I. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
2. Kĩ năng:
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các thể loại truyện dân gian.
- Kể lại một truyện dân gian đã học.
3. Thái độ: - Thêm yêu thích nền văn học dân tộc.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.
III. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án, Bảng hệ thống hoá các thể loại truyện dân gian và các tác phẩm.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
Ngày soạn:........ Lớp 6B Tiết (TKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: Tiết 54 + 55: Ôn tập truyện dân gian I. Mục tiêu. Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học. - Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại. - Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của các truyện dân gian đã học. 2. Kĩ năng: - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các thể loại truyện dân gian. - Kể lại một truyện dân gian đã học. 3. Thái độ: - Thêm yêu thích nền văn học dân tộc. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục. III. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng. - Phương tiện: SGK, Giáo án, Bảng hệ thống hoá các thể loại truyện dân gian và các tác phẩm. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi. IV. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của học sinh. 2. Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 – Hệ thống hoá kiến thức. I. Hệ thống hoá kiến thức. 1. Các thể loại truyện dân gian và đặc điểm của mỗi thể loại. - Yêu cầu HS nhắc lại tên các thể loại truyện dân gian đã học. - Nhắc lại tên thể loại. a. Các thể loại truyện dân gian. - GV hướng dẫn HS lập bảng, liệt kê đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại: nhân vật, nội dung, ý nghĩa? - Lập bảng, liệt kê các đặc điểm thể loại. b. Đặc điểm của các thể loại. (Như bảng dưới đây). Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười - Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử trong quá khứ. - Là truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc. - Là truyện kể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người. - Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên). - Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. - Có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. - Thường có yếu tố hoang đường. - Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý. - Có yếu tố gây cười. - Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật. - Người kể, người nghe không tin câu chuyện như là có thật. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện. - Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. - Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội; từ đó hướng người ta tới cái đẹp. - Hướng dẫn HS lập Bảng thống kê các truyện dân gian đã học trong từng thể loại? - Lập Bảng thống kê các tác phẩm theo sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Lập Bảng thống kê các truyện dân gian đã học. (Như bảng dưới đây). STT Tên tác phẩm Thể loại Nội dung, ý nghĩa Đặc sắc nghệ thuật Con Rồng Cháu Tiên Truyền thuyết. - Giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc (Con Rồng cháu Tiên) và ý nguyện đoàn kết gắn bó của nhân dân ta. - Ngợi ca công lao của Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh. Bánh chưng, bánh giầy Truyền thuyết. - Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước. - Những thành tựu văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước. - Là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất nước. - Sử dụng chi tiết tưởng tượng. - Lối kể chuyện dân gian: Theo trình tự thời gian. Thánh Gióng Truyền thuyết. - Hình tượng người anh hùng Thánh Gióng trong công cuộc giữ nước, từ đó ca ngợi truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. - Sự sống của Thánh Gióng trong lòng dân tộc. - Xây dựng người anh hùng trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết kì ảo, phi thường. - Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên, đất nước. ... ... ... ... ... * Hoạt động 2 – Luyện tập. II. Luyện tập. - Yêu cầu HS kể tóm tắt một số truyện dân gian đã học. - Kể tóm tắt truyện. 1. Kể tóm tắt một truyện dân gian đã học. - Cho HS trình bày cảm nhận của bản thân về một nhân vật hoặc một chi tiết trong truyện dân gian mà các em thích nhất. - Trình bày cảm nhận. 2. Cảm nhận của bản thân về một nhân vật hoặc một chi tiết trong truyện dân gian mà em thích nhất. - Yêu cầu học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các thể loại. - So sánh. 3. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các thể loại. a. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích. (Như bảng dưới). Truyền thuyết Cổ tích Nhân vật Kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật nhất định. Nội dung, ý nghĩa Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuói cùng của cái thiện đối với cái ác. Tính xác thực Người kể, người nghe tin câu chuyện là có thật. Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật. b. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười. a. Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười, tình huống bất ngờ. b. Khác nhau: - Truyện cười: Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười. - Truyện ngụ ngôn: Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. 3. Củng cố. - Qua việc ôn tập các thể loại truyện dân gian em có nhận xét gì về nền văn học dân tộc? 4. Dặn dò. - Học bài. - Soạn: Chỉ từ.
Tài liệu đính kèm: