Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2011-2012

A – Mục tiêu:

 1-Kiến thức:

 - HS nắm khái niệm từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

 - Nghĩa gốc & nghĩa chuyển của từ.

 2-Kĩ năng:

 - Nhận diện được từ nhiều nghĩa.

 - Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.

 - Kĩ năng sống:

 + Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

 + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đúng nghĩa.

B - Chuẩn bị:

*GV: SGK/SGV/ Giáo án/ Bảng phụ.

*HS: Đọc & trả lời câu hỏi SGK.

C - Phương pháp.

-Phương pháp hệ thống, phân tích các tình huống mẫu.

-Phương pháp nghiên cứu, thực hành có hướng dẫn.

- Kĩ thuật động não.

D -Tiến trình bài dạy.

 I - Ổn định. (1)

 II - KTBC: (5)

? Thế nào là nghĩa của từ? Nêu các cách giải thích nghĩa của từ? Cho VD?

*Gợi ý: - Nghĩa của từ là ND (Sviệc, tính chất, qhệ, hđộng ) mà từ biểu thị.

- Có 2 cách giải thích nghĩa của từ:

+Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (VD:Cây: 1 loại thực vật có thân, rễ, cành, lá )

+đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích (VD:Lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm.)

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS://2011.
NG://2011. Tuần 5- Tiết 19 
 Từ nhiều nghĩa
Và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
A – Mục tiêu :
 1-Kiến thức:
 - HS nắm khái niệm từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 - Nghĩa gốc & nghĩa chuyển của từ.
 2-Kĩ năng:
 - Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
 - Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
 - Kĩ năng sống :
 + Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.
 + Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đúng nghĩa.
B - Chuẩn bị:
*GV: SGK/SGV/ Giáo án/ Bảng phụ.	
*HS: Đọc & trả lời câu hỏi SGK.
C - Phương pháp.
-Phương pháp hệ thống, phân tích các tình huống mẫu.
-Phương pháp nghiên cứu, thực hành có hướng dẫn.
- Kĩ thuật động não.
D -Tiến trình bài dạy.
	I - ổn định. (1’)
 II - KTBC: (5’) 
? Thế nào là nghĩa của từ? Nêu các cách giải thích nghĩa của từ? Cho VD?
*Gợi ý: - Nghĩa của từ là ND (Sviệc, tính chất, qhệ, hđộng) mà từ biểu thị.
- Có 2 cách giải thích nghĩa của từ:
+Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (VD:Cây: 1 loại thực vật có thân, rễ, cành, lá)
+đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích (VD:Lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm.)
	III- Bài mới. 
 Hoạt động 1 (2’) ( PP: thuyết trình) Giới thiệu bài:
- Các E đã học nghĩa của từ nhưng 1 số từ lại có nghĩa khác nhau, vậy nghĩa nào là nghĩa gốc, còn những nghĩa kia gọi là gì?
 Hoạt động 2: ( 14’) ( PP: vấn đáp; nêu và giải quyết vấn đề, phân tích các tình huống mẫu). ( KT: động não)
Hoạt động của GV & HS 
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS quan sát SGK 
? Đọc bài thơ: “ Những cái chân”? (2 em)
? Trong bài thơ có mấy sự vật có chân?
- 4 sự vật: cái gậy, cái com-pa, cái kiềng, cái bàn.
? Có mấy sự vật ko có chân? Tại sao sự vật ấy vẫn đc đưa vào bài thơ?
- Có 1 sự vật ko có chân: cái võng.
 Nó đưa vào bài thơ để ca ngợi anh bộ đội hành quân.
? Tra từ điển để biết nghĩa của từ: “ Chân”? 
- Chân (1): Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi đứng (Đau chân; nhắm mắt đưa chân...)
- Chân (2): Bộ phận dưới cùng của 1 số đồ vật có tdụng đỡ cho các bộ phận khác (Chân: kiềng/ bàn/ ghế)
- Chân (3): Bộ phận dưới cùng của 1 số đồ vật, tiếp giáp & bám chặt vào mặt nền (Chân: tường/ núi,răng) 
? Mỗi từ: “Chân” trong bài tương ứng với nghĩa nào em vừa tra? 
- Chân gậy ( 2 )
- Chân com-pa (3)
- Chân kiềng ( 2)	
? Qua phân tích em cho biết từ: “Chân” có mấynghĩa?
- Có 3 nghĩa.
GV: Ngoài ra từ: “Chân” còn có nghĩa khác( địa vị, phần chỗ; thực, không dối(chân thực..).
Như vậy: từ: “Chân” là từ nhiều nghĩa.
? Tìm thêm 1 số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ : “ Chân”?
*Mũi :+(1): Bộ phận cơ thể con người hoặc động vật, có đỉnh nhọn :( mũi người, mũi vật) 
 + (2): Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ ( mũi tầu, mũi thuyền )
 + (3): Bộ phận nhọn sắc của vũ khí (Mũi: dao/ lê/ súng/ dùi/ kim)
 + (4): Bộ phận của lãnh thổ ( Mũi Cà Mau/ Né/ Nai)
* Chín: + (1): Lúa, hoa quảphát triển đến tkì thu hoạch ( Lúa chín/ na chín/ mít chín)
 + (2): Lương thực, thực phẩm đã đc xử lý qua lửa hoặc điện, nhiệt (Cơm chín/ thịt chín).
 +(3): Sự vật nói chung đã đc xử lý qua nhiệt (Vá chín)
 + (4): Tài năng, trí tuệ phát triển đến trình độ cao (Tài năng đang độ chín/ Suy nghĩ đã chín)
- Mắt: mắt nađã mở; gốc bàng có những cái mắt to hơn gáo dừa...)=>chỗ lồi, lõm, hình tròn hoặc hình thoi.
GV: Trong thực tế, có một số từ chỉ có một nghĩa: com-pa, kiềng...
? Tìm thêm 1 số từ chỉ có 1 nghĩa? 
-Xe đạp: Chỉ 1 loại xe phảI đạp mới đi đc.
-Toán học: Chỉ 1 môn học cụ thể
- Com- pa:Chỉ 1 loại đồ dùng học tập.
- Cà pháo:Chỉ 1 loại cà cụ thể.
- Hoa nhài: Chỉ 1 loại hoa cụ thể.
? Sau khi tìm hiểu nghĩa của 1 loạt các từ trên ( Chân/ mũi/ chín/ xe đạp/ cà pháo)E có nhận xét gì về nghĩa của từ?
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
GV chốt – chỉ định HS đọc ghi nhớ ( SGK)
GV yêu cầu HS quan sát SGK.
GV: Hiện tượng có nhiều nghĩa trong từ chính là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
?Vậy chuyển nghĩa là gì?
- là htượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa
? Cho biết trong 3 nghĩa của từ : “Chân” ở trên nghĩa nào là nghĩa xuất hiện từ đầu? 
- Chân (1): Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi đứng (Đau chân)
=> Nghĩa gốc.
? Thế nào là nghĩa gốc?
- ( Nghĩa gốc là nghĩa xhiện từ đầu (Nghĩa đen, nghĩa chính), là cơ sở hình thành các nghĩa khác)
GV: Nghĩa “2, 3” là nghĩa chuyển.
? Em hiểu thế nào là nghĩa chuyển?
- những nghĩa đc hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là nghĩa chuyển.
? Trong câu thơ sau BHồ đã sdụng từ nhiều nghĩa, cho biết từ: “xuân” có mấy nghĩa?
 “Mùa xuân là tết trồng cây.
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
-Xuân (1): có 1 nghĩa chỉ mùa xuân.
-Xuân (2): Nhiều nghĩa:
+Chỉ mùa xuân.
+Chỉ sự tươi đẹp , trẻ trung, hoà bình của đất nước
? Qua NL cho biết: Trong 1 câu cụ thể, 1 từ thường đc dùng với mấy nghĩa?
 -Trong 1 câu cụ thể, 1 từ thường chỉ đc dùng với một nghĩa.
? Muốn hiểu đc những nghĩa chuyển ấy nhất định phải dựa vào đâu?
-Dựa vào nghĩa gốc.
GV: Trong văn tự sự ta cũng rất cần sử dụng từ nhiều nghĩa làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
- Nghĩa đầu tiên (nghĩa gốc) là cơ sở suy ra nghĩa sau (nghĩa chuyển) các nghĩa sau làm phong phú thêm cho nghĩa đầu tiên.
GV chỉ định HS đọc ghi nhớ/56
Hoạt động 3 (19’) ( PP: nêu và giải quyết vấn thực hành có hướng dẫn ) ( KT: động não ; )
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, bàn để làm bài tập
*BTập 1:
a-Đầu:
 (1) Bộ phận cơ thể chứa não bộ ở trên cùng (đau đầu)
 (2) Bộ phận ở trên cùng đầu tiên (đầu danh sách).
 (3): Bộ phận qtrọng nhất (đầu đàn, đầu bảng)
*BTập 2
-Lá: Lá phổi/ lá gan
-Quả: Quả tim/ quả cật
-Búp: Búp ngón tay.
-Hoa: Hoa cái (đầu lâu)
-Lá liễu, lá răm: Mắt lá liễu, lá răm
*Btập 3
a-Chỉ sự vật chuyển thànhhành động:
-Cai cưa: cưa gỗ.
-Cái hái: Hái rau.
-Cái bào: bào gỗ.
-Cân muối: Muối dưa.
-Cân thịt: Thịt con gà.
GV đọc- HS viết
A-Lý thuyết.
I-Từ nhiều nghĩa.
1.1 Khảo sát, phân tích ngữ liệu: ( SGK- Tr 55 )
- Từ “ chân” có 3nghĩa => là ừ nhiều nghĩa.
- Từ: com-pa, kiềng,toán họcchỉ có một nghĩa.
=>- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
1.2 Ghi nhớ/56.
II - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu: ( SGK)
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ => từ nhiều nghĩa.
-Trong từ nhiều nghĩa có:
 + Nghĩa gốc.
 + Nghĩa chuyển.
2.2. Ghi nhớ/56.
B - Luyện tập.
1- Bài tập 1: 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa.
2- BTập 2:Dùng bộ phận cây cối để chỉ bộ phận cơ thể 
người.
3-BTập3: 1 số hiện tượng chuyển nghĩa của từ TV.
4- BTập 5: Chính tả( nghe-viết)
 Hoạt động 4 (5’) ( PP: nêu và giải quyết vấn đề ; KT: động não)
 IV - Củng cố:
 ? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
 ? Nêu 1 số hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
 V- HDHBC & CBBM:
- Học bài.
- Làm hoàn chỉnh các bài tập.
- Đọc & trả lời câu hỏi bài : Lời văn, đoạn văn tự sự.
E - Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6(18).doc