Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Yến Trinh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Yến Trinh

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.

 Hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.

 Điểm giống và khác nhau giữa kí và truyện.

2. Kĩ năng

 Hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.

 Trình bày những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua truyện và kí đã học.

III. CHUẨN BỊ

Giáo viên: - Soạn bài

- Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

- Bảng phụ.

Học sinh: - Học bài cũ

- Soạn bài

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

- Phần chuẩn bị của HS ở nhà

 

doc 15 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Yến Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 32
STT
TÊN BÀI
TIẾT PPCT
1
2
3
4
Ôn tập truyện và kí
Câu trần thuật đơn không có từ là
Ôn tập văn miêu tả
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
117
118
119
120
Tiết 117
 Ngày soạn: 30/03/2011
 Ngày dạy: 04/04/2011
ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
Hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
Điểm giống và khác nhau giữa kí và truyện.
2. Kĩ năng
Hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.
Trình bày những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua truyện và kí đã học.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: - Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. 
Bảng phụ.
Học sinh: - Học bài cũ
- Soạn bài
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Phần chuẩn bị của HS ở nhà
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
Dẫn vào bài
- GV yêu cầu và phương pháp tiến hành ôn tập theo mục kết quả cần đạt (SGK/17)
v HĐ2: Hệ thống hoá nội dung cơ bản trong những truyện - kí hiện đại đã học (Từ tuần 19 đến 29)
- HS lần lượt trình bày bằng hệ thống một của bản thân
- GV bổ sung, hệ thống hoá trong bảng 1 dưới đây
I. Nội dung cơ bản trong những truyện - kí hiện đại đã học (Từ tuần 19 đến 29)
TT
Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung (đại ý)
1
2
3
4
5
1
Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu ký)
Tô Hoài
Truyện (đoạn trích)
- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên, nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình
2
Sông nước Cà Mau
Đoàn Giỏi
Truyện ngắn
- Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Cảm tấp nập, trù phú họp ngay trên mặt sông.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
- Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti ở mình
4
Vượt thác (trích Quê nội)
Võ Quảng
Truyện kí (Đoạn trích)
- Hành trình ngược sông Thu Bồn Vượt thác của con truyện do dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước và hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc Vượt thác
5
Buổi học cuối cùng
An-phông-xơ Đô-đê (Pháp)
Truyện ngắn
- Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng Vùng An - dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn trân trọng của chú bé Phrăng
6
Cô tô (trích)
Nguyễn Tuân
Kí
- Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo
7
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Kí
- Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam
8
Lòng yêu nước (trích bài báo Thử lửa)
I-li-a Ê-ren-bua (Nga)
Tuỳ bút - chính luận
- Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường gần gũi, từ truyện gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
 9
Lao xao (Trích Tuổi thơ im lặng)
Duy Khán
Hồi kí tự truyện (đoạn trích)
 - Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá gian
v HĐ3 : Hệ thống hoá đặc điểm về hình thức thể loại truyện và kí hiện đại
- HS lập bảng tổng hợp theo mẫu sau:
II. Đặc điểm về hình thức thể loại truyện và kí hiện đại
Tên tác phẩm
Thể loại
Cốt truyện
Nhân vật
Nhân vật kể chuyện
1.Bài học đường đời đầu tiên
Truyện đồng thoại
Có
Có
Có
2.Sông nước Cà Mau
Truyện dài
Có
Có
3. Bức tranh của em gái tôi
Truyện ngắn
Có
Có
Có
4. Vượt thác
Truyện dài
Có
Có
5. Buổi học cuối cùng
Truyện ngắn
Có
Có
Có
6. Cô Tô
Kí - tuỳ bút
Có
Tác giả
7. Cây tre Việt Nam 
Bút kí
Người thứ ba
8. Lòng yêu nước
Bút kí - Chính luận
Ngôi thứ ba
9. Lao xao
Hồi ký - tự truyện
Tác giả
v HĐ4 :Hướng dẫn luyện tập
µ Những TP truyện, ký đã để lại cho em cảm nhận gì về đất nước, về cuộc sống và con người.
Tích hợp: Cô Tô, Lao Xao.
- Đây là câu hỏi tự cảm nhận nên GV gợi ý cho Hs tự viết.
GD: Học tập tinh thần lạo động và p /c  
Câu 3
- Giúp ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên, đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng miền.
- Từ cảnh sông nước ở vùng Cà Mau đếm sông Thu Bồn lắm thác ghềnh.
- Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô, giàu đẹp của vùng quê miền Bắc qua hình ảnh các loài chim.
- Đó là hình ảnh con người và cuộc sống sinh hoạt của họ.
- Hình ảnh con người lao động: dượng Hương Thư, anh hùng LĐ Châu Hoà Mãn
µ Câu 4: Nhân vật nào em yêu thích và nhớ nhất? Hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật đó?
- Gv gợi ý cho Hs viết
- Lấy tinh thần xung phong.
- Gv nhận xét (bài hay – cho điểm).
Câu 4
HS tự viết bài
v HĐ5: Dặn dò
Học thuộc lòng những đoạn văn trong các truyện và kí mà em thích nhất
Đọc lại truyện
Soạn bài: Câu trần thuật đơn không có từ là
Đọc kĩ bài
Trả lời các câu hỏi SGK
Tìm một số vd về câu có một cụm CV
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tiết 118
 Ngày soạn: 01/04/2011
 Ngày dạy: 05/04/2011
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN 
KHÔNG CÓ TỪ LÀ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn không có từ là
Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn không có từ là trong nói và viết.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Đặc điềm ngữ pháp của câu trần thuật đơn không có từ là.
Tác dụng của câu trần đơn không có từ là
2. Kĩ năng
Nhận diện được câu trần thuật đơn không có từ là trong văn bản va xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
Đặt được câu trần thuật đơn không có từ là.
III. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Làm bảng phụ ví dụ trong bài học 
Học sinh: 
Học bài cũ
Soạn bài
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. KTBC
? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? 
? Đặt câu, sau đó phân tích.
3. Bài mới
GV cho 2 ví dụ:
Nam là học sinh lớp 6A.
Nam đang lao động ở sân trường.
? Xác định thành phần câu của 2 vd trên.
Cho biết chúng giống và khác nhau ở điểm nào?
GV: - Giống: đều do một cụm C – V tạo thành (Câu trần thuật đơn)
- Khác: câu 1. Vị ngữ do từ là kết hợp với cụm danh từ -> câu trần thuật đơn có từ là.
Câu 2: Vị ngữ do cụm động từ tạo thành. Vậy đây là kiểu câu gì..
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
(GTBM)
v HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
µ GV treo bảng phụ và hỏi Hs xác định CN và VN ở 2 ví dụ.
` VN ở hai câu trên là cụm gì đã học?
*Tích hợp: Cụm ĐT, cụm TT, TP chính của câu
` Khi muốn biểu thị ý phủ định, VN kết hợp với từ không hoặc chưa (VD: Phú ông chưa mừng lắm).
I- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
1. Bài tập
* Xác định CN, VN trong câu sau:
a/ Phú ông // mừng lắm
 C V
b/ Chúng tôi // tụ hội ở góc sân.
 C V
- Câu a: VN là cụm TT
- Câu b: VN là cụm ĐT
à VN thường là ĐT (cụm ĐT), TT (cụm TT).
- Khi VN biểu thị ý phủ định nó kết hợp với từ không, chưa.
µ Từ VD trên GV chốt ghi nhớ.
µ Cho Hs đọc và chuyển sang phần 2
2 Bài học 
Ghi nhớ SGK/119
v HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm câu miêu tả và câu tồn tại
µ GV treo bảng phụ và cho Hs xác định CN, VN trong 2 câu a,b.
` Nhận xét câu a dùng để làm gì? Câu b dùng để làm gì? 
Nhận xét trật tự C -V ở câu b?
µ VN đứng trước, CN đứng sau.
µ GV cho Hs lấy thêm VD và chốt lại bằng ghi nhớ.
II- Câu miêu tả và câu tồn tại:
1. Bài tập
Xác định C –V trong câu sau:
a/ Đằng cuối bãi, hai cậu bé con // tiến lại.
 Tr C V
b/ Đằng cuối bãi, tiến lại // hai câu bé con
 Tr V C
- Câu a: dùng để miêu tả hành động trạng thái, đặc điểm của sự vật nêu ở CN.
- Câu b: dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật.
à Câu a là kiểu câu miêu tả, câu b là kiểu câu tồn tại.
µ GV cho Hs lấy thêm VD và chốt lại bằng ghi nhớ
2 Bài học 
Ghi nhớ SGK/119
* HĐ4: HD HS luyện tập 
µ GV chia lớp thành 3 nhóm tương ứng với 3 câu a,b,c.
µ Khoảng 5 phút đại diện nhóm trả lời.
*Tich hợp: Bài học đường đời dầu tiên, tre VN
µ GV gọi đại diện tổ trả lời và nhận xét, cho điểm tổ làm đúng.
III. Luyện tập
Bài tập 1
a(1) Bóng tre // trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn
àCâu miêu tả.
(2) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng // mái đình, mái chùa
àCâu tồn tại
(3) Dưới bóng tre xanh, ta// giữ một nền văn hoá lâu đời.
à Câu miêu tả.
b. (1) Bên hàng xóm tôi có // cái hang của Dế Choắt.
à Câu tồn tại.
(2) Dế Choắt // là tên tôi đã đặt  thế 
à Câu miêu tả
c.(1) Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng.
à Câu tồn tại.
(2) Măng // trồi lên nhọn hoắt như trỗi dậy
à Câu mieâu taû
Giáo viên cho học sinh viết đoạn văn khoảng 5 phút.
-Gọi học sinh đứng tại chỗ trình bày. Chỉ ra đâu là câu tồn tại.
-Cả lớp nhận xét cùng giáo viên đánh giá cho điểm.
Bài tập 2
*Mẫu: Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ, xen cà, lại có cả tiếng chim khác.Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nẩy ra tiếng đồng, tiếng thép lúc đầu vang to sau nhỏ dần rồi tắt lịm. Đó là con chim vít vịt. Nó cứ vang lên như tha thiết gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay.
 v HĐ5: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện các bài tập, làm bài tập 3
Soạn: Ôn tập văn miêu tả
Đọc kĩ bài
Trả lời 4 câu hỏi trong SGK 
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 119
 Ngày soạn: 02/04/2011
 Ngày dạy: 06/04/2011
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm vững đặc điểm yêu cầu của một bài văn miêu tả, củng cố và hệ thống hoá các bước, các biện pháp và kĩ năng cơ bản để làm bài văn miêu tả. 
Nhận biết và phân biệt đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.
Rèn luyện kỹ năng miêu tả người và miêu tả cảnh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Sự khác nhau giữa văn miêu tả cảnh vói văn tả người
Yêu cầu và bố cục của bài văn miêu tả.
2. Kĩ năng
Quan sát, nhận xét, so sánh và tưởng tượng.
Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lý.
Xác định đúng những đặc điểm khi miêu tả.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Học sinh: 
Học bài cũ
Soạn bài
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Bài mới
- Chương trình ngữ văn 6 các em đã được học văn miêu tả, miêu tả đối tượng nào?
- Bố cục của bài văn miêu tả gồm mấy phần, nêu cụ thể từng phần?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Một số điều cần chú ý khi làm văn miêu tả.
` Có mấy đối tượng?
` Khi tả người cần chú ý tả gì?
` Khi tả cảnh cần chú ý điều gì?
` Khi miêu tả
 cần chú ý kỹ năng nào?
Quan sát giúp ích gì cho miêu tả
Tại sao phải sắp xếp theo thứ tự nhất định.
Hãy nêu bố cục bài văm m.tả?
Phần mở bài cần nêu gì?
Nêu yêu cầu cụ thể phần thân bài?
Tại sao khi m.tả ngoại hình cần xen kẽ với cử chỉ, lời nói, hành động?
Yếu tố cảm nghĩ có tác dụng gì?
Phần kết bài cần chú ý điều gì?
µ Gv chốt tầm quan trọng của bố cục bài văn m.tả.
I- Một số điều cần chú ý khi làm văn miêu tả:
1. Đối tượng miêu tả:
- Tả người và tả cảnh.
- Trong tả người có tả chân dung và tả tính tính, tả hoạt động
- Khi tả cảnh cần chú ý tả hoạt động
2. Yêu cầu đối với người viết văn:
- Trước hết là quan sát – tưởng tượng, liên tưởng – so sánh – lựa chọn và trính bày các hình ảnh ấy theo thứ tự nhất định.
3. Bố cục bài văn miêu tả:
a/ Mở bài:
- Giới thiệu cảnh hoặc người được tả.
- Nêu cảm nghĩ chung.
b/ Thân bài: 
- Miêu tả chi tiết cảnh hoặc người được tả theo thứ tự nhất định.
- Miêu tả ngoại hình xen kẽ với cử chỉ, lời nói, hành động.
- Lựa chọn cảnh tiêu biểu để tả, có xen kẽ cảm nghĩ.
* Chốt thân bài.
c/ Kết bài:
- Nêu nhận xét, cảm nghĩ về người, về cảnh.
- Nêu hành động, thái độ của bản thân 
v HĐ2: Điểm giống và khác nhau giữa văn MT và TS; tả người – tả cảnh
Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn tự sự và miêu tả, giữa văn tả cảnh với văn tả người?
*Điểm giống nhau:
Bố cục: đều có 3 phần.
*Khác nhau:
-Văn miêu tả: Nhằm giúp người đọc người nghe hình dung những đặc điểm tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,  làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc người nghe.
-Văn tự sự: Trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa
*Tả cảnh - tả người.
*Giống:
+Đều là văn miêu tả
+Bố cục 3 phần.
+Chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
+Tả theo trình tự
+Nhận xét,  so sánh 
*Khác nhau:
Hai đối tượng miêu tả khác nhau
v HĐ 3: HD HS LUYỆN TẬP
-Thông qua các bài tập sau đây, sẽ ôn lại những điều cần nắm về văn miêu tả.
-Phương pháp giải bài tập chia lớp ra thành 4 nhóm mỗi nhóm làm một bài tập.
-Cho học sinh đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi góp ý, bổ sung
-Học sinh, giáo viên rút ra nhận xét nội dung ý nghĩa từng bài tập trao đổi
II- Luyện tập:
Bài tập 1
Đoạn văn hay, độc đáo nhờ: 
-Lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh đặc sắc.
-Có những liên tưởng nhận xét, độc đáo.
-Có vốn ngôn ngữ phong phú.
-Thể hiện tình cảm và thái độ của tác giả đối với cảnh được tả.
Bài tập 2
Theo gợi ý trong SGK, bằng quan sát cụ thể hoặc trí nhớ của mình, các em tự lập dàn ý bài văn Tả cảnh một đầm sưn đang mùa hoa nở (có đủ 3 phần)
Bài tập 3
a. Tả hình dáng: 
-Độ mấy tuổi?à Vừa tròn một tuổi.
-Tầm vóc? à(vừa tròn một tuổi) bụ bẫm dễ thương.
-Làn da? à Trắng mịn, hồng hào.
-Mái tóc à Đen, lơ thơ.
-Khuôn mặt à Bầu bĩnh, có lúm đồng tiền, mày rậm
-Tay chân bé à Tay no trong có ngấn, bàn chân nhỏ nhắn đáng yêu.
b.Tả tính nết:
-Tính nết bé ra sao à Hồn nhiên, ngây thơ
-Mẹ tập cho bé đi bằng cách nào? à Nắm hai tay dắt bé đi từng bước - khi đã vững, lơi dần tay và rút hẳn để bé đi một mình
-Té ngã, bé khóc mếu máo, thấy kẹo lại nín ngay, dần dần bé đi được xa hơn.
-Bé đang tập nói (Nói bi bô cả ngày, bập bẹ từng tiếng)
-Ai cũng thương nhớ bé nếu bé đi vắng -Bé là niềm vui cả gia đình.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm câu trả lời bằng cách căn cứ vào hành động chính mà tác giả dùng trong đoạn văn.
Bài tập 4
*Hành động kể thường trả lời các câu hỏi: kể về việc gì? Kể về ai? Việc đó đã diễn ra như thế nào? ở đâu? Kết quả như thế nào? 
*Hành động tả thường trả lời các câu hỏi: Tả về cái gì? Tả về ai? Cảnh (hoặc người) đó như thế nào? Có gì đặc sắc nổi bật? (Bằng hình ảnh nào?)
VD1: Đoạn miêu tả trong Bài học đường đời đầu tiên “Bởi tôi ăn uống lên vuốt râu”
VD2: Đoạn văn tự sự Trong buổi học cuối cùng “Tôi bước qua ghế dài đặt ngang trang sách”
Qua giải quyết các bài tập. Em rút ra những yêu cầu cần nắm vững về văn miêu tả nói chung
II. Bài học:
Khi miêu tả cần chú ý:
- Lựa chọn các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu.
- Trình bày theo một thứ tự nhất định.
- Phải biết liên tưởng, tưởng tượng và so sánh.
v HĐ4: Dặn dò
Đọc lại bài, thuộc ghi nhớ. 
Soạn bài: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
Đọc kĩ bài
Trả lời các câu hỏi SGK
Tìm một số vd về câu có một cụm CV
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tiết 120
 Ngày soạn: 02/04/2011
 Ngày dạy: 06/04/2011
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu CN, VN.
Biết tránh các lỗi trên.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Lỗi do đặt câu thiếu CN, VN.
Cách chữa lỗi câu thiếu CN, VN.
2. Kĩ năng
Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu CN, VN.
Sửa được lỗi do đặt câu thiếu CN, VN.
III. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: - Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. 
Bảng phụ.
Học sinh: - Học bài cũ
- Soạn bài
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: 
Giáo viên ghi ví dụ vào bảng phụ.
-Học sinh đọc ví dụ.
-Tìm chủ ngữ, vị ngữ tromg mỗi câu?
-Câu a không tìm được chủ ngữ (không biết ai cho thấy)
à Đây là câu thiếu chủ ngữ chữa lại câu viêt sai cho đúng.
v HĐ2: 
-Giáo viên ghi ví dụ a, b, c, d vào bảng phụ. Cho học sinh đọc xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu?
-Muốn tìm chủ ngữ, vị ngữ ta lần lượt đặt câu hỏi:
a.Thánh Gióng làm gì?
b.Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa, vung roi sắt xông thẳng vào quân thù như thế nào?
c.Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A như thế nào? 
d.Bạn Lan như thế nào? Vậy những câu còn thiếu vị ngữ sẽ sửa lại bằng cách nào?
I. Câu thiếu chủ ngữ
a.Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
àCâu thiếu chủ ngữ.
b.Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”em thấy Dế Mèn biết phục thiện 
à Câu đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
=>Sửa lại câu cho đúng.
Cách 1: Thêm chủ ngữ: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”, tác giả // cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Cách 2: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” // cho em thấy Dế Mèn
Cách 3: Biến vị ngữ thành một cụm C -V : Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” em // thấy Dế Mèn
II. Câu thiếu vị ngữ:
a.Thánh Gióng // cưỡi ngựa sắt vung
à Câu có đầy đủ 2 thành phần chính
b.Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi
àCâu thiếu vị ngữ
c.Bạn Lan // là người học giỏi nhất lớp 6A.
àCâu có đầy đủ 2 thành phần chính
=>Sửa lại câu b -c cho đúng
Câu b: 
Cách 1: Thêm vị ngữT: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù // đã để lại cho em niềm kính phục.
Cách 2: Biến cụm danh từ đã cho thành một bộ phận của cụm C -V: Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
Câu c:
Cách 1: Thêm một cụm từ là vị ngữ
àBạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A // là bạn thân của tôi.
Cách 2: Biến câu đã cho (gồm 2 danh từ) thành một cụm C -V
àBạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A
Cách 3: Biến câu đã cho thành một bộ phận bộ phận của câu.
àTôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lơùp 6A.
-Giáo viên cho học sinh đọc bài tập - xác định yêu cầu 
-Từng cặp học sinh thảo luận 
-Giáo viên gọi bất kỳ 1 học sinh đại diện cặp đứng tại chỗ giải đáp
-Cả lơp cùng giáo viên nhận xét sửa chữa, đánh giá cho điểm.
III. Luyện tập
Bài tập 1
a.Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay // không làm gì nữa.
à Câu đầy đủ hai thành phần chính.
b.Lát sau, hổ// đẻ được 
à Câu đúng
c.Hơn mười năm sau, bác Tiều // già rồi chết.
-Giáo viên cho học sinh đọc bài tập - xác định yêu cầu 
-Từng cặp học sinh thảo luận 
-Giáo viên gọi bất kỳ 1 học sinh đại diện cặp đứng tại chỗ giải đáp
-Cả lơp cùng giáo viên nhận xét sửa chữa, đánh giá cho điểm.
Bài tập 2
Câu b, c viết sai vì: câu b thiếu chủ ngữ, câu c thiếu vị ngữ.
Sửa lại:
Câu b: Ta bỏ từ “với”
Câu c: Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể // luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.
-Cho 1 phút suy nghĩ
-Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng điền
-Cả lơp cùng giáo viên nhận xét sửa chữa, đánh giá cho điểm.
Bài tập 3
a.Học sinh lớp 6A bắt đầu học hát.
b.Chim hót líu lo.
c.Những bông hoa đua nhau nở rộ.
d.Chúng em cười đùa vui vẻ.
*Hướng dẫn: Câu ghép là câu có chứa nhiều cụm C -V.Mỗi cụm C -V trong câu ghép được gọi là vế câu
Muốn làm được: -Ta tách riêng từng vế câu của câu ghép
	 -Thay dấu phẩy (hoặc quan hệ từ) nếu có bằng dấu chấm- viết hoa các chữ đầu câu.
Bài tập 4
a.Khi học lớp 5 Hải // học rất giỏi.
b.Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn // rất ân hận
c.Buổi sáng, mặt trời //chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất.
d.Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi // ít có dịp gặp nhau.
Bài tập 5 
a.Hổ đực mừng rỡ đùa giớn với con. Còn Hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.
b.Mẫy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.
c.Thuyền xuôi thước. Trông hai  vô tận.
v HĐ4: Dặn dò
Hoàn thiện các bài tập
Xem lại kiểu bài văn miêu tả-. tiết sau viết bài TLV miêu tả sáng tạo
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Kiểm tra ngày tháng năm 2011
Tổ trưởng
Trương Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6TUAN 32 TRINH.doc