Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 25, Tiết 106: Cô Tô - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 25, Tiết 106: Cô Tô - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức: Học sinh tiếp tục cảm nhận được đời sống con người trên đảo Cô Tô. Thấy được tài năng miêu tả và cách sử dụng ngôn ngữ tài tình, đắt giá của tác giả.

 2 Kỹ năng :Rèn kĩ năng đọc, tìm chi tiết miêu tả, phân tích cái hay của biện pháp nghệ thuật.

 3 Thái độ: GD lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

Kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy ,

 III Chuẩn bị

 1 .Giáo viên:

 2. Học sinh :

 IV. Phương pháp

 Vấna đáp, phân tích ,đọc

 V. Các bước lên lớp

 1.ổn định

 2.Kiểm tra đầu giờ :

 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Khởi động: Bức tranh thiên nhiên trên đảo qua nồi bút của Nguyễn Tuân hiện lên thật đẹp, tráng lệ. Vậy cuộc sống con người trên đảo ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 25, Tiết 106: Cô Tô - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10-03-2011
Ngày giảng: 6A 12-03-2011
 6B -03-2011 
 Ngữ văn Bài 25 
 Tiết 106 : cô tô
I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức: Học sinh tiếp tục cảm nhận được đời sống con người trên đảo Cô Tô. Thấy được tài năng miêu tả và cách sử dụng ngôn ngữ tài tình, đắt giá của tác giả.
 2 Kỹ năng :Rèn kĩ năng đọc, tìm chi tiết miêu tả, phân tích cái hay của biện pháp nghệ thuật.
 3 Thái độ: GD lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
Kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy , 
 III Chuẩn bị 
 1 .Giáo viên:
 2. Học sinh :
 IV. Phương pháp 
 Vấna đáp, phân tích ,đọc 
 V. Các bước lên lớp 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra đầu giờ : 
 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Khởi động: Bức tranh thiên nhiên trên đảo qua nồi bút của Nguyễn Tuân hiện lên thật đẹp, tráng lệ. Vậy cuộc sống con người trên đảo ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài..
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản 
Mục tiêu : Qua văn bản HS khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản 
Cô Tô đã đẹp nhưng càng đẹp hơn khi tác giả miêu tả cụ thể cảnh trên đảo. Vậy những cảnh đó là gì .(Chuyển ý)
- HS theo dõi từ: Mặt trời lại rọi lên...là là nhịp cánh.
H. Có thể nói cảnh mặt trời mọc trên biển được tác giả vẽ lên thành một bức tranh với ngòi bút tài hoa.Bằng các dẫn chứng, em hãy chứng minh điều đó?
H. Tại sao khi miêu tả mặt trời tác giả lại dùng từ "hiền từ"?
(đẹp, phúc hậu như một con người
- BP nhân hoá..)
H. Em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
H. Em cảm nhận được gì về cảnh mặt trời mọc qua cách miêu tả của Nguyễn Tuân?
H. Theo em do đâu mà tác giả lại miêu tả được như vậy?
(tài năng quan sát, lòng yêu thiên nhiên..)
GV: Đã nhiều lần Nguyễn Tuân rình mặt trời mọc. Có lần ông phục từ ba bốn giờ sáng để xem hoa đỗ quyên nở trên đỉnh Hoàng Liên Sơn 
 Có thể nói, đây là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân, ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo, như lộng lẫy mĩ lệ hơn trong cái nhìn đọc đáo của nhà văn..
 Học sinh đọc từ: "Khi mặt trời đã lên một vài con sào.."
H. cảnh sinh hoạt trên đảo được tác giả tập trung miêu tả vào thời gian và địa điểm nào?
H. Khi miêu tả tại sao tác giả lại thấy "đậm đà, mát nhẹ"?
(Sự chuyển đổi cảm giác- Cảm nhận)
H. Từ vị trí cái giếng nước ngọt, tác giả còn miêu tả địa điểm nào khác?
H. Trong hai địa điểm ấy, nổi bật lên là hình ảnh gì?
H. Nổi bật trong cảnh sinh hoạt đó là ai?
H. Tại sao khi miêu tả cảnh sinh hoạt trên biển tác giả lại tập trung miêu tả cái giếng nước ngọt và hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn?
(Đó là những hình ảnh tiêu biểu làm nổi bật cảnh sinh hoạt và con người nơi biển đảo- Cách lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để miêu tả.)
H. Qua phân tích đoạn trích, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ, nghệ thuật miêu tả của tác giả?
Hoạt động 3 : Ghi nhớ 
Mục tiêu : Qua nội dung văn bản đã tìm hiểu học sinh rút ra ghi nhớ 
- GV chốt kiến thức. 
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Luyện tập 
Mục tiêu : HS làm bài tập vận dụng kiến thức đã học 
- HS đọc bài tập 1.
- Nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn - HS viết ra nháp.
- HS trình bày trước lớp. GV khuyến khích cho điểm những HS làm tốt.
- BT2 HS về nhà làm và học thuộc
22ph
2ph
6ph
III. Tìm hiểu văn bản:Tiếp)
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển:
+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.
+ Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh..
Những so sánh thật mới mẻ, những liên tưởng thật đọc đáo, thú vị. Cách dùng từ ngữ sang trọng.
 Cảnh mặt trời mọc thật hùng vĩ, rực rỡ, tráng lệ làm nên một ấn tượng riêng, đặc sắc về trời biển Cô Tô
3. Cảnh lao động và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:
+ Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo .vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ
 Cái giếng nước ngọt sớm nay có không biết bao nhiêu là người.
+ Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm..mười tám thuyền lớn nhỏ chuẩn bị ra khơi.
+ Từ đoàn thuyền đến giếng thùng, cong và gánh nối tiếp nhau đi đi, về về.
+ Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩy 15 gánh nước.
+ Chị Châu Hoà Mãn địu con như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
Các từ ngữ chọn lọc.Dùng biện pháp so sánh mới mẻ, sự cảm nhận tinh tế.
 Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô thật thanh bình, nhịp điệu lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui.
IV. Ghi nhớ:
 (SGK- 91)
V. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
 Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, hoặc trên núi)
*Yêu cầu:
- Đoạn văn hoàn chỉnh.
- Sử dụng phép so sánh, nhân hoá.
- tả theo thứ tự
2. Bài tập 2:
 chép lại đoạn văn và học thuộc lòng..
 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà
 Bức tranh sinh hoạt trên đảo Cô Tô được Nguyễn Tuân khắc hoạ ntn? Em học tập được gì qua cách miêu tả của tác giả?
- Học bài theo phần phân tích.
- Chuẩn bị bài viết bài hai tiết tại lớp.(xem cách làm văn tả người, tả cảnh sinh hoạt).

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van t106.doc