con).
H. Em thử nghĩ xem, tại sao Mèo con lại ngẫm nghĩ? Ngẫm nghĩ về điều gì vậy?
* Nghĩ về lời của Cau, về chị Chổi, về mình, về chuyện hôm qua...
H. Qua cách miêu tả của Tg em thấy Mèo con là người ntn?
* Ngây thơ, hồn nhiên, ham hiểu biết => Chuẩn bị cho sự phát triển TL & HĐ sau này.
H. Trong khi chơi nghịch sưởi nắng, ngoài sân Mèo con đã gặp gỡ những ai? Họ là người ntn?
* Gián đất: an phận, nhút nhát, sợ hãi, tự ti :" bé phải sợ lớn, yếu phải sợ mạnh", chỉ trốn lủi; - 
- Cóc tía: gan góc, không sợ kẻ mạnh, nhất là kẻ phi nghĩa:" Nó gian ác, nó phải sợ ta"=> dũng cảm, thẳng thắn.
H. Vì sao sau khi gặp gián đất, Cóc tía; Mèo con lại ngẫm nghĩ? Mèo con nghĩ gì vậy?
 * Mèo con chứng kiến 2 thái độ sống khác nhau. Lời của Cóc Tía làm cho MC nhớ lại thái độ run sợ của mình đêm trước. Chắc hẳn MC sẽ nhớ lời Cóc Tía & từ đây sẽ có cách xử sự khác.
3. Mèo con chiến đấu với rắn Hổ mang cứu ổ trứng gà của Gà Mái:
H. Đọc:" Bỗng trong chuồng gà... với rắn con đấy". Mèo con đã đánh nhau với Rắn Hổ mang ntn? Với thái độ ra sao?
* MC không kịp suy nghĩ, nhảy chồm lên mình rắn Hổ Mang" chồm chồm nhảy tròn xung quanh..."=> Thật dũng cảm, không sợ kẻ mạnh,kẻ ác, biết quan tâm đến người khác. Đây cũng là cuộc tập dượt thử thách đầu tiên = Sự phát triển hợp lí trong tính cách của MC.
4. Mèo con đánh nhau với chuột Cống:
H. Hãy thuật lại chi tiết cảnh MC đánh nhau với chuột Cống?
* Ngoao, gừ - lũ chuột bỏ chạy
- Ngoao cái thằng ăn cắp=> không sợ chuột, dũng cảm vạch mặt chúng.
* Hành động: Khép đuôi, thò vuốt, rình miếng, nhớ lại miếng võ, tát đúng mõm chuột Cống, cào nó xây xát. Nhanh như cắt, MC thò vuốt nhọn, móc vào bụng nó => chuột Cống gục hẳn!
- Thò vuốt gắp luôn mấy thằng chuột Nhắt.
H. Qua trận đánh, MC đã bộc lộ những phẩm chất gì?
- Nhanh nhẹn, thông minh: Không đánh giáp lá cà biết mình yếu.
- Biết tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của mọi người như chị Chổi, bác Nồi Đồng: Khi bị chuột Cống tấn công - Mc bị ngã. Trong tình thế nguy ngập ấy chi Chổi đã kịp ứng cứu đúng lúc; giúp cho MC đánh dứt điểm & chiến thắng đối phương .
H. Hãy so sánh h/ả MC trong 2 lần gặp chuột? Do đâu MC có sự thay đổi ấy?
* MC có sự thay đổi vượt bậc: từ yếu ớt, sợ hãi - dũng cảm, thông minh; từ cô độc - được mọi người ủng hộ... Có được sự trưởng thành đó là do MC luôn suy nghĩ, tự rút ra cho mình những kinh nghiệm . Điều đáng quý hơn cả là MC đã biết thức tỉnh tinh thần đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong những người lương thiện sống ở quanh mình để họ cùng đứng lên tiêu diệt cái ác, bảo vệ cuộc sống của chính mình & của mọi người. 
H. Em hãy nhắc lại tiếng kêu của MC ở phần đầu & phần cuối câu chuyện? có gì khác nhau trong những tiếng kêu ấy?
* Ngoeo, ngoeo, ngoeo!: Mở đầu & kết thúc câu chuyện là tiếng thật ngây thơ, hiền lành...
- Ngoao, gừ ( khi gặp chuột): tiếng kêu dữ tợn, tức giận kiên quyết không chịu lùi bước trước kẻ thù...=> Tiếng kêu tự tin, đầy sức mạnh.
III. Tổng kết:
H. Câu chuyện kể về sự việc gì? Qua đó rút ra cho ta bài học gì trong cuộc sống?
1. Nội dung: Qua câu chuyện MC đánh Rắn Hổ Mang & Chuột Cống , ta hiểu thêm về bài học trong cuộc sống: Sự dũng cảm, biết vì lẽ phải sẽ được ủng hộ. Con người cần biết rút kinh nghiệm, tự chiến thắng cái yếu kém của mình để vươn lên trong cuộc sống.
H. Em có nhận xét gì về NT miêu tả loài vật trong truyện?
2. Nghệ thuật: Miêu tả loài vật rất sinh động, hấp dẫn: đúng hình dáng, đặc điểm từng con & được nhân hoá như con người => sự quan sát tinh tế, am hiểu loài vật, sự tưởng tượng phong phú, hợp lí.
IV. Luyện tập: 1. Việc chị Chổi, bác Nồi Đồng tham dự vào việc đánh chuột Cống có cần thiết không? Điều đó có ý nghĩa gì? ( Rất cần thiết. MC sẽ không thể giành thắng lợi nếu chiến đấu đơn thương độc mã. Chính sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người đã tạo nên sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Đồng thời sự dũng cảm của MC đã khiến chị Chổi & bác Nồi Đồng cũng trở nên mạnh mẽ, dũng cảm - họ không còn sợ hãi gì nữa...)
2. Qua câu chuyện, em có cảm nghĩ gì về MC?( Yêu mén, caqrm phục sự gan dạ, dũng cảm của MC. Tuy bé nhỏ nhưng MC đã dám đánh & đánh thắng cả Rắn Hổ mang, chuột Cống to khoẻ, hung ác, xấu xa...
BTVN: Soạn : Mẹ vắng nhà ( Nguyễn Thi)
=========================================================
Ngày soạn: 14/2/2002
Tuần: 28 Tiết: 163,164,165.
Mẹ vắng nhà 
 Nguyễn Thi
A. Yêu cầu: Giúp HS hiểu: Truyện viết về những cảnh sinh hoạt, vui chơi hàng ngày của các con chị út, khi mẹ chúng vắng nhà đi chiến đấu. Từ đó hiểu thêm đời sống tâm lí, tình cảm của các em nhỏ MN trong thời kì k/c chống Mĩ.
- Nhận ra NT viết truyện ngắn của NT: chú trọng khai thác những nét tâm lí, sinh hoạt hàng ngày để khắc hoạ NV & thời đại.
* GD tình cảm GĐ, tình chị em hoà thuận, tình mẹ con thắm thiết.
* Rèn kĩ năng đọc, phân tích truyện ngắn có nhiều trang.
B. KTBC: Thuật tóm tắt cuộc chiến đấu của MC với chuột Cống? PBCNcủa em về MC?
C. GTBM: 
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
H. Đọc tiểu dẫn & nêu những hiểu biết của em về TG: Cuộc đời & sự nghiệp văn chương?
1. Tác giả: tên thật: Nguyễn Ngọc Tấn ( 1928-1968) quê Nam Hà - Hải Hậu - Hà Nam Ninh.
* Cuộc đời : Năm 1943 theo anh trai vào Nam & tham gia cuộc k/c chống Pháp ở NB. Năm 1954 tập kết ra Bắc. năm 1962 trở lại M Ntham gia cuộc k/c chống Mĩ ở chiến trường NB. Tham gia cuộc tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 & hi sinh ngày 7/5/1968 trên đường Trương Minh Phụng - Sài Gòn.
- Là tấm gương mẫu mực về nhà văn - chiến sĩ. Là nhà văn có tài, đặc biệt là tài phân tích TL NV sâu sắc; sử dụng ngôn ngữ NB nhuần nhuỵ, độc đáo, tạo ra những nét đặc sắc riêng của TP.
H. Truyện kể về ai? Về những sự việc gì & diễn ra trong hoàn cảnh nào?
2. Tác phẩm: sáng tác năm 1966. Kể về một ngày bình thường của đàn con chị út, khi mẹ đi đánh giặc vắng nhà. Truyện là bức tranh nhiều cảnh vui chơi, sinh hoạt của lũ trẻ - nghiêng về các chi tiết sinh hoạt, tâm lí.
II. Đọc & Phân tích:
H. Câu chuyện diễn ra ở đâu? Có mấy cảnh chính? 
* Trong cuộc k/c chống Mĩ, tại nhà chị út, vào một buổi trưa, khi chị đi chiến đấu, vắng nhà; lũ trẻ tự trông nhau.
1. Hình ảnh đàn con chị út khi mẹ vắng nhà:
H. Hãy nêu ngắn gọn những h/ả Bé thấy & mong mỏi khi leo lên ngọn dừa ngóng mẹ?
* H/ả con Bé trèo lên ngọn dừa ngóng mẹ:
- Tiếng bom nổ, tiếng máy bay rít, tiếng đò máy, tiếng trời chuyển...
- Gác chuông nhà thờ nhọn hoắt... lằn sông cái...
- Nhìn vào mảnh đát xưa & trường học; tưởng tượng:" Những chữ tròn vo, màu phấn trắng từ đó chấp chới bay lên..."
- Tưởng tượng h/ả mẹ:" Một chấm đen nhỏ xíu rồi cao lớn sừng sững như đám mây ... h/ả má giữa lằn sông... đôi mắt nửa như giận, nửa như thương nó ... Nó cảm thấy bàn tay mát rượi, thấy lời má dặn:" Nấu cơm đừng chắt nước..."
H. Em có NX gì về những điều Bé tưởng tượng thấy? ( Nửa thực, nửa mơ, có gì huyền hoặc như trong truyện CT, thật thú vị! Mẹ chính là quê hương - Mẹ chính là nỗi nhớ thương của Bé!
* Trò chơi lớp học:
H. Trong trò chơi lớp học, em có nhận thấy ước mong của Bé & các em không? Ước mong đó ntn? Em có nhận xét gì về bài học của lũ trẻ? 
* Bé là cô giáo dạy các em đánh vần:" Tìm Mĩ mà đánh như má ấy..."
- Nỗi nhớ mong mẹ + ước mơ được đi học => khát khao cháy bỏng, thường trực.
- Niềm tự hào về mẹ. Lòng căm thù giặc & ý chí đánh giặc thấm sâu một cách tự nhiên trong tâm trí trẻ thơ.
H. Nổi bật nhất trong bọn trẻ là NV nào? ấn tượng sâu sắc nhất của em về NV này là gì?
* Nhân vật Bé:
H. Mẹ vắng nhà, Bé đã đảm đương những côngviệc gì? Qua đó em hiểu Bé là đứa trẻ ntn?
- Đưa thư hoả tốc, mang theo thúng để lượm khoai, lấy trấu tối về hun muỗi cho em. Nấu cơm, nấu bột cho em ăn; bày trò chơi, tổ chức & tham gia nhiệt tình các trò chơi, dạy các em học...=> Một người chị đảm đang, tần tảo, luôn nhớ em, thay mẹ chăm sóc các em.
- Một người con hiếu thảo, yêu thương mẹ, tự hào về mẹ, hiểu công việc mẹ làm, giúp đỡ mẹ công việc GĐ để mẹ yên tâm đi đánh giặc. Chăm sóc mẹ, dành cho mẹ những tình cảm đặc biệt: Tết tóc cho má...
H. Ngoài Bé, truyện còn có nhiều NV khác nữa. Hãy nêu những nét riêng đáng chú ý của mỗi NV trong truyện? Qua cách miêu tả em thấy đàn con chị út ntn?
- Con Thanh: đôi mắt nhìn nghiêng...
- Con Anh: tóc như đuôi vịt Xiêm, hay tranh giành với thằng Hiển...
- Thằng Hiển: Nghịch ngợm, tóc vàng hoe, bụng tròn, ngọng líu, biết căm thù giặc...
=>Những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu.
H. Em có NX gì về cách miêu tả NV của TG?
* Quan sát tinh tế, am hiểu tâm lí trẻ thơ, một tấm lòng chan chứa tình thương yêu con trẻ...
H. Truyện có nhan đề" Mẹ vắng nhà" song khi đọc truyện, ta luôn thấy sự hiện diện của người mẹ. Sự hiện diện của người mẹ được TG tập trung miêu tả qua những chi tiết nào?
2. Hình ảnh người mẹ:

Tài liệu đính kèm:

  • docV 6 cò.doc