Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2013 - Nguyễn Thanh Yên

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2013 - Nguyễn Thanh Yên

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm được các đặc điểm của danh từ.

 - Nắm được các tiểu loại danh từ: danh từ ring, danh từ chung.

 Lưu ý: Học sinh đã học về danh từ chung v danh từ riêng đ học ở tiểu học.

II – TRỌNG TM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

 - Khái niệm danh từ.

 + Nghĩa khái quát của danh từ.

 + Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ).

 - Các loại danh từ. Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.

 2/ Kĩ năng:

 - Nhận biết danh từ trong văn bản.

 - Phn biệt danh từ chung và danh từ riêng.

 - Sử dụng danh từ để đặt câu.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2013 - Nguyễn Thanh Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 26/09/2011	 TUẦN 08
ND: 03/10/2011	 	 TIẾT 29	 
 Tập làm văn
LUYỆN NĨI KỂ CHUYỆN
= a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Lập dàn bài tập nói dưới dạng hình thức đơn giản, ngắn gọn.
- Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 2/ Kĩ năng: 
- Lập dàn bài kể chuyện.
- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lý, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
III–CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: 
 1/ Suy nghĩ sáng tạo:nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thơng tin để kể chuyện tưởng tượng. 
 2/ Giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
IV–CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
 1/ Động não: Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.
 2/ Thực hành cĩ hướng dẫn: Kể lại một câu chuyện trước tập thể.
V–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
 - Ổn định nề nếp – kiểm tra sĩ số.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Giới thiệu tầm quan trọng của việc luyện nói - Dẫn vào bài - Ghi tựa.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thảo luận.
- GV chia nhóm (tổ).
* Động não: HS suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.
- 4 nhóm (tổ), hoạt động nhóm - cá nhân trình bày ý tưởng để kể câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp, cá nhân khác nhận xét -> rút ra kết luận chung.
I. Chuẩn bị:
 Đề a: Tự giới thiệu về mình.
 b. Kể về gia đình mình.
Hoạt động 3: *Tích hợp: hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu HS kể mạnh dạn, to rõ, mạch lạc trước lớp.
- Theo dõi, đánh giá kịp thời trong quá trình HS thảo luận nhóm.
- GV ghi dàn ý cơ bản. (bảng phụ -SGK).
- GV gọi đại diện nhóm phát biểu.
-> nhận xét, cho điểm.
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
II. Luyện nói trên lớp:
 VD: Đề 2a.
 + Mở bài: Chào các bạn! để có thể hiểu nhau, hôm nay tôi xin tự giới thiệu về mình.
+ Thân bài: Tôi tên là , HS lớp 6 trường THCS Long Vĩnh. Tết này tôi tròn  tuổi.
 Gia đình tôi gồm  thành viên: Cha, mẹ,  và tôi.
 Hằng ngày tôi thường giúp mẹ  
 Sở thích của tôi là đọc . Tôi mơ ước sau này trở thành để.
+ Kết bài: Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
Hoạt động 4: Tổng kết
Củng cố – dặn dò:
- Cho HS đọc thêm bài tham khảo SGK và nêu nhận xét.
- GV nhận xét chung về tiết luyện nói: ưu điểm, khuyết điểm.
* Hướng dẫn tự học:
-Yêu cầu HS: 
 + Tham khảo bài tập 1, 2, 3 SBT tr. 31 
 + Chuẩn bị: Cây bút thần.( Chuyện cổ tích của nước nào? Câu chuyện thể hiện ước mơ gì của nhân dân? Yếu tố nghệ thuật trong truyện là gì?
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV.
NS: 28/09/2011	 TUẦN 08
ND: 04/10/2011	 	 TIẾT 30-31	 
 Văn bản
CÂY BÚT THẦN
(ĐỌC THÊM)
( Giáo viên trong tổ thống nhất thực hiện dạy bù các tiết nghỉ do đi tập huấn chuyên mơn)
= a= a = a= a = a = a = a= a =
NS: 28/09/2011	 TUẦN 08
ND: 04/10/2011	 	 TIẾT 32	 
 Tiếng Việt
DANH TỪ
= a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được các đặc điểm của danh từ.
 - Nắm được các tiểu loại danh từ: danh từ riêng, danh từ chung.
 Lưu ý: Học sinh đã học về danh từ chung và danh từ riêng đã học ở tiểu học. 
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
 - Khái niệm danh từ.
 + Nghĩa khái quát của danh từ.
 + Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ).
 - Các loại danh từ. Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
 2/ Kĩ năng: 
 - Nhận biết danh từ trong văn bản.
 - Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng.
 - Sử dụng danh từ để đặt câu.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ:Kể một số lỗi dùng từ mà em biết? cho ví dụ.
Hỏi: Ở Tiểu học, em đã học những từ loại nào? Dẫn vào bài
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Đặc điểm của danh từ:
- GV treo bảng phụ (Mục 1 SGK).
Hỏi: Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm trên.
Hỏi: Xung quanh danh từ trong cụm danh từ trên có những từ nào? Từ loại gì?
 Hỏi: Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn. Hãy nêu ý nghĩa biểu thị các danh từ trên?
Hỏi: Vậy danh từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát gì? Có thể kết hợp được với những từ nào? -> Rút ra ý 1, 2 ghi nhớ.
- Yêu cầu HS tìm thêm một số danh từ và đặt câu với danh từ đó.
Hỏi: Hãy nêu nhận xét về chức vụ cú pháp của danh từ trong câu?
-> GV nhận xét, rút ra ý 3 ghi nhớ SGK.
- Gọi HS đọc ghi nhớ và chốt ý cơ bản.
* GV Giới thiệu: Cĩ hai loại danh từ
-Danh từ chỉ sự vật: dùng để nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,Ví dụ: Trâu, quan, gạo, thĩc,
-Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật;bao gồm danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. Ví dụ: Con, viên, thúng, tạ...
* Danh từ chung, danh từ riêng:
- Cho HS xem ngữ liệu SGK.
- Treo bảng phụ (bảng phân loại).
Hỏi: Xác định các danh từ có trong câu văn trên?
Hỏi: Dựa vào cách viết hoa và không viết hoa có thể chia các danh từ trên thành mấy nhóm?
Hỏi: Nhận xét về ý nghĩa của danh từ làng và danh từ Thánh Gióng?
Chốt: làng là danh từ chung, từ Thánh Gióng là danh từ riêng
Hỏi : Tương tự hãy điền các danh từ còn lại vào bảng phân loại danh từ?
Hỏi: Thế nào là danh từ chung và danh từ riêng
- Đọc .
- Các danh từ : con trâu, vua, làng, thúng, gạo,nếp.
- Ba - con trâu - ấy
số lượng- danh từ - chỉ từ
 + Vua -> người.
 + Làng -> khái niệm.
 + Trâu -> vật.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Học sinh lắng nghe tích cực
- Đọc .
- Quan sát.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 nhóm: danh từ viết hoa và không viết hoa.
- Từ làng dùng để gọi tên chung của một loại sự vật. Từ Thánh Gióng dùng để dùng để gọi tên riêng của một người.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
I.Đặc điểm của danh từ:
+Khái niệm:Nghĩa khái quát của danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,
+Khả năng kết hợp của danh từ:có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, và một số từ khác ở phía sau để tạo thành cụm danh từ.
- Ví dụ :
 + Làng em rất đẹp.
 + Cha của Mị Nương là vua Hùng.
 + Thúng là vật dụng dùng để đựng thóc, gạo.
+Chức vụ ngữ pháp của danh từ: chức vụ điển hình là chủ ngữ, còn khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.
II. Danh từ chung và danh từ riêng:
1. Danh từ chung: Là tên gọi một loại sự vật
 VD: Ngày xưa, miền, đất.
 2. Danh từ riêng: Là tên riêng của từng người, từng vật từng địa phương.
 VD: Lạc Việt, Bắc Bộ.
Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập
Đọc yêu cầu bài tập 1 trang 87 SGK SGK Ngữ văn 6, tập 1.
Gọi học sinh lên bảng liệt kê danh từ chỉ sự vật và đặt câu.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 trang 109, SGK Ngữ văn 6, tập 1.
 Gợi ý: Dựa vào ý nghĩa và hình thức viết để phân biệt danh từ riêng, danh từ chung.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS đọc và nắm yêu cầu bài tập 2 trang 109-110 SGK Ngữ văn 6, tập 1.
 Cho HS thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung.
HS đọc
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
III. Luyện tập: 
Bài tập 1: trang 87 SGK Ngữ văn 6, tập 1.
 Một số danh từ chỉ sự vật: lợn, gà, bàn,  
Bài tập 1: trang 109 SGK Ngữ văn 6, tập 1.
 + Danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi rồng, con, trai, tên.
+ Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
Bài tập 2: trang 109-110 SGK Ngữ văn 6, tập 1.
 Các từ in đậm:
a. Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi.
b. Út.
c. Cháy
-> là danh từ riêng vì dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt. Chữ cái đầu tiên mỗi tiếng viết hoa.
Hoạt động 4: Tổng kết
- GV củng cố nội dung bằng Việc gọi học sinh nhắc lại đặc điểm của danh từ. Thế nào là danh từ chung? Thế nào là danh từ riêng?
* Hướng dẫn tự học:
- Yêu cầu HS : Thuộc 2 ghi nhớ, Tìm thêm một số danh từ chung, danh từ riêng và đặt câu với mỗi loại danh từ đĩ. Xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu vừa đặt.
 -Chuẩn bị: Ngôi kể và lời kể trong văn bản tự sự. (Đọc các đoạn văn SGK trang 88 trả lời các câu hỏi cuối hai đoạn văn để tìm hiểu thế nào là ngơi kể, vai trị của ngơi kể trong văn tự sự. Dấu hiệu nhận biết hai ngôi kể? Đặc điểm của ngôi kểù).
 DUYỆT TUẦN 8
Ngày . . . tháng 10 năm 2011
Tổ trưởng
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 8 (PPCT mới).doc