Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: - Nắm được những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học.

 - Kể và hiểu nội dung, ý nghĩa,đặc sắc nghệ thuật của các truyện đã học

2.Kĩ năng: - Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích truyện dân gian theo dặc trưng từng thể loại

 -So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

 -Kể được một số truyện dân gian tiêu biểu.

3.Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm yêu quý VHDG nói chung

B.CHUẨN BỊ :

- Gv: giáo án .

- Hs: Lập đề cương ôn tập

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:vấn đáp,thảo luận,thuyết trình.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
********************************************* 
 Ngày soạn: 15 -11 - 2011.
 Ngày dạy: 26 - 11 - 2011.
 Tiết 50: 
kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
 - Giúp HS hiểu được sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự 
 -. Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một bài văn 
2.Kĩ năng:
-Tự xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
- Rèn kỹ năng viết văn tự sự có yếu tố tưởng tượng 
3.Thái độ
- Giáo dục tình cảm yêu mến môn học. 
-H/s sống tích cực,lạc quan hơn.
B. Chuẩn bị :
- Gv : Giáo án
- Hs : Đọc ví dụ ,xem lại văn bản đã học .
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp,thuyết trình,thực hành.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là kể chuyện đời thường ? Nêu yêu cầu khi kể chuyện đời thường ?
- Truyện ngụ ngôn: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có phải là kể chuyện đời thường không ? Vì sao ?
HS trả lời - GV nhận xét vào bài mới.
Đó là truyện tưởng tượng. Vậy kể chuyện tưởng tượng là gì ? Cách kể chuyện tưởng tượng như thế nào ?
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
GV yêu cầu HS tóm tắt truyện(thuyết trình).
- Chú ý cốt truyện
- GV khái quát - hướng dẫn HS phân tích VD - hình thành khái niệm
* Cốt truyện:
Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng: chẳng làm gì mà được ăn ngon.
- Cả bọn không làm cho lão Miệng ăn nữa.
- Sau vài ngày, cả bọn mệt mỏi, không muốn làm gì.
- Bác Tai và cả bọn nhận ra sai lầm và sửa chữa sai lầm.
- Lão Miệng được ăn, cả bọn khoẻ mạnh sống thuận hoà như xưa.
? Truyện có những nhân vật, sự việc nào ?
- Nhân vật: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng
- Sự việc: Chân, Tay, Tai, Mắt ganh tị với lão Miệng. 
? Theo em nhân vật, sự việc trong truyện có thật trong cuộc sống không?
Vậy người kể xây dựng truyện bằng cách nào ?
 Nhắc lại + tưởng tượng là gì ?
+ Kể chuyện tưởng tượng là như thế nào ?
+ Theo em trong truyện trên, người ta tưởng tượng những gì ?
HS liệt kê - trả lời.
- Em có nhận xét gì về câu chuyện được kể ?
+ Kể như một giả thiết
+ Sự việc, nhân vật do người viết tưởng tượng ra
+ Không có trong cuộc sống và trong sách vở.
- Vậy người viết dựa trên cơ sở nào để xây dựng truyện ?
- Miệng có ăn, các bộ phận Chân, Tay, Tai, Mắttrong cơ thể mới khoẻ mạnh.
à đó là lôgíc tự nhiên.
- Câu chuyện này, nhằm nêu ý nghĩa gì ?
? Từ câu chuyện em hiểu kể chuyện tưởng tượng là gì ?(vấn đáp)
HS đọc ghi nhớ chấm 1 SGK (133)
GV khái quát: Tưởng tượng trong văn tự sự không được tuỳ tiện mà phải dựa vào lôgíc tự nhiên để thể hiện một tư tưởng (chủ dề)
- HS đọc - tóm tắt và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo.
? Truyện có những nhân vật, sự việc nào ?
? Trong truyện người ta tưởng tượng những gì ?
?Theo em những tưởng tượng ấy dựa trên cơ sở sự thật nào ?
HS tóm tắt:
+ Trâu: cày, bừa à vất vả nhất ăn rơm
+ Chó: sủaăn thừa canh
+ Ngựa: hí vang, kêu to kéo xe, xông pha trận mạc..
+ Dê: ăn lá, cỏlàm đồ lễ
+ Gà bới rác
+ Lợn kêu ụt ịt
* Dựa vào sự thật, người viết sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng truyện nêu dẫn chứng cụ thể.
?Theo em kể chuyện tưởng tượng và kể chuyện đời thường có gì giống nhau về bố cục ?
 HS thảo luận - trình bày
? Phần mở truyện có nhiệm vụ gì ?
+ Giới thiệu nhân vật: trâu, chó, dê, gà, lợn
+ Sự việc: suy bì, tị nạnh nhau.
? Thân truyện có nhiệm vụ gì ?
+ Trâu than thở
+ Chó tức khí sủa vang
+ Ngựa hí vang, kêu to
+ Dê: vểnh râu cãi
+ Gà: khinh bỉ nhìn nghiêng
+ Lợn: ụt ịt phân bua
? Phần kết truyện ?
- ý nghĩa bài học: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
? Qua truyện, em hãy nêu ra cách kể chuyện tưởng tượng ?
Qua bài học em cần nắm được gì ?
* HS dựa ghi nhớ 133 trả lời
? Đỗi chiếu điểm giống nhau và khác nhau giữa kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng ?
* Giống nhau:
- Bố cục: 3 phần - yêu cầu từng phần.
- Sự việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
- Truyện phải có ý nghĩa.
* Khác: 
Truyện đời thường
Truyện tưởng tượng 
- Kể về con người, sự việc xung quanh đời sống thường nhật
- Xây dựng nhân vật, chi tiết chủ yếu tưởng tượng, sáng tạo nhân hoá.
- Nhân vật có cả đồ vật, con vật, thiên nhiên
nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
1. Kể chuyện tưởng tượng là gì ?
a. Ví dụ:
Truyện ngụ ngôn:"Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng"
b. Nhận xét:
-Truyện không có thật do người kể tưởng tượng ra ?
* Yếu tố tưởng tượng:
* Nhân vật:
- Các bộ phận của cơ thể con người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt được gọi là bác, cô, cậu, lão.
* Sự việc: 
Các nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt ganh tị với lão Miệng.
à Truyện không có thật do người viết tưởng tượng ra.
* Dựa vào sự thật.
- Các bộ phận trong cơ thể con người là một thể thống nhất quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Chức năng của từng bộ phận.
* ý nghĩa: Khẳng định một sự thật thông thường: Con người trong xã hội phải nương tựa vào nhau để tồn tại.
c. Kết luận:
Ghi nhớ 1 (133)
2. Cách kể chuyện tưởng tượng: 
a. Ví dụ:
Truyện "Lục súc tranh công"
b. Nhận xét:
- Tưởng tượng: 
+ Sáu con gia súc: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn suy bì, tị lạnh nhau.
+ Sáu con gia súc nói được tiếng người, kể công, kể khổ.
- Sự thật:
Cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.
- Nghệ thuật nhân hoá tưởng tượng để viết câu chuyện
* Bố cục : 3 phần
- Mở truyện:
+ Giới thiệu nhân vật.
+ Sự việc: tình huống truyện
- Thân truyện: diễn biến sự việc.
- Kết truyện: ý nghĩa bài học
c. Kết luận:
+ Kể chuyện tưởng tượng là những truyện do con người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
+ Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
II. Luyện tập(thực hành)
Bài 1: (Tr.134) Tìm ý và lập dàn bài cho đề sau:
- HS xác định yêu cầu bài tập.
+ Tìm ý
+ Lập dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật, sự việc:
+ Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đại chiến trên chiến trường.
+ Trân lũ lụt khủng khiếp ở đồng bằng sông Cửa Long năm 2000.
Thân bài:
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội.
- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt:
+ Huy động sức mạnh tổng lực: Đất, đá xe ben, xe Kama, tàu hoả, thuyền, ca nô, xe lội nước, cát, sỏi
+ Bê tông đúc săn, trực thăng
+ Phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại di độngứng cứu kịp thời.
+ Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống lũ
+ Cảnh cả nước quyên góp.
+ Cảnh những chiến sĩ hi sinh vì dân.
Kết bài
 Cuối cùng Thuỷ Tinh lại thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ XXI
4. Củng cố:
? Kể chuyện tưởng tượng cần chú ý điều gì? 
5. Hướng dẫn
- Nắm nội dung bài học
- Tìm hiểu vai trò của tưởng tượng và nhân hoá trong một số truyện ngụ ngôn đã học, trong truyện đồng thoại: Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.
- Làm bài tập trong phần luyện tập
- Làm thành bài hoàn chỉnh đề 3 (134)
- Làm đề cương tiết ôn tập truyện dân gian.
......................................................................................................................................................
Tiết 51,52 Ngày soạn: 15 - 11 - 2011.
 Ngày dạy: 23 - 11 - 2011
ôn tập truyện dân gian
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: - Nắm được những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học.
 - Kể và hiểu nội dung, ý nghĩa,đặc sắc nghệ thuật của các truyện đã học 
2.Kĩ năng: - Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích truyện dân gian theo dặc trưng từng thể loại
 -So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
 -Kể được một số truyện dân gian tiêu biểu. 
3.Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm yêu quý VHDG nói chung 
B.Chuẩn bị :
- Gv: giáo án .
- Hs: Lập đề cương ôn tập
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp,thảo luận,thuyết trình.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
GV hướng dẫn HS lập sơ đồ hệ thống phân loại văn học dân gian và đặc điểm tiêu biểu của các thể loại.
* GV treo bảng phụ (1) ghi sơ đồ trống.
Nhóm1: HS lên bảng hệ thống phân loại truyện dangian đã học ở lớp 6
* GV treo bảng phụ (2) (đề trống)
Nhóm2: HS lên bảng (thực hiện câu 3) viết lại tên truyện dân gian (theo thể loại) mà em đã học và đọc ở lớp 6.
nội dung cần đạt
1. Các loại truyện dân gian
Truyện dângian
Ngụ ngôn
Cười
Thần thoại
Cổ tích
Truyền thuyết
2. Hệ thống các truyện dân gian đã học.
Truyền thuyết
Truyên cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
1. Con Rồng Cháu Tiên
2. Bánh chưng bánh giầy
3. Thánh Gióng
4. Sơn Tinh Thuỷ Tinh
5. Sự tích Hồ Gươm
1. Sọ Dừa( không học)
2. Thạch Sanh
3. Em bé thông minh
4. Cây bút thần
5. Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi
3. Đeo nhạc cho mèo( không học)
4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
1. Treo biển
2. Lợn cưới áo mới
* GV yêu cầu nhóm 3-4
- Nhóm 3: Hệ thống đặc điểm truyền thuyết, cổ tích
Nhóm 4: truyện ngụ ngôn, truyện cười
3. Những đặc điểm tiêu biểu thể loại truyện dân gian.
 Thể loại
Đặc điểm
Truyền thuyết
Truyện Cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện Cười
Nội dung
- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử trong quá khứ.
- Kể về cuộc đời, số phận một số kiểu nhân vật quen thuộc.
- Truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người nghe (đọc) phát hiện thấy
Nghệ thuật
- Có nhiều chi tiết kì ảo tưởng tượng.
- Có cơ sở, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
- Kết cấu ngắn gọn
- Có yếu tố gây cười.
- Kết cấu ngắn gọn, tình huống bất ngờ
ý nghĩa
* Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
* Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện
* Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy con người trong cuộc sống.
* Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp.
* yêu cầu HS nhận xét
HS lấy dẫn chứng minh hoạ đặc điểm của từng thể loại (dẫn chứng cho một truyện)
* GV hướng dẫn HS là câu 5
- HS quan sát bảng hệ thống đặc điểm các thể laọi à so sánh
- Các nhóm thảo luận - trình bày.
+ Nhóm 1: So sánh truyền thuyết và cổ tích.
+ Nhóm 2: So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười.
à đại diện trả lời.
- Các nhóm trình bày ra bảng nhóm
- Các nhóm nhận xét.
GV khái quát.
HS dựa nội dung bảng hệ thống đặc điểm các thể loại - nêu 
- HS quan sát bảng hệ thống - trả lời.
GV tổ chức:
Cho HS bốc thăm
yêu cầu kể chuyện: diễn cảm, rõ, gọn, đủ ý.
- Diễn hoạt cảnh: thầy bói xem voi.
+ Phân vai
+ Yêu cầu: các vai diễn chú ý điệu bộ và giọng điệu phù hợp với nhân vật.
4. So sánh giữa truyền thuyết và cổ tích; truyện cười - truyện ngụ ngôn.
a. Truyền thuyết - cổ tích
* Giống nhau:
+ Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
+ Có nhiều chi tiết 
 - Giống nhau:
.Sự ra đời thần kì
.Nhân vật chính có những tài năng phi thường.
* Khác nhau: nội dung
b. Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
- Giống nhau:
Đều gây cười
- Khác nhau:
+ Mục đích truyện cười: gây cười để mua vui hoặc phê phán châm biếm những việc làm, hiện tượng, tính cách đáng cười.
+ Mục đích truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể trong cuộc sống.
5. Kể chuyện, diễn hoạt cảnh.
4.Củng cố :
? Các thể loại VHDG
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Nắm được nội dung ôn tập
- Tìm cốt lõi của truyền thuyết là sự thật lịch sử trong các truyện.
- Vai trò của một số hình tượng: cá vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần kì
 ........................................................................................................................................
Tiết 56: Ngày soạn: 17 - 11 - 2010.
 Ngày dạy: 27 - 11 - 2010.
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: - Qua tiết trả bài cho HS thấy rõ trình độ học thức về phân môn tiếng việt của HS từ đầu năm học đến nay. Một lần nữa giúp HS nhớ lại những kiến thức đó 
2.Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng tự sửa chữa các lỗi sai khi nhận ra các lỗi ấy. 
3.Thái độ: - ý thức vươn lên trong học tập của học sinh. 
B. Chuẩn bị : 
- Gv : Giáo án.thống kê lỗi của Hs.
- Hs : Xem lại đề bài đã làm .
C. Tiến trình dạy-học: 
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới:
I. Đề bài :
- Gọi 2 HS đọc lại đề bài. 
II. Đáp án:
Câu 1: ( 1,5 đ)
- Điền đúng 6 loại D vào sơ đồ, mỗi từ đúng được 0,25 đ.
 Sơ đồ phân loại danh từ 
Danh từ
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ ĐV 
DT Quy ước ước
DT riêng
DT ĐVTN
DT chung
DT ước chừng
DT chính xác
Câu 2 ( 1,5 đ)
- Gạch chân đúng mỗi D được 0,1 đ.
 Màu xanh bắt đầu cỏ
 Màu xanh bắt đầu cây
 Cây cao bằng gang tay
 Lá cỏ bằng sợi tóc
 Cái hoa bằng cái cúc
 Màu đỏ làm ra hoa
 Chim bấy giờ sinh ra 
 Cho trẻ nghe tiếng hót
Câu 3 ( 7 đ)
- Tạo ra đúng các cụm D được 1 đ, mỗi cụm đúng được 0,25 đ
+ VD: những đám mây, những tia nắng sớm, mấy cây phượng kia, một bông hoa tím biếc.....
- Đặt được câu với các cụm từ được 2 đ, mỗi câu đúng được 0,5 đ.
+ VD: - Những đám mây đang trôi trên bầu trời.
 - Những tia nắng sớm rọi qua kẽ lá.
 - Mấy cây phượng kia đang nở hoa.
 - Một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông.
- Điền đúng các cụm từ vào sơ đồ được 4 điểm, mỗi cụm đúng được 1 đ.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
những
đám
mây
những
tia
nắng
sớm
mấy
cây
phượng
kia
một 
bông
hoa
tím biếc
III. Giáo viên nhận xét chung:
1. Ưu điểm.
- Một số các em hiểu bài, nắm khá vững kiến thức nên chất lượng làm bài tương đối cao.
- Một số nắm khá chắc cấu tạo cụm D.
- Biết tạo ra cụm D từ các D cho trước và đặt câu được với cụm D đó.
2. Nhược điểm.
- Một vài bài làm còn thể hiện sự nhầm lẫn nên gạch, xoá chưa rõ ràng.
- Một số bài không nắm được cụm D, chưa biết cách đặt câu với cụm D.
- Một số bài không nắm được cấu tạo cụm D.
- Chữ viết chưa cẩn thận, trình bày chưa khoa học, chưa đẹp. 
4. Củng cố:
- GV trả bài, HS xem bài, có thắc mắc GV giải quyết.
5. Hướng dẫn:
- Ôn lại kiến thức theo nội dung bài kiểm tra. 
- Chuẩn bị bài : Chỉ từ.
* Thống kê điểm:
Lớp
Sĩ số
< 5
5 - 7
8 - 10
6B
30
12
15
3
6C
29
9
29
11
Phần nhận xét, kí duyệt của tổ trưởng, BGH:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Đỗ Thị Thanh Nhàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc