Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Luyện nói về văn miêu tả

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Luyện nói về văn miêu tả

A.Mục tiêu cần đạt

 Thông qua hoạt động, học sinh:

 Kiến thức: Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả.

 Kĩ năng: Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát & lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.

 Tích hợp với phần văn ở bài “Buổi học cuối cùng” của Anphôngxơ - Đôđê

B.Tiến trình dạy học

 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới

 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng

Dẫn vào bài mới (2 phút) Ở hai tiết TLV lần trước, các em đã được học về văn miêu tả. Đó là bài Phương pháp tả cảnh và Phương pháp tả người.Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em nắm được cách trình bày miệng một đoạn & một bài văn miêu tả thông qua bài Luyện nới về văn miêu tả. Chúng ta bắt đầu vào bài học.

 

doc 8 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Luyện nói về văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết
LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
A.Mục tiêu cần đạt
 Thông qua hoạt động, học sinh:
Kiến thức: Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả.
Kĩ năng: Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát & lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.
Tích hợp với phần văn ở bài “Buổi học cuối cùng” của Anphôngxơ - Đôđê
B.Tiến trình dạy học
 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Dẫn vào bài mới (2 phút)
Ở hai tiết TLV lần trước, các em đã được học về văn miêu tả. Đó là bài Phương pháp tả cảnh và Phương pháp tả người.Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em nắm được cách trình bày miệng một đoạn & một bài văn miêu tả thông qua bài Luyện nới về văn miêu tả. Chúng ta bắt đầu vào bài học.
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết
(có thể ôn LT ngay đầu giờ hoặc xen kẽ khi cho HS làm BT
(8 – 10 phút)
Một bạn nhắc lại cho cô về khái niệm văn miêu tả?
Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.
Em hãy nêu phương pháp làm một bài văn miêu tả?
Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánhđể làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Yêu cầu:
Tả cảnh 
 - Xác định được đối tượng miêu tả
 - Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
 - Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự
Tả người
 - Xác định được đối tượng cần tả (chân dung, tư thế làm việc)
 - Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
 - Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
Bố cục:
Tả cảnh:
 - Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả
 - Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự
 - Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
Tả người:
 - Mở bài: Giới thiệu người được tả
 - Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ hành động)
 - Kết bài: Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ về người được tả.
HS trả lời
I.Ôn lại lý thuyết
 1.Khái niệm về văn miêu tả
 2.Phương pháp làm một bài văn miêu tả
 - Yêu cầu
 - Bố cục
Hôm trước, cô đã giao một số bài tập về nhà cho cả lớp. Trong tiết luyện nói này, chúng ta sẽ cùng chữa những bài tập đó để các em hiểu rõ hơn về văn miêu tả nhé !
Hoạt động 2:Luyện nói
(BT1: 10 – 12 phút)
Bài tập 1 (Tả cảnh)
Đọc đoạn văn sau đây:
“Càng đổ dần về hướng Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên trời thì xanh, dưới nước thì xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ Biển Đông và Vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.”
 (Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi)
Có thể nhắc lại lý thuyết về tả cảnh cho HS.
Một em cho cô biết cảnh được tả trong đoạn văn trên là cảnh gì?
Cảnh sông nước Cà Mau
Qua đoạn văn trên, em hãy cho cô biết tác giả đã chú trọng đến những ấn tượng nổi bật gì khi tả cảnh Cà Mau qua cái nhìn và cảm nhận của bé An? (Nhà văn miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào làm nổi rõ màu sắc riêng biệt của vùng đất này?)
Một vùng sông ngòi, kênh rạch rất nhiều, bủa giăng chằng chịt như mạng nhện.(nghệ thuật so sánh)
Màu xanh của trời, nước, cây, lá rừng tạo thành một thế giới xanh bát ngát nhưng chỉ toàn một sắc xanh, không phong phú, vui mắt.(sử dụng tính từ để miêu tả)
Âm thanh rì rào của gió, của rừng, của sóng biển đều đều ru vỗ triền miên.
Cảm giác lặng lẽ, buồn buồn, đơn điệu, mệt mỏi,
à Đây là những ấn tượng chung qua cái nhìn bao quát của tác giả về sông nước Cà Mau.
Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn văn này?(Em có suy nghĩ gì về phong cảnh non sông đất nước Việt Nam)
Em hãy viết một đoạn văn từ 8 – 10 câu tả cảnh bình minh trên quê hương của em.
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu chung
Cảnh bình minh trên quê hương em ( có thể ở làng quê, ở thành phố, ở biển, ở miền núi,)
Thân bài: tả cảnh
Bầu trời thoáng đãng – trong xanh, mây trắng trôi lững lờ, gió nhẹ mơn man thổi, 
Mặt trời nhô lên chào ngày mới, những ánh nắng ban mai đan dệt trên khắp nẻo đường, 
Chim hót vui vẻ , ca khúc ca của bình minh
Mọi người hồ hởi, phấn chấn bắt đầu một ngày mới
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em
HS trả lời
HS trả lời
HS phát biểu cảm nghĩ
HS đọc
 II.Luyện nói
Bài tập 1
BT1 này đã giúp các em nắm vững hơn khi tìm hiểu & viết một bài văn tả cảnh. Muốn viết một bài văn tả cảnh sống động và hay, các em cần chú ý đến đối tượng mà chúng ta sẽ miêu tả cũng như trình tự cảnh được tả qua sự quan sát, liên tưởng, so sánh, đối chiếu của các em. Bên cạnh đó, việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh,  cũng sẽ giúp cho bài văn tả cảnh được phong phú và mới mẻ hơn.
Tuy nhiên, không phải đề văn nào cũng yêu cần các em tả cảnh. Cùng với phương pháp tả cảnh, chúng ta đã học về phương pháp tả người trong TLV. Bây giờ cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu BT2 nhé!
(BT2: 10 – 12 phút)
Bài tập 2 (tả người)
Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha – men.
Có thể nhắc lại lý thuyết về tả người cho HS.
Các em đã được học tác phẩm Buổi học cuối cùng của nhà văn Anphôngxơ – Đôđê, em nào cho cô biết nhân vật thầy giáo đã được miêu tả qua những phương diện nào?
Trang phục: áo rơ- đanh – gốt màu xanh lục, mũ lụa đen thêu à trang phục đẹp, trang trọng chỉ dành cho ngày lễ, càng chứng tỏ sự hệ trọng, thiêng liêng của buổi học.
Thái độ với học sinh: Không giận dữ, dịu dàng nhắc nhở, không trách phạt; nhiệt tình giảng giải bài học, 
Lời nói: Giọng nói tha thiết, không hề quát mắng, 
Hành động, cử chỉ: Khuyên mọi người hãy yêu quý, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc, cầm hòn phấn dằn mạnh, hết sức viết to dòng chữ: "Nước Pháp muôn năm".
Hãy phát biểu cảm xúc của em về thầy?
Thầy Ha – men là người yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc, có lòng yêu nước sâu sắc.
Thầy đã truyền cho em ý nghĩa, sức mạnh của tiếng nói dân tộc ® Sự cần thiết phải học tập và giữ gìn tiếng nói dân tộc mình.
Hãy viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha – men theo sự cảm nhận của em.
Hình ảnh thầy giáo Ha – men trong buổi học cuối cùng được nhà văn miêu tả thật xúc động qua trang phục, thái độ, lời nói, hành động – cử chỉ đối với học sinh. 
Thầy Ha – men mặc chiếc áo rơ – đanh – gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.
Thái độ của thầy đối với học sinh cũng khác hẳn ngày thường. Thầy chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không trách mắng khi cậu bé Phrăng đén lớp muộn và không học thuộc bài. Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh. Điều tâm niệm tha thiết mà thầy muốn nhắn nhủ là bất cứ cá nhân nào cũng phải biết yêu quý và hiểu được sự cần thiết phải học tập và giữ gìn tiếng nói dân tộc.
Qua nhân vật thầy Ha – men, chúng em thêm thấm thía ý nghĩa – giá trị của thứ tiếng hồn cốt của dân tộc – một bài học nằm ngoài bài học mà chúng em nhận được từ một con người có phẩm chất cao đẹp vô ngần!
HS trả lời
HS phát biểu cảm nghĩ
HS đọc bài
 Bài tập 2
Cô và các em đã vừa luyện nói về văn tả cảnh vả văn tả người. Mỗi kiểu tả cảnh hay tả người đều có những yêu cầu giống và khác nhau. Mỗi kiểu miêu tả đều có cái hay và thú vị riêng. Vậy nếu chúng ta kết hợp hai kiểu miêu tả này trong cùng một bài văn thì sao nhỉ? Vậy chúng ta hãy thử khám phá cách làm này qua BT3 nhé!
(BT3: 15 – 20 phút)
Bài tập 3
Mùa hè đến, sân trường vắng lặng không có học sinh tới lớp. Vậy mà vô tình em được chứng kiến cảnh chia tay đầy lưu luyến của một đôi bạn thân trong sân trường ngập đầy phượng đỏ, tím bằng lăng. Em hãy viết một bài văn miêu tả lại khung cảnh sân trường và hai người bạn thân ấy.
Gợi ý
Mở bài: Giới thiệu chung
Khung cảnh được tả: sân trường vào mùa hè
Nhân vật được tả: một đôi bạn là học sinh lưu luyến chia tay nhau
Thân bài: 
Tả sân trường: (tả theo thứ tự xa – gần & gần – xa; cao – thấp & thấp – cao,)
Sân trường vắng lặng, ít bóng người
Các lớp học im lìm, lặng lẽ đóng cửa
Bác trống trường trầm tĩnh ngủ yên trên giá
Hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời, hoa bằng lăng tím gợi nỗi buồn man mác
Nắng vàng rực rỡ đổ dài trên nền sân trường
Tiếng ve kêu râm ran như một dàn âm thanh triền miên của mùa hè
Tả đôi bạn: (chú ý chi tiết nổi bật nhất)
Ngoại hình: đôi bạn gái trạc 12 tuổi, một bạn tóc ngắn, một bạn tóc dài có thắt bím; cả hai cùng có nước da trắng – hồng hào rất đáng yêu
Trang phục: đôi bạn mặc hai bộ váy áo giống hệt nhau (váy đôi), đi xăng – đan giống nhau à cùng sở thích
Cử chỉ - hành động: Cả hai cô bé cùng năm chặt tay nhau đi dạo quanh sân trường, rồi cùng ngồi ngắm cây phượng vĩ đối diện với chiếc trống trường, 
Lời nói: hai bạn bịn rịn kể bao nhiêu kỉ niệm trước khi chia tay; hứa sẽ viết thư cho nhau thường xuyên; bộc lộ tâm sự buồn – nhớ thương, 
Kết bài: Cảm nghĩ của em
HS trình bày bài của mình
(Gọi mỗi Hs trình bày một đoạn)
Bài tập 3
Hoạt động 4: Tổng kết
(5 phút)
Giáo viên nhận xét chung ưu khuyết điểm của giờ luyện nói.
Dặn dò học sinh cần khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tap noi ve van mieu ta.doc