Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 123: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 123: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử

Tiết 123

CẦU LONG BIÊN CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

A. Mục tiêu bài giảng:

- Học sinh nắm được khái niệm văn bản nhật dụng. Hiểu ý nghĩa “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên.

- Rèn kĩ năng cảm nhận, phân tích bài văn bản nhật dụng. Rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng.

- Giáo dục tư tưởng làm phong phú tâm hồn, tình cảm với quê hương đất nước, di tích lịch sử.

B. Phương tiện thực hiện:

GV: Giáo án, sgk, TLTK.

HS: Vở, sgk, sbt.

C. Cách thức tiến hành:

Thảo luận, vấn đáp, quy nạp, phân tích

D. Tiến trình giờ dạy:

1. Tổ chức: 6A:

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 123: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Giảng: Tiết 123
Cầu long biên chứng nhân lịch sử
Mục tiêu bài giảng:
- Học sinh nắm được khái niệm văn bản nhật dụng. Hiểu ý nghĩa “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên.
- Rèn kĩ năng cảm nhận, phân tích bài văn bản nhật dụng. Rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng.
- Giáo dục tư tưởng làm phong phú tâm hồn, tình cảm với quê hương đất nước, di tích lịch sử.
Phương tiện thực hiện: 
GV: Giáo án, sgk, TLTK.
HS: Vở, sgk, sbt.
Cách thức tiến hành:
Thảo luận, vấn đáp, quy nạp, phân tích
Tiến trình giờ dạy:
Tổ chức: 6A:
Kiểm tra: ? Tóm tắt văn bản Lao xao và nêu nội dung bài?
Bài mới:
- GV hướng dẫn học sinh đọc.
? Văn bản nhật dụng có gì khác so với văn bản văn học?
I. Tìm hiểu chung về văn bản.
 a. Đọc.
- GV hướng dẫn cách đọc - phát âm đúng.
- GV đọc mẫu - 2 học sinh đọc.
 b. Chú thích.
- Văn bản nhật dụng là loại văn bản có nội dung gần gũi bức thiết với cuộc sống của con người và cộng đồng xã hội như: thiên nhiên, môi trường thường được viết theo thể loại bút kí, kết hợp giữa các phương thức kể, tả cảm nghĩ.
- Có giá trị thông tin, tuyên truyền.
? Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
? Xác định bố cục?
? Qua phần 1 em biết gì về cầu?
? Nhận xét về cách trình bày đoạn?
? Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên là gì? Cái tên ấy có ý nghĩa gì?
? Người viết so sánh cây cầu như 1 dải lụa nặng 1700 tấn uốn lượn vắt ngang sông Hồng gợi cho em suy nghĩ gì?
? Tại sao cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác lục địa lần thứ I của thực dân Pháp ở Việt Nam?
? Vì sao cầu Long Biên là chứng nhân đau thương của người Việt Nam thuộc địa?
? 1945 Cầu Đu me được đổi tên là Câu Long Biên. Điều đó có ý nghĩa gì?
(Long Biên là tên 1 làng ở bờ Bắc sông Hồng).
? Bài ca dao và bài hát “Ngày về” đưa vào bài kí có tác dụng gì?
? Trong chiến tranh chống Mĩ, cầu được miêu tả ntn?
? Cầu thời chống Mĩ có gì giống và khác với thời chống Pháp?
? Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cầu vào những ngày nước dâng có ý nghĩa gì?
? Cầu Long Biên hôm nay - mai sau?
Đoạn cuối tiếp nối giọng điệu trữ tình. LS và hình ảnh cầu LB không chỉ làm cho bao thế hệ người VN xúc động mà còn làm cho bao khách du lịch nước ngoài phải trầm ngâm suy nghĩ: Giữa ta và họ vẫn còn những k/c. Chính cầu LB như một nhân chứng LS góp phần xóa dần khoảng cách ấy; nên từ một chiếc cầu sắt nối liền k/c 2 bờ, tg đã gợi chô ta thấy về một nhịp cầu vô hình rút ngắn dần cự li giữa những trái tim. Đây là một kết thúc hay, để lại nhiều dư vị
 c. Kiểu văn bản và PTBĐ.
- VB nhật dụng.
- PTBĐ: thuyết minh - miêu tả.
 d. Bố cục: 3 phần.
a,  Thủ đô Hà nội: giới thiệu khái quát cầu Long Biên.
b,  dẻo dai, vững chắc: Cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử.
 c, Còn lại: khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên.
 II. Phân tích.
a. Khái quát về cầu Long Biên.
- Vị trí: Bắc qua sông Hồng.
- Người thiết kế: Ep phen - Người Pháp
- Cầu chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng của Hà Nội.
=> Cầu có vai trò là chứng nhân lịch sử thế kỉ 20.
- Trình bày: ngắn gọn, khái quát.
b. Cầu là nhân chứng lịch sử.
* Cầu Long Biên trong thời Pháp thuộc.
- Mang tên của viên toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Pôn Đu Me -> các tên gọi nhắc một thời thực dân, nô lệ, áp bức và bất công.
- Cầu vừa dài vừa nặng.
- Người đọc bất ngờ, lí thú về kiến trúc cầu sắt, sự tiến bộ của công nghệ làm cầu lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam.
- Động cơ xây dựng cầu là phục vụ cho việc khai thác kinh tế của thực dân Pháp và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người.
* Cầu Long Biên từ cách mạng tháng 8 đến nay.
- Chứng tỏ ý thức chủ quyền, độc lập của nhân dân ta.
+ tôI lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãI mía, nương dâu.
+ những ánh đèn mọc lên như sao sa gợi bao quyến rũ..
+ TôI nhớ những ngày tháng mùa đông 1946..
=> giọng văn sôI nổi, tràn trề cảm xúc khi nhắc lại kỉ niệm về bài thơ hồi còn đi học, kỉ niệm những ngày đầu kháng chiến qua bài hát hào hùng=> Làm tăng tính trữ tình của bài viết -> Cầu Long Biên trở thành kỉ niệm mang tính chất cá nhân của mỗi người dân.
* Trong chiến tranh chống Mĩ.
- mục tiêu ném bom dữ dội.
- chiếc cầu rách nát giữa trời.
- những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.
=>So với thời chống Pháp kỉ niệm thời chống Mỹ dữ dội, ác liệt hùng vĩ hơn, hoành tráng hơn, đau thương và anh dũng nhưng tất cả đều gắn với cây cầu lịch sử.
- Người viết xúc động khi được chứng kiến những giờ khắc bi hùng đáng ghi vào lịch sử.
- Người viết muốn ca ngợi tính chứng nhân lịch sử của cầu ở 1 phương diện khác. Phương diện chống chọi với thiên nhiên (bão, lũ) của nhân dân Hà Nội bảo vệ cầu, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
c. Cầu Long Biên hôm nay và ngày mai.
- Rút về vị trí khiêm nhường
- Cầu mãi là nhân chứng lịch sử sống động về đất nước và con người Việt Nam. 
- Là điểm du lịch, điểm dừng chân của du khách năm châu khi đến thăm đất nước ta.
? Đánh giá về NT – ND bài viết?
* Ghi nhớ: sgk.
III. Tổng kết.
- NT: Nhân hoá, giàu cảm xúc.
- ND: Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử lòng yêu mến quê hương đất nước, di tích lịch sử của tác giả.
- Đọc thêm (sgk).
Củng cố: - Tóm tắt nội dung.
 - ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài
 - Soạn: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docCau Long BienChung nhan lich su.doc