Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo từ tiếng Việt.- Biết phân các kiểu cấu tạo của từ .

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức:

 - Định nghĩa về từ đơn, từ phức, các loại từ phức. - Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.

2.Kĩ năng

a.Kĩ năng chuyên môn :

 - Nhận diện, phân biệt được : từ và tiếng: từ đơn và từ phức: từ ghép và từ láy .

- Phân tích cấu tạo của từ .

b.Kĩ năng sống :

- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ tiếng việt, trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng việt.

3.Thái độ: Thấy được sự phong phú của tiếng Việt.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng từ tiếng việt.

- Thực hành có hướng dẫn sử dụng từ tiếng việt theo những tình huống cụ thể.

- Động não : Suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ của tiếng việt

IV. PHƯƠNG PHÁP- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm. .

V. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Tích hợp với bài “Con Rồng, cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy” với Tập làm văn “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt” .

2. Học sinh:. Soạn bài .

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số.

2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Tiết 1: Ngày soạn: 18/08/2012
 Ngày dạy:20/08/2012
Văn bản BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY (Hướng dẫn đọc thêm)
 (Truyền thuyết )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện Bánh chưng bánh giầy
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 
 1. Kiến thức: 
- Nhân vật , sự việc, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kig Hùng Vương.
- Cách giải thích của nguopwì Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2.Kĩ năng: - Đọc -hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
 - Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
 3.Thái độ: Xây dựng lòng tự hào về trí tuệ và vốn văn hóa của dân tộc.
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... .
IV. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Tích hợp : Tiếng Việt bài “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” ,với Tập làm văn bài : “Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt”.
	- Tranh : Cảnh gia đình Lang Liêu làm bánh.
	- Cảnh vua chọn bánh của Lang Liêu để tế Trời , Đất, Tiên Vương.
 2. Học sinh: Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số.
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung 
- HS đọc định nghĩa truyền thuyết SGK . 
Hoạt động II: GV hướng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản
GV hướng dẫn HS đọc truyện
Gọi HS đọc chú thích .
Văn bản có thể chia thành mấy phần ?
+ Học sinh thảo luận các câu hỏi . Đại diện nhóm trả lời 
+ Học sinh nhận xét bổ sung.
- Các nhóm thảo luận câu 1 ( trang 12 ) . Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào , với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? 
-GV: Vua Hùng rất anh minh, sáng suốt, biết chọn người có tài đức để nối ngôi để lo cho dân, cho nước . Người nối ngôi phải nối được chí vua không nhất thiết phải là con trưởng . 
- Các nhóm thảo luận câu 2 và 3 . 
+ Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
+ Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời , Đất, Tiên Vương và Lang liêu được chọn nối ngôi vua ? (Thần ở đây chính là nhân dân. Họ rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra) 
Hoạt động III.Tổng kết
Em hãy nêu nghệ thuật của truyện ?
- Các nhóm thảo luận câu 4 . 
+ Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết : “ Bánh chưng, bánh giầy "?
Học sinh đọc mục ghi nhớ.
I.TÌM HIỂU CHUNG 
*Định ngĩa Truyền Thuyết
" Bánh chưng, bánh giầy " thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1Đọc: 
2.Chú thích :(SGK)
 3.Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1 : Từ đầu ->. “ chứng giám “ 
+ Đoạn 2 : Tiếp -> “ hình tròn “ 
+ Đoạn 3 : Còn lại
3.Phân tích :
a. Hoàn cảnh, ý định và cách thức của Vua Hùng chọn người nối ngôi . 
- Hoàn cảnh : Giặc đã yên, vua đã già.
- Ýđịnh: Người nối ngôi phải nối được chí vua.
- Cách thức : bằng 1 câu đố để thử tài .
b. Lang Liêu được thần giúp đỡ : 
- là người thiệt thòi nhất . 
- Chăm lo việc đồng áng . 
- Thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh . 
c. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua . 
 - Bánh hình tròn -> bánh giầy . 
- Bánh hình vuông -> bánh chưng . 
III.TỔNG KẾT :
1.Nghệ thuật :
-Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo Trong trời đất , không gì quý bằng hạt gạo ".
-Lối kể chuyện dân gian : theo trình tự thời gian.
2. Ý nghĩa văn bản : là câu chuyện suy tôn tài năng , phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
* Ghi nhớ (SGK)
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- GV nhắc lại nội dung , kiến thức bài học.
 - Đọc kĩ để nhớ những sự việc chính trong truyện.
 - Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy ".
VII.RÚT KINH NGHIỆM:
************************************************************
 Ngày soạn: 18/08/2012
 Ngày dạy:20/08/2012
Tiết 2:
Tiếng Việt: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo từ tiếng Việt.- Biết phân các kiểu cấu tạo của từ .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 
 1. Kiến thức: 
 - Định nghĩa về từ đơn, từ phức, các loại từ phức. - Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2.Kĩ năng 
a..Kĩ năng chuyên môn :
 - Nhận diện, phân biệt được : từ và tiếng: từ đơn và từ phức: từ ghép và từ láy .
- Phân tích cấu tạo của từ .
b..Kĩ năng sống :
- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ tiếng việt, trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng việt.
3.Thái độ: Thấy được sự phong phú của tiếng Việt.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng từ tiếng việt.
- Thực hành có hướng dẫn sử dụng từ tiếng việt theo những tình huống cụ thể.
- Động não : Suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ của tiếng việt
IV. PHƯƠNG PHÁP- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... .
V. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Tích hợp với bài “Con Rồng, cháu Tiên”, “Bánh chưng, bánh giầy” với Tập làm văn “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt” .
2. Học sinh:. Soạn bài .
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Từ là gì ?
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK /13. 
* Lập danh sách các từ . 
+ Câu văn gồm có bao nhiêu từ? Dựa vào dấu hiệu nào em biết?
(HS :xác định
GV: phân tích thêm)
+ Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ? 
? Vậy từ là gì ? 
(GV:chốt ý
- Học sinh đọc mục ghi nhớ .)
Hoạt động II: GV hướng dẫn HS Phân loại từ.
- GV kẻ bảng – Hs điền từ vào bảng . Phân lọai từ đơn và từ phức . 
+ Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ? 
+ Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và có gì khác nhau ? 
(HS trình bày-GV phân tích )
*Học sinh đọc mục ghi nhớ 
Hoạt động III:Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập.
Học sinh thảo luận : 
Bài 1 : Đại diện nhóm lên bảng làm . GV nhận xét . 
 Ÿ Bài 2: Học sinh làm nhanh- đứng dậy trả lời – GV nhận xét . 
 Ÿ Bài 3 : Học sinh thảo luận nhóm . Đại diện nhóm lên bảng làm – Giáo viên nhận xét . 
 Ÿ Bài 5 : Thi tìm nhanh – Gv chấm điểm 2 học sinh làm nhanh nhất .
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Từ là gì ? 
a.Ví dụ : Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở .
=>Câu văn gồm -> 9 từ .
 ->12 tiếng.
- Tiếng dùng để tạo từ . 
- Từ dùng để tạo câu . 
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ . 
b.Sự khác nhau giữa tiếng và từ : 
-Tiếng dùng để tạo từ.
-Từ dùng để tạo câu.
-Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
.Ghi nhớ ( SGK )
 2. Từ đơn và từ phức.
a.Ví dụ SGK: 
* Từ đơn: Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm. 
->Từ chỉ có một tiếng
* Từ phức ->Từ gồm 2 tiếng trở lên.
* Từ ghép ->Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy .
* Từ láy ->Trồng trọt .
b. Đặc điểm của từ :
Giống nhau : từ ghép và từ láy đều được cấu tạo từ các tiếng, chúng đều là từ phức.
-Khác nhau : từ ghép được cấu tạo bằng các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau như : nhà cửa , quần áo, sách vở,...
Từ láy gồm các tiếng có sự hòa phối âm thanh ghép lại với nhau., như : nhễ nhại, sạch sành sanh.,...
Ghi nhớ ( SGK/14 )
 II. LUYỆN TẬP. 
Bài 1 : 
a.Các từ : nguồn gốc, con cháu là từ ghép .
b.Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc : Cội nguồn, gốc gác, gốc tích ,...
c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc :cậu mợ, cô dì, chú cháu , anh em,...
Bài 2 : Khả năng sắp xếp :
- Theo giới tính, anh chị, ông bà ,chú thím , cậu mợ,...
- Theo bậc : chị em, dì cháu , anh em,...
Bài 3 : 
-Cách chế biến: Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp .
-Chất liệu:Bánh nếp, bánh khoai, bánh tẻ,bánh gai .
-Tính chất:Bánh dẻo, bánh xốp.
-Hình dáng:Bánh gối, bánh khúc
Bài 5 : Tìm từ láy:
a. Tả tiếng cười :khúc khích ,sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch,...
b. Tả tiếng nói : khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu ,...
c. Tả dáng điệu : lừ đừ , lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh,...
VII. CỦNG CÔ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Từ là gì? Đơn vị cấu tạo từ là gì? Phân loại từ?- Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người..
- Tìm từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của một đồ vật.
- Soạn bài : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt 
VIII .RÚT KINH NGHIỆM:
************************************************************
 Ngày soạn: ....../08/2012
 Ngày dạy:....../08/2012
Tiết 3,4: Tập làm văn: GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Bước đầu hiểu biết về giao tiếp. văn bản và phương thức biểu đạt .
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ 
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận, tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ
giao tiếp. Văn bản và phương thức biểu đạt kiểu văn bản.
 - Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
 - Các kiểu văn bản TS,MT,BC,LL,TM,HC-CV. 
 2.Kĩ năng:
a..Kĩ năng chuyên môn :
 - Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
 - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt
 - Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
b..Kĩ năng sống :
 - Giao tiếp ứng xử : Biết các phương thức biểu đạt và sử dụng văn bản theo những phương thức biểu đạt khác nhau phù hợp với mục đích giao tiếp.
 - Tự nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp bằng văn bản và hiệu quả của các phương thức biểu đạt.
 3.Thái độ: Sử dụng đúng kiểu loại nâng cao hiệu quả giao tiếp.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu vai trò và các tác động chi phối của các phương thức biểu đạt tới hiệu quả giao tiếp.
- Thực hành có hướng dẫn : Nhận ra phương thức biểu đạt và mục đích giao tiếp của các loại văn bản.
IV. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... .
V. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Tích hợp với phần văn bài “Con Rồng, cháu Tiên” , “Bánh chưng, bánh giầy” với phần Tiếng Việt bài “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt”. Phân tích các tình huống.
2. Học sinh:. Soạn bài .
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: GV hướng dẫn HS Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt .
* GV nêu vấn đề:
+ Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì em làm như thế nào ? 
(HS: Nói hoặc viết ra ) .
+ Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào ? 
(HS : Nội dung phải rõ ràng, diễn đạt mạch lạc )
* Học sinh đọc câu ca dao . Thảo luận trả lời.
+ Câu ca dao nói lên vần đề gì ? 
(HS : phải có lập trường, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng ) .
 + Theo em câu ca dao đó có thể coi là một văn bản chưa ?
-HS: một văn bản vì có nội dung trọn vẹn, liên kết mạch lạc . 
*GV nêu vấn đề:
+ Lời phát biểu của thầy ( cô ) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? Vì sao ? 
+ Bức thư em viết cho bạn , Đơn xin học, một bài thơ có phải là văn bản không ? 
=>Giáo viên chốt lại : Tất cả đều là văn bản.
+ Vậy văn bản là gì ?
Hoạt động II:GV giớ thiêu 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
HS :theo dõi bảng chia văn bản và phương thức biểu đạt
- Giáo viên cho ví dụ . 
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập nhanh . 
 ( 1) Hành chính công vụ . ( 2 ) Tự sự. ( 3) miêu tả. (4) Thuyết minh .(5) biểu cảm. ( 6) Nghị luận. 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ .
Hoạt động III: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập .
- Bài 1 : Giáo viên gọi học sinh đọc từng đoạn văn làm nhanh . 
 - Bài 2 : Học sinh thảo luận nhóm . 
Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên “ thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao em biết như vậy ? 
- Đại diện nhóm trả lời – GV nhận xét . 
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Văn bản và mục đích giao tiếp :
- Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cho mọi người biết ta phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp .
- Giao tiếp : là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ . 
+Văn bản : là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp . 
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản( SGK ) 
 -Theo mục đích giao tiếp: có 6 kiểu văn bản tương ứng 6 phương thức biểu đạt.
* Ghi nhớ ( SGK/17 ) 
II. LUYỆN TẬP 
1/ a. Tự sự (vì có người,có sự việc).
 b. Miêu tả (tả cảnh thiên nhiên ).
 c .Nghị luận (bàn luận ,đưa ý kiến) .
 d. Biểu cảm (thể hiện tình cảm).
 e. Thuyết minh (giới thiệu).
2/ Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên " : 
 -Kiểu văn bản : Tự sự 
-> Trình bày diễn biến sự việc .
VII. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Văn bản là gì ? Các kiểu văn bản ? Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học.Soạn bài : Thánh Gióng ( soạn kỹ câu hỏi ) 
VIII. RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • dochuygia v6 tuan 1 moi nhat.doc