Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011

HDĐT: BÁNH CHƯNG - BÁNH GIẦY

I. MỤC TIÊU.

 Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản bánh chưng, bánh giầy.

II. CHUẨN BỊ.

 Gv : sgk, sgv, bộ tranh Ngữ văn6

 Hs : soạn bài , tìm hiểu phong tục dân tộc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 A. Tổ chức lớp.

 B. Kiểm tra bài cũ.

 ? Kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ?

 ? Nêu khái niệm Truyền thuyết và ý nghĩa của văn bản Con Rồng cháu Tiên ?

 C. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1 I. Đọc, kể văn bản.

 Gv hướng dẫn , đọc mẫu một đoạn và gọi học sinh đọc tiếp. Gv nhận xét.

 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích 2,4,6,9,12

 Gv treo tranh cho học sinh quan sát và gọi Hs lần lượt tóm tắt các chi tiết chính. - Chú ý giọng điệu của từng nhân vật.

- Chú thích : Sgk.

HOẠT ĐỘNG 2 II. Tìm hiểu văn bản.

 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi.

 ? Vua Hùng chọn người nối ngôi vào hoàn cảnh nào ?

 ? Tiêu chuẩn chọn người nối ngôi của Vua Hùng là gì ?

 ? Hình thức thực hiện như thế nào ?

 ? Em có nhận xét gì về việc truyền ngôi của Vua Hùng ? - Hoàn cảnh : Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình, các con đông

- Tiêu chuẩn: Nối chí vua, không nhất thiết là con trưởng.

-Hình thức : Ra câu đố dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.

 *. Chú trọng tài , trí hơn trưởng thứ.

2. Cuộc đua tài, dâng lễ vật.

 Học sinh đọc đoạn “Các Lang ai cũng muốn Tiên vương chứng giám”.

N1: Việc các Lang đua nhau tìm lễ vật quý chứng tỏ điều gì ?

N2: Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào ? Vì sao Lang Liêu buồn nhất ?

N3: Vì sao thần chỉ giúp cho Lang Liêu ?

N4: Tại sao Vua chấm cho Lang Liêu nhất ?

a. Các Lang.

- Suy nghĩ hạn hẹp thông thường xa rời ý vua .

b. Lang Liêu.

- Cùng là con vua nhưng chàng sớm mồ côi, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng.

- Chàng buồn vì không có lễ vật_ không làm tròn chữ hiếu .

- Thần đã gợi ý cho Lang Liêu như bù đắp cho người bất hạnh.

c. Kết quả.

- Lễ vật của Lang Liêu vừa lạ vừa quen, thực phẩm lại thông thường, đơn giản. Đặc biệt là vua đã tìm thấy ý nghĩa tượng trưng của nó._ ý Vua(ý dân) hợp với ý trời.

3. ý nghĩa.

 ? Văn bản đã giúp em hiểu những gì ?

 Gv nhận xét các câu trả lời và nhấn mạnh theo ghi nhớ.

 Hs đọc ghi nhớ- sgk.

 *. Ghi nhớ : Sgk.

 

doc 238 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 07/ 08/ 2010 NG: 10/ 08/ 2010 
Tiết 1. Văn bản.
con rồng cháu tiên
 - Truyền thuyết -
I. Mục tiêu.
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết 
 Con rồng cháu Tiên.
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện. 
II. Chuẩn bị.
 GV: sgk, sgv, bộ tranh Ngữ văn 6.
 HS : sgk, vở ghi, soạn bài.
III. Hoạt động dạy và học.
 A. Tổ chức lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 C. Bài mới.
Hoạt động 1 .I. Khái niệm Truyền thuyết.
 Học sinh đọc chú thích *.
 ? Thế nào là Truyền thuyết ? Kể tên một số truyền thuyết mà em biết ?
-Là loại truyện dân gian kể về:
 +. Những nhân vật, sự kiện thời qúa khứ.
 +. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với việc được kể.
- Truyện thường mang yếu tố hoang đường , kì ảo.
Hoạt động 2 II. Đọc , kể văn bản.
 Gv hướng dẫn học sinh cách đọc : chú ý lời kể, đối thoại. 
 Gv đọc mẫu, gọi học sinh đọc , Gv nhận xét ,sửa chữa cách đọc cho học sinh.
 Cho học sinh tìm hiểu các chú thích: 2,3,5,7.
 Gv kể tóm tắt nội dung. Cho Hs quan sát tranh và yêu cầu tóm tắt các chi tiết chính của truyện.
 ?Em thấy văn bản có thể chia làm mấy phần? Những chi tiết chính của mỗi phần? 
1.Đọc, tìm hiểu chú thích.
 - Chú ý giọng đọc biến đổi qua từng nhân vật.
 - Chú thích : Sgk.
2. Bố cục.
 Gồm 3 phần :
P1(Từ đầu đến “Long Trang”): Nguồn gốc và sự kết duyên kì lạ.
P2 (Tiếp theo đến”lên đường”): Việc sinh con và chia con.
P3 (còn lại ): Sự trưởng thành của các con.
Hoạt động 3 III. Tìm hiểu văn bản.
1. Cội nguồn dân tộc Việt.
 ? Theo truyền thuyết cội nguồn dân tộc Việt được bắt nguồn từ đâu ?
 ? Tìm những chi tiết miêu tả về nguồn gốc, hình dáng và tài năng của LLQ ?
? Âu Cơ được miêu tả như thế nào ?
 ? Qua mối duyên tình này, người xưa muốn nói điều gì?
- Bắt nguồn từ mối lương duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân: Con thần Biển,sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, diệt yêu quái giúp dân, dạy dân trồng trọt ,chăn nuôi.
- Âu Cơ : Con Thần Nông, xinh đẹp, thạo trồng trọt chăn nuôi.
 *. Thể hiện niềm tự hào, tôn kính về nòi giống cao quý ,thiêng liêng của dân tộc.
2. Ước nguyện của dân tộc Việt.
 ? Tìm những chi tiết mang tính hoang đường ?
 Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm , tìm hiểu ý nghĩa của những chi tiết đó.
 Đại diện nhóm trình bày, cho học sinh bổ xung. Gv nhận xét.
 ? Nhân dân ta muốn gửi gắm ước nguyện gì qua các chi tiết đó ?
 Hs đọc đoạn văn cuối.
- Bọc trứng nở trăm con: Giải thích mọi người đều là ruột thịt cùng cha mẹ sinh ra từ một bọc trứng. 
- Chia con: Giải thích sự phát triển mở mang đất nước của cộng đồng dân tộc và địa lí nước ta với nhiều rừng , biển và sự phong phú về tộc người.
 *. ý nguyện đoàn kết , thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ta ở mọi miền.
3. ý nghĩa.
 ? Văn bản đã cho em biết điều gì và bồi đắp cho em những tình cảm nào ?
 Hs trả lời . Gv nhận xét và giúp các em tổng kết ý nghĩa của văn bản.
 Hs đọc ghi nhớ- sgk.
- Ghi nhớ : Sgk.
Hoạt động 4 Luyện tập củng cố.
 Gv cung cấp phiếu học tập.
1. Theo em, truyền thuyết trên có những yếu tố gì ?
 A. Truyện kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, quá khứ.
 B. Truyện có yếu tố kì ảo. tưởng tượng.
 C. Truyện thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
 D. Cả 3 yếu tố trên.
2. ý nghĩa của văn bản là ?
 A. Giải thích, suy tôn giống nòi.
 B. Thể hiện ý nguyện đoàn kết của dân tộc.
 C. Người Việt là anh em một nhà.
 D. Cả 3 ý trên.
Hoạt động 5 Hướng dẫn học bài.
 Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
 Thuộc tóm tắt văn bản.
 Làm bài tập.
 Chuẩn bị : Bánh chưng, bánh giầy.
---------------------------------------------
NS: 08/ 08/ 2010 NG: 11/ 08/ 2010 
Tiết 2. Văn bản.
hdđt: bánh chưng - bánh giầy
I. Mục tiêu.
 Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản bánh chưng, bánh giầy.
II. Chuẩn bị.
 Gv : sgk, sgv, bộ tranh Ngữ văn6
 Hs : soạn bài , tìm hiểu phong tục dân tộc.
III. Hoạt động dạy và học.
 A. Tổ chức lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 ? Kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ?
 ? Nêu khái niệm Truyền thuyết và ý nghĩa của văn bản Con Rồng cháu Tiên ?
 C. Bài mới.
Hoạt động 1 I. Đọc, kể văn bản.
 Gv hướng dẫn , đọc mẫu một đoạn và gọi học sinh đọc tiếp. Gv nhận xét.
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích 2,4,6,9,12
 Gv treo tranh cho học sinh quan sát và gọi Hs lần lượt tóm tắt các chi tiết chính.
- Chú ý giọng điệu của từng nhân vật.
- Chú thích : Sgk.
Hoạt động 2 II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi.
 ? Vua Hùng chọn người nối ngôi vào hoàn cảnh nào ?
 ? Tiêu chuẩn chọn người nối ngôi của Vua Hùng là gì ?
 ? Hình thức thực hiện như thế nào ?
 ? Em có nhận xét gì về việc truyền ngôi của Vua Hùng ?
- Hoàn cảnh : Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình, các con đông
- Tiêu chuẩn: Nối chí vua, không nhất thiết là con trưởng.
-Hình thức : Ra câu đố dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.
 *. Chú trọng tài , trí hơn trưởng thứ.
2. Cuộc đua tài, dâng lễ vật.
 Học sinh đọc đoạn “Các Lang ai cũng muốnTiên vương chứng giám”.
N1: Việc các Lang đua nhau tìm lễ vật quý chứng tỏ điều gì ?
N2: Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào ? Vì sao Lang Liêu buồn nhất ? 
N3: Vì sao thần chỉ giúp cho Lang Liêu ?
N4: Tại sao Vua chấm cho Lang Liêu nhất ?
a. Các Lang.
- Suy nghĩ hạn hẹp thông thường xa rời ý vua .
b. Lang Liêu.
- Cùng là con vua nhưng chàng sớm mồ côi, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng.
- Chàng buồn vì không có lễ vật_ không làm tròn chữ hiếu .
- Thần đã gợi ý cho Lang Liêu như bù đắp cho người bất hạnh.
c. Kết quả.
- Lễ vật của Lang Liêu vừa lạ vừa quen, thực phẩm lại thông thường, đơn giản. Đặc biệt là vua đã tìm thấy ý nghĩa tượng trưng của nó._ ý Vua(ý dân) hợp với ý trời.
3. ý nghĩa.
 ? Văn bản đã giúp em hiểu những gì ?
 Gv nhận xét các câu trả lời và nhấn mạnh theo ghi nhớ.
 Hs đọc ghi nhớ- sgk.
 *. Ghi nhớ : Sgk.
Hoạt động 3 Luyện tập củng cố.
1. Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “ không gì quý bằng”?
 A. Lễ vật quý hiếm đắt tiền.
 B. Lễ vật bình dị thông thường.
 C. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành.
2. Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Việt thời vua Hùng?
 A. Chống giặc ngoại xâm.
 B. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa.
 C. Giữ gìn ngôi vua.
3. Bài tập 2( SBT).
Hoạt động 4 Hướng dẫn học bài .
 Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
 Tóm tắt văn bản.
 Chuẩn bị : Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt.
 --------------------------------------
NS: 10/ 08/ 2010 NG: 13/ 08/ 2010
Tiết 3.
từ và cấu tạo của từ tiếng việt
I. mục tiêu.
- Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ.
- Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ
II.chuẩn bị. 
 Gv: sgk, sgv, sbt, bảng phụ
 Hs: Xem trước nội dung bài.
III. hoạt động dạy và học.
 A. Tổ chức lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng , bánh giầy ?
 C. Bài mới.
Hoạt động 1 I. Từ là gì ?
 Gọi Hs đọc ví dụ- sgk.
 ? Lập danh sách các từ và các tiếng cho ví dụ trên ?
 ? Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ?
 Hs đọc ghi nhớ.
 Bài tập nhanh: Hs đặt câu với các từ cho trước và xác định số từ, số tiếng.
1. Ví dụ.
- Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở.
2. Phân tích.
Ví dụ gồm 12 tiếng, 9 từ.
 Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
3. Nhận xét.
- Tiếng là âm tiết để tạo từ.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu, gồm 1,2 âm tiết.
Hoạt động 2 II. Từ đơn và từ phức.
 Gv treo bảng phụ (bảng phân loại từ). Gọi Hs lên điền các từ trong ví dụ vào bảng. 
 ? Từ gồm có mấy loại ? Nêu cấu tạo của mỗi loại ? 
 Gv cùng Hs phân tích những điểm giống và khác nhau giữa từ ghép và từ láy qua ví dụ là từ “chăn nuôI” và “trồng trọt”.
 Hs đọc ghi nhớ –sgk.
 Bài tập nhanh: Xác định các từ theo cấu tạo trong câu văn cho trước.
1. Ví dụ.(sgk)
2. Phân tích ví dụ.
- Từ đơn: Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, ngày, tục, làm
- Từ phức:
 +.Từ ghép: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
 +. Từ láy : Trồng trọt
3. Nhận xét.
Từ được cấu tạo làm 2 loại:
a.Từ đơn: chỉ có 1 tiếng.
b.Từ phức: gồm 2 hay nhiều tiếng.
 +. Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.
 +. Từ láy : Các tiếng có quan hệ láy âm.
 *. Kết luận : sgk
Hoạt động 3 III. Luyện tập.
Bài tập 1.
 Học sinh làm việc theo nhóm thảo luận các yêu cầu a, b, c (sgk)
 Nhóm trưởng trình bày, Hs khác nhận xét, bổ xung.
 Gv đánh giá, tổng kết.
 a. Từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
 b. Nguồn gốc : cội nguồn, gốc rễ, gốc gác
 c. Con cháu, cậu mợ, cô dì, chú bác
Bài tập 2.
 ? Nêu quy tắc ghép chỉ quan hệ thân thuộc ?
Theo giới tính: anh chị , ông bà, cha mẹ
Theo thứ bậc : cha con, dì cháu, chị em 
Theo quan hệ : cô chú , dì dượng
Bài tập 4.
 Học sinh làm việc độc lập.
- “ Thút thít” miêu tả tiếng khóc của con người ( nức nở, ti tỉ, rưng rức)
Hoạt động 4 Củng cố.
 ? Phân biệt từ đơn , từ phức ?
 ? Đặt câu với từ đơn và từ phức ?
Hoạt động 5 Hướng dẫn học bài.
Học thuộc ghi nhớ.
Làm các bài tập.
Chuẩn bị : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
 ----------------------------------
NS: 10/ 08/ 2010 NG: 13/ 08/ 2010
Tiết 4.
giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
I. Mục tiêu.
- Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
-Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt. 
II. Chuẩn bị.
 Sgk, sgv, các loại thiệp mời, giấy mời, giấy thông báo.
III. Hoạt động dạy và học.
 A. Tổ chức lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 ? Từ là gì ? Nêu đặc điểm mỗi loại từ ? Cho ví dụ ?
 ? Làm bài tập 3, 5 (sgk) ?
 C. Bài mới.
Hoạt động 1 I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
 Gv treo bảng phụ và đọc 2 ví dụ ghi trên bảng.
 - Có công mài sắt có ngày nên kim
 - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hs trả lời các câu hỏi:
 ? Cô giáo truyền đạt tới các em 2 ví dụ trên bằng những cách nào ?
 ? Mỗi ví dụ , nói lên điều gì ? Nó đã trọn vẹn nghĩa chưa ?
 ? Các câu đó được viết, nói để làm gì ?
 Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận các câu a, b, c ( phần 1-sgk)
 Đại diện nhóm trình bày.
 Gv nhận xét và kết luận.
 Các ví dụ trong hoạt động giao tiếp trên đều được cấu tạo là văn bản.
 ? Vậy giao tiếp là gì ?
 ? Thế nào là một văn bản ? 
1. Ví dụ.
2. Phân tích ví dụ.
 - Có hai cách để truyền đạt và tiếp nhận thông tin: Nói (nghe) và viết (đọc).
- Các câu đã diễn đạt trọn vẹn giúp chúng ta hiểu được n ... cặp phụ âm đầu dễ lẫn có quy tắc viết (5 phút).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Đưa các từ ngữ có các phụ âm đầu: c/k/q; ng/ngh; g/gh bảng phụ
 Gọi HS đọc các từ ngữ ở phần a, b, c trong bài tập 1.
+ Phân nhóm: 3 nhóm tương ứng với 3 
yêu cầu của bài tập.
+ Đưa ra kết luận: 
. Các phụ âm c/k/q đọc giống nhau.
. Các phụ âm ng/ngh đọc giống nhau.
. Các phụ âm g/gh đọc giống nhau.
+ Đọc các từ ngữ. 
+ Phát hiện cách đọc giống nhau nhưng viết khác nhau của các phụ âm: c/k/q; ng/ngh; g/gh.
. Nhóm 1 nhận xét cách đọc các chữ cái c/k/q trong các từ ở phần a.
. Nhóm 2 nhận xét cách đọc các chữ cái ng/ngh trong các từ ở phần b.
. Nhóm 3 nhận xét cách đọc các chữ cái g/gh trong các từ ở phần c.
+ Ghi chép các kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc viết các phụ âm c/k/q; ng/ ngh; g/gh (10 phút): 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Yêu cầu HS đọc kĩ và trả lời câu hỏi 3 (phần thông tin cơ bản). 
+ Đưa ý 1 của câu hỏi.
+ Đưa ý 2,3 của câu hỏi:
. Cách viết các phụ âm này có theo quy tắc nhất định không?
. Nếu theo quy tắc thì quy tắc ấy cụ thể như thế nào? (Gợi ý cụ thể nếu HS khó 
trả lời. Ví dụ: Khi nào phụ âm “ cờ” được viết bằng chữ “ k” ?...)
+ Đưa câu hỏi để HS rút ra phần ghi nhớ.
+ HS đọc và quan sát kĩ cách viết của 3 phụ âm “cờ, ngờ, gờ” trong bài tập 1 (phần thông tin cơ bản).
+ Nhận xét về cách viết của 3 phụ âm:
. Phụ âm “ cờ” được viết bằng 3 con chữ: c; k; q.
. Phụ âm “ ngờ” được viết bằng 2 con chữ: ng; ngh.
. Phụ âm “ gờ” được viết bằng 2 con chữ: g; gh.
+ Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
. Cách viết các phụ âm này có theo quy tắc:
1. Phụ âm “cờ”:
- Được viết là “k” khi nó đứng trước các nguyên âm “ i, e, ê, iê”.
- Được viết là “q” khi nó đứng trước âm 
đệm được viết là “ u”.
- Được viết là “c” trong những trường hợp còn lại.
2. Phụ âm “gờ” và “ngờ”:
- Được viết là “gh” và “ngh” khi nó đứng trước các nguyên âm “i, e, ê, iê”.
- Được viết là “g” và “ng” trong những trường hợp còn lại.
+ HS khái quát phần ghi nhớ.
Ghi nhớ:
1. Phụ âm “cờ”, phụ âm “gờ” và phụ âm “ngờ” được viết bằng các con chữ khác nhau. Phụ âm “cờ” được viết bằng ba con chữ “c”, “k”, “q”. Phụ âm “gờ” được viết bằng hai con chữ “g”, “gh”. Phụ âm “ngờ” được viết bằng hai con chữ “ng”, “ngh”.
2. Các phụ âm này đều có quy tắc viết:
* Phụ âm “cờ”:
- Được viết là “k” khi nó đứng trước các nguyên âm “ i, e, ê, iê”.
- Được viết là “q” khi nó đứng trước âm đệm được viết là “ u”.
- Được viết là “c” trong những trường hợp còn lại.
* Phụ âm “gờ” và “ngờ”:
- Được viết là “gh” và “ngh” khi nó đứng trước các nguyên âm “i, e, ê, iê”.
- Được viết là “g” và “ng” trong những trường hợp còn lại.
Hoạt động 3 : Làm các bài tập chính tả (15 phút).
Bài tập 1: Điền các phụ âm đầu phù hợp vào chỗ trống trong các từ.
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS điền các phụ âm đầu phù hợp vào chỗ trống trong các từ theo các bước:
+ Bước 1: Thảo luận nhóm, thống nhất các phụ âm cần điền.
+ Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung.
+ Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, đưa đáp án.
a. cồng kềnh, cuống quýt, kì quặc, kéo bè kéo cánh, cái két sắt, quanh co, quảng cáo, cuống cà kê, quẩn quanh, kính coong, quay cuồng, quay cóp. 
b. ngả nghiêng, ngắm nghía, ngẫm nghĩ, nghẹn ngào, ngất nghểu, ngặt nghẽo, nghiêm ngặt, nghịch ngợm, ngúng nguẩy.
c. ghê gớm, gắng gượng, gập gà gập ghềnh, gửi gắm, gần gũi, gai góc, gây gổ, gật gà gật gù.
Bài tập 2: Tìm các từ láy có các phụ âm đầu c/k/q; ng/ngh; g/gh.
* Cách tiến hành: GV có thể chia nhóm tổ chức cho HS thi tìm từ bằng hình thức tiếp sức theo các bước: 
+ Bước 1: Thảo luận nhóm, tìm các từ.
+ Bước 2: Từng thành viên của các nhóm lên bảng ghi kết quả các từ láy đã tìm được, hết thành viên này đến thành viên khác.
+ Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, kết luận và công bố nhóm thắng.
+ Bước 4: Trao quà (phần thưởng).
Hoạt động 4 : Viết chính tả (10 phút).
Ca dao dân ca, nguồn sữa tinh thần của con người Việt Nam
	Ca dao dân ca là tiếng nói của quần chúng nhân dân, hồn nhiên bình dị mà vô cùng cao quý, chân chất mộc mạc mà có ý nghĩa sâu xa. Biết bao tư tưởng, tình cảm, bao kinh nghiệm của nhân dân được gửi gắm trong đó, góp phần làm phong phú thêm nền văn học dân tộc. Ca dao dân ca chính là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ con cháu Việt Nam. Nguồn sữa tinh thần ấy như một mạch ngầm xuyên suốt, thấm sâu, ghi khắc trong trái tim của mỗi con người.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Đọc đoạn văn.
+ Tổ chức kiểm tra.
+ Đưa đoạn văn.
+ Nghe và viết chính tả.
+ Tự kiểm tra lẫn nhau.
+ Đối chiếu, soát lỗi,phát hiện, thống kê lỗi. 
Hoạt động 5: Ghi vào sổ tay chính tả (5 phút).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS sưu tầm các từ ngữ có các phụ âm đầu dễ lẫn
- Sưu tầm các từ ngữ và sắp xếp theo trình tự nhất định:
+ Theo A, B, C,
+ Theo chủ đề...
IV. Câu hỏi đánh giá và bài tập:
- GV có thể dùng câu hỏi này để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Bài tập có thể cho HS luyện tập thêm ở nhà.
* Câu hỏi: Nêu quy tắc viết các cặp phụ âm đầu trong tiếng Việt: c/k/q; ng/ngh; g/gh.
* Bài tập: 
Bài tập 1. Điền các phụ âm đầu phù hợp vào các câu sau:
a. Điền c/k/q:
- ...ây bút thần là truyện ...ổ tích về nhân vật...ó tài năng ...ì lạ. Truyện thể hiện...uan niệm của nhân dân về ...ông lí xã hội.
- Tiếng ...uang gánh...ẽo ...à...ẽo...ẹt của những người đi chợ nghe rất vui tai.
b. Điền g/gh:
- Bạn Nam hay thức khuya nên hôm nào đi học cũng ...ật ...à....ật ...ù. Có lúc chân ...ếch lên ...ế, mặt ...ục xuống bàn, ngáy o o.
- Con đường vào hẻm núi khá ...ê sợ, vừa ...ập...à...ập...ềnh lại lắm ...ai ...óc ở hai bên.
c. Điền ng/ngh:
- Gió thổi mạnh , cây cối...ả...iêng, mưa xối xả. Nhiều ...ười sợ...ập, không dám ...ủ, đi ra đi vào...ắm...ía trời đất, ...e ...óng xung quanh.
- Bạn ...uyên diễn kịch, đóng ...ười say, cái đầu cứ...ật ...à....ật ...ưỡng, chân tay cứ...úng ...a...úng...uẩy lúc ...iêng bên này, lúc ...ả bên kia, trông thật buồn cười.
Đáp án bài tập 1:
a. 
- Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội.
- Tiếng quang gánh kẽo cà kẽo kẹt của những người đi chợ nghe rất vui tai.
b.	
- Bạn Nam hay thức khuya nên hôm nào đi học cũng gật gà gật gù. Có lúc chân ghếch lên ghế, mặt g ục xuống bàn, ngáy o o.
- Con đường vào hẻm núi khá ghê sợ, vừa gập gà gập ghềnh lại lắm gai góc ở hai bên.
c. 	
- Gió thổi mạnh , cây cối ngả nghiêng, mưa xối xả. Nhiều người sợ ngập, không dám ngủ, đi ra đi vào ngắm nghía trời đất, nghe ngóng xung quanh.
- Bạn Nguyên diễn kịch, đóng người say, cái đầu cứ ngật ngà ngật ngưỡng, chân tay cứ ngúng nga ngúng nguẩy lúc nghiêng bên này, lúc ngả bên kia, trông thật buồn cười.
Bài tập 2. Tìm các từ ghép có các phụ âm c/k/q; g/gh; ng/ngh (mỗi phụ âm tìm khoảng 8 đến 10 từ). Ví dụ: ngả nghiêng, quanh co...
V. củng cố – dặn dò: 
- Giáo viên khái quát nội dung bài.
-----------------------------------
Tiết 138 + 139
Kiểm tra ngày 6/5/2010 theo đề của phòng
-------------------------------------
Ngày soạn: Ngày giảng: 
Tiết	
CTĐP: bài 5: văn- tập làm văn
Tổng hợp kết quả sưu tầm văn hoá dân gian Yên Bái.
tổng kết văn hoá dân gian yên bái.
(1 tiết)
I. Mục tiêu: 
Kiến thức:
	- Tổng hợp, phân loại, được các kết quả sưu tầm.
- Biết được giá trị các sinh hoạt văn hoá dân gian, di tích lịch sử – văn hoá và danh lam - thắng cảnh ở Yên Bái.
Kĩ năng:
	- Biết sưu tầm, ghi chép, phân loại, viết báo cáo tổng hợp.
	- Trình bày được kết quả trước tập thể.
	- Biết phản hồi tích cực.
Thái độ:
	- Yêu quý, trân trọng, tích cực tìm hiểu các giá trị văn hoá dân gian của địa phương.
	- Giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống của văn hoá dân gian của địa phương.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức :
2, kiểm tra bài cũ :
3. bài mới :
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm theo nhóm 
(20 phút).
HĐ của GV
HĐ của HS
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả sưu tầm theo nhóm.
- Tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung các kết quả.
Gợi ý: GV có thể sử dụng bảng sau để tổng hợp kết quả:
Tên gọi
Địa điểm
Nội dung
ý nghĩa
Sinh hoạt văn hoá dân gian
Di tích lịch sử – văn hoá, danh lam – thắng cảnh
- Nhận xét, bổ sung kết quả của học sinh.
- Hướng dẫn HS sử dụng kết quả sưu tầm.
- Báo cáo kết quả sưu tầm theo nhóm.
- Nhận xét, bổ sung kết quả vào bảng tổng hợp.
- Tiếp thu ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Hoàn thiện bảng tổng hợp kết quả.
Hoạt động 2 : Tổng kết về văn hoá dân gian Yên Bái
 (25 phút).
HĐ của GV
HĐ của HS
- Tổ chức cho HS tìm hiểu, đánh giá về thực trạng, ý nghĩa, giá trị, tác dụng, tính địa phương, dân tộc của các sinh hoạt văn hoá dân gian, di tích, danh thắng địa phương.
- Tổ chức cho HS nêu cảm nghĩ, trách nhiệm của mình với các giá trị văn hoá dân gian địa phương.
- Chốt lại các ý chính :
+ Văn hoá dân gian Yên Bái phong phú và đa dạng về loại hình văn hóa, nội dung văn hoá và hình thức thể hiện.
+ Bản sắc dân tộc độc đáo của từng dân tộc thiểu số là đặc sắc nổi trội của văn hoá dân gian Yên Bái.
+ Văn hoá dân gian Yên Bái có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, giáo dục nhân cách, vun đắp tình yêu, niềm tự hào về quê hương cho con người Yên Bái.
+ Văn hoá dân gian Yên Bái đóng góp vào kho tàng văn hoá Việt Nam những giá trị văn hoá đặc sắc, độc đáo.
+ Địa phương và từng cá nhân phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của văn hoá dân gian địa phương.
- HĐ cá nhân thực hiện các câu hỏi của GV.
- Nêu cảm nghĩ và trách nhiệm của bản thân.
- Ghi nhớ các ý chốt của GV, liên hệ thực tế địa phương.
IV. Câu hỏi đánh giá và bài tập:
 Câu hỏi: 
 1. Tại sao cần phải sưu tầm, tìm hiểu các sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương ?
2. Có những nội dung gì của văn hoá dân gian Yên Bái đã được tìm hiểu ? Đặc sắc của văn hoá dân gian Yên Bái là gì ?
3. Văn hoá dân gian Yên Bái có tác dụng, ý nghĩa gì với đời sống của con người Yên Bái hôm nay?
 Bài tập:
 Lựa chọn, bổ sung, chỉnh lí nội dung sưu tầm về văn hoá dân gian địa phương của cá nhân hoặc nhóm.
 Cách tiến hành:
+ GV dùng câu hỏi đánh giá trên để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trước khi học bài mới, có thể đánh giá bằng hình thức vấn đáp hoặc bài viết. GV căn cứ vào phần thông tin, gợi ý, phụ lục và tài liệu tham khảo để xây dựng đáp án.
+ GV lưu ý các nội dung sưu tầm thuộc phạm vi văn hoá dân gian và của địa phương Yên Bái.
V. củng cố – dặn dò:
- Giáo viên khái quát nội dung bài.
------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 6 - 2010 - 2011.doc