Ngữ văn 6 - Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em

Ngữ văn 6 - Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em

1. Kiến thức: Khái niệm thể loại truyền thuyết. Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đàu. Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm VHDG thời kì dựng nước.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm VB truyền thuyết. Nhận ra những sự việc chính của truyện. Chỉ ra những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện.

3. Thái độ: GD lòng tự hào về truyền thống, nòi giống cao quí của dân tộc. - Giáo án, sgk

1. Kiến thức: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương. Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp vă hoá của người Việt.

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu VB truyền thuyết. Nhận ra những sự việc chính của truyện.

3. Thái độ: GD lòng tự hào về truyền thống dân tộc, yêu lao động, thờ kính tổ tiên - Giáo án, sgk

1. Kiến thức: Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức. Đvị cấu tạo từ TV.

2. Kĩ năng: Nhận diện, phân biệt được: Từ và tiếng. Từ đơn và từ phức. Từ ghép và từ láy. Phân tích cấu tạo từ.

3. Thái độ: GD ý thức trau rồi vốn từ TV - Giáo án, sgk

- Bảng phân loại cấu tạo từ Tiếng Việt

1. Kiến thức: Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản. Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập VB. Các kiểu VB: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính- công vụ.

2. Kĩ năng: Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp. Nhận ra kiểu VB ở một VB cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt. Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một loại VB cụ thể.

3. Thái độ: GD ý thức sử dụng đúng phương thức biểu đạt khi giao tiếp. - Giáo án, sgk

- Bảng kẻ các phương thức biểu đạt

 

pdf 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 6 - Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm 
Tục truyền rằng, vào đời Hùng Vương thứ mười tám, tại kinh đô Phong 
Châu đã diễn ra một cuộc giao chiến hết sức quyết liệt. Năm đó, vua Hùng 
mở cuộc kén rể để chọn phò mã. Ông thương yêu con gái hết mực nên muốn 
tìm cho con một người chồng thật xứng đáng. Tiếng lành đồn xa, các tráng 
sĩ từ khắp mọi miền đổ xô về kinh thành. Được tin, Sơn Tinh và Thủy Tinh 
cũng sắm sửa về thành Phong Châu. Sơn Tinh là thần núi, trú ngụ tại núi 
Tản Viên sơn, Thủy Tinh là thần biển, sống ở nơi biển cả. 
Nổi bật trong số các chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi người lại 
có những tài lạ khác nhau: Sơn Tinh vẫy tay về phía đông thì núi đồi mọc 
lên trùng điệp, vẫy tay về tây thì ở đó nổi lên cồn bãi; còn Thủy Tinh có tài 
hô mưa, gọi gió, dâng nước. Thủy Tinh có bộ râu xanh rì, trông có vẻ hung 
dữ. Nhưng Sơn Tinh lại có vẻ oai dũng hơn. Mỗi người mỗi vẻ. Vua Hùng 
đưa ra các câu đố, các thử thách nhưng không ai chịu kém ai. Có vẻ như họ 
đã say đắm Mị Nương ngay từ lần gặp đầu tiên. Nhưng trong hai người, biết 
chọn người nào? Họ đều là những vị thần có nhiều tài lạ, cũng đều là những 
tráng sĩ văn võ song toàn. Mị Nương xinh đẹp, hiền dịu, cầm kì thi họa đều 
giỏi thì chỉ có một, nên gả cho ai đây? Gả cho Sơn Tinh, Thủy Tinh sẽ 
chẳng để yên, còn gả cho Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng chẳng vừa lòng. Vua 
Hùng họp các vị đại thần lại. Mỗi người đưa ra một ý kiến nhưng Sơn thần 
và Thủy thần vẫn ngang sức ngang tài. Cuối cùng, vua phán: 
– Thôi được, hai con người nào cũng tài giỏi nhưng Mị Nương của ta chỉ 
có một. Vậy để cho công bằng, ta sẽ đưa ra các lễ vật: Một trăm ván cơm 
nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng 
mao Ta nghĩ chúng không khó đối với các con nên sáng mai, ai đem lễ 
vật đến trước sẽ được lấy Mị Nương. 
Hai chàng từ biệt thành Phong Châu và tức tốc đi tìm lễ vật. Họ phải 
băng đèo lội suối, lặn lội nơi rừng thẳm mới kiếm được lễ vật. Việc tìm 
kiếm nơi rừng núi đã quá quen thuộc với Sơn thần, còn với Thủy thần, đây 
là công việc khá khó khăn. Ngay đêm hôm đó, các lễ vật đã được xếp đầy 
đủ trong nhà Sơn Tinh. Mới tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ 
lễ vật đến trước cổng thành và rước Mị Nương về núi. Vua Hùng tỏ vẻ ưng 
ý với người con rể này. 
Ngay sau đó, Thủy Tinh rước kiệu đến. Biết được vua Hùng đã nhận lễ 
vật của Sơn Tinh, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, hô mưa gọi gió, kéo sấm 
chớp về kinh thành làm rung chuyển cả đất trời và đuổi theo Sơn Tinh, đòi 
cướp Mị Nương. Bầu trời bỗng bị mây đen phủ kín. Nước từ đâu đổ về cuồn 
cuộn như những con rồng lớn đang lao thẳng vào bờ, cuốn phăng các ngôi 
nhà. Dân chúng hoảng loạn, chạy vội lên núi. Thấy động, Sơn Tinh hiểu 
ngay được chuyện gì đang xảy ra và tức thì chống trả. Đất trời lại rung lên 
lần nữa. Lần này không phải là nước mà là núi. Núi đang nhô dần lên khỏi 
mặt nước. Sơn Tinh đã dùng phép lạ đánh thức các ngọn núi. Các ngọn núi 
choàng tỉnh, vươn vai và bỗng cao dần lên. Nước dâng đến đâu thì núi cao 
lên đến đó, rồi mưa, sấm sét kéo đến. Nhưng núi không chịu thua. Cả hai 
bên trổ hết tài năng trong cuộc chiến này. Không ai chịu kém ai. Nước tràn 
về đồng bằng thì ở đó lập tức xuất hiện đê đập, lũy đất ngăn dòng nước bạo 
tàn. Sơn Tinh không chỉ dùng phép lạ mà còn dùng chính sức mình dời non 
lấp bể làm ai ai cũng thán phục. Thành Phong Châu, nhà cửa, ruộng vườn 
chìm ngập trong biển nước. Đã mấy tuần dân phải sống trong cảnh lụt lội 
vậy mà trận chiến vẫn chưa kết thúc. Nhưng đến tuần trăng thứ hai thì sức 
Thủy Tinh đã kiệt, tuy vẫn chưa cướp được vợ. Sức Sơn Tinh vẫn vững 
vàng nên Thủy thần đành phải bất mãn thu quân về. Bầu trời trở lại trong 
xanh, nước dần dần rút đi. Sơn Tinh giúp bà con dựng lại nhà cửa và chung 
sống hạnh phúc với Mị Nương. 
Tuy vậy, thần Biển vẫn ôm mối hận cũ, hàng năm cứ vào khoảng tháng 
sáu, tháng bảy âm lịch là lại kéo quân về, gây chiến với thần Núi. Và lịch sử 
luôn lặp lại, thần Núi đại thắng còn thần Biển luôn gục thua. 
Vũ Kiều Trinh 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfKe truyen Son TinhThuy Tinh bang loi van cua em.pdf