Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 17: Sọ Dừa (Tiết 1) - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 17: Sọ Dừa (Tiết 1) - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt

- Giúp hs nắm được sơ lược về "truyện cổ tích" . Bước đầu giúp các em tiếp cận với văn bản "Sọ Dừa". Một truyện cổ tích người mang lốt vật, một kiểu nhân vật khá phổ biến trong cổ tích.

- Giáo dục: ý thức trân trọng, cảm thông với người tật nguyền.

- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện cổ tích.

* Trọng tâm: Khái niệm về cổ tích, tìm hiểu văn bản.

* Tích hợp:

- Yếu tố sự việc, nhân vật trong văn tự sự.

- Từ mượn, nghĩa của từ, cách giải nghĩa từ.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài, bảng phụ

2/ HS: Học bài, đọc văn bản, tập kể.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 5'

Nêu nội dung ý nghĩa văn bản “Sự tích Hồ Gươm”?

3/ Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 740Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 17: Sọ Dừa (Tiết 1) - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17: Sọ dừa (T1)
(Truyện cổ tích)
Soạn:18/09/2009
Dạy: 
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp hs nắm được sơ lược về "truyện cổ tích" . Bước đầu giúp các em tiếp cận với văn bản "Sọ Dừa". Một truyện cổ tích người mang lốt vật, một kiểu nhân vật khá phổ biến trong cổ tích. 
- Giáo dục: ý thức trân trọng, cảm thông với người tật nguyền.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện cổ tích.
* Trọng tâm: Khái niệm về cổ tích, tìm hiểu văn bản.
* Tích hợp:
- Yếu tố sự việc, nhân vật trong văn tự sự.
- Từ mượn, nghĩa của từ, cách giải nghĩa từ.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, bảng phụ
2/ HS: Học bài, đọc văn bản, tập kể.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
Nêu nội dung ý nghĩa văn bản “Sự tích Hồ Gươm”?
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn đọc: Diễn cảm, chú ý ngôn ngữ đối thoại.
- Hai HS đọc bài.
- GV nhận xét, đọc mẫu.
- Qua phần tìm hiểu chú thích, em hãy nêu định nghĩa về truyện cổ tích?
-> GV kết luận.
Hỏi: Truyện cổ tích giống và khác truyền thuyết ở điểm nào? 
HS trả lời :( Giống cùng có yếu tố hoang đường, cùng thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân dân. Khác: truyền thuyết phản ánh sự thật lịch sử, giải thích sự kiện lịch sử. Cổ tích thể hiện ước mơ của nhân dân)
(GV: Truyện cổ tích không có tính xác thực).
Hỏi:Trong văn bản có nhiều từ mượn từ tiếng Hán (Trung Quốc). Hãy tìm và giải nghĩa 1 số từ?
- Cho biết em đã giải nghĩa bằng cách nào? (nêu khái niệm từ biểu thị hay tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa).
Hoạt động 2: 
Hỏi: Truyện có mấy nhân vật? (Phú ông, 3 cô con gái ( 2 cô chị và 1 cô út), Sọ Dừa và mẹ Sọ Dừa)
Hỏi: Theo em ai là nhân vật chính? Vì sao em biết? (Sọ Dừa là nhân vật chính vì nhân vật này được thể hiện xuyên suốt câu chuyện, cũng là tên của văn bản)
- Cuộc đời của nhân vật Sọ Dừa có thể chia thành những sự việc lớn nào?
(Sự ra đời của Sọ Dừa, Sọ Dừa cưới cô út, Sọ Dừa làm quan đi sứ)
- Hãy tìm các chi tiết kể về sự ra đời của Sọ Dừa?
-Hỏi : Tại sao chú bé mới sinh được đặt tên là Sọ Dừa?
Hỏi: Sự ra đời của Sọ Dừa có điểm gì khác thường? Nhận xét của em?
Hỏi:Vậy nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong những câu truyện cổ tích?
(Thuộc những nhân vật mang lốt xấu xí) .
Lấy VD? (Hoàng tử Cóc, chàng Bầu)
Hỏi:Theo em chi tiết kỳ ảo này thể hiện sự quan tâm của nhân dân đến những con người ntn trong xã hội? 
(Chi tiết này thể hiện quan điểm nhân đạo của nhân dân, luôn đứng về phía những người đau khổ, bênh vực họ, mong họ đổi đời)
Hỏi: Sự ra đời kỳ lạ khác thường của Sọ Dừa còn báo hiệu trước cho chúng ta điều gì?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích: 20'
* Đọc:
* Chú thích:
- Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian thời xưa kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kỳ lạ.).
Truyện cổ tích thường yếu tố hoang đường -> Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với bất công.
- Phú ông: người giầu có.
- Phàm trần : cõi đời, thế gian.
- Gia nhân: Người giúp việc.
- Tuấn tú: Người con trai có vẻ đẹp sáng mã, thông minh.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản : 18'
* Nhân vật: Phú ông, 2 cô chị, cô út, Sọ Dừa, bà mẹ.
-> Sọ Dừa là nhân vật chính .
1/ Nhân vật Sọ Dừa :
a) Sự ra đời của Sọ Dừa 
- Bà mẹ uống nước trong cái Sọ Dừa và có mang.
- Sinh Sọ Dừa : không chân, không tay tròn như quả dừa.
- Mới sinh đã biết nói: "Mẹ ơi" 
- Chẳng làm được việc gì chỉ lăn lông lốc trong nhà .
=> Sự ra đời vô cùng kỳ lạ, khác thường nhân vật Sọ Dừa là một nhân vật dị dạng, xấu xí.
=> Thể hiện sự quan tâm của nhân dân đến những con người đau khổ, số phận thấp hèn, những người bị coi là vô tích sự.
=> Sự ra đời kỳ lạ: mở ra tình huống khác thường, hấp dẫn của câu chuyện.
4/ Củng cố: 1'
- Sự ra đời kỳ lạ của Sọ Dừa thể hiện 1 trí tưởng tượng như thế nào của người xưa? (Trí tưởng tượng phong phú)
5/ HDVN: 1'
 - Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17.doc