Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 11, Tiết 43: Luyện nói kể chuyện - Hồ Thúy An

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 11, Tiết 43: Luyện nói kể chuyện - Hồ Thúy An

A . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS nắm được chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự; yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.

2. Kĩ năng: lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.

3. Thái độ: mạnh dạn trình bày ý kiến.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện tưởng tượng.

- Giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ, ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .

* Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.

- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.

* CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Động não: suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.

- Thực hành có hướng dẫn: kể lại một câu chuyện trước tập thể.

 

doc 2 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 11, Tiết 43: Luyện nói kể chuyện - Hồ Thúy An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11, Bài 11, Tiết 43: 
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: HS nắm được chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự; yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
2. Kĩ năng: lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
3. Thái độ: mạnh dạn trình bày ý kiến.
* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện tưởng tượng.
- Giao tiếp, ứng xử: trình bày suy nghĩ, ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .
* Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.
* CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Động não: suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.
- Thực hành có hướng dẫn: kể lại một câu chuyện trước tập thể.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3’
HĐ 1: ỔN ĐỊNH:
 KIỂM TRA:
- Ổn định trật tự, kiểm diện.
- Kiểm tra sự chuẩn bị HS.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS trình bày bài soạn..
2’
HĐ 2: GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm bài văn tự sự và trình bày bằng miệng, hôm nay ta thực hành luyện nói kể chuyện.
- HS nghe.
HĐ 3: HƯỚNG DẪN LẬP DÀN BÀI. 
 Đề 2 SGK trang 111
Kể một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
1. Mở bài:
 - Nhân dịp nào đi thăm.
 - Ai tổ chức? Đoàn gồm ai?
 - Đến thăm gia đình nào? Ở đâu?
2. Thân bài:
 - Chuẩn bị cho cuộc viếng thăm.
 - Tâm trạng của em trước khi đi, trên đường đi, lúc đến nhà liệt sĩ, quang cảnh gia đình?
 - Cuộc gặp gỡ, viếng thăm diễn ra? (Lời nói, việc làm, quà tặng).
 - Thái độ, lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ.
3. Kết bài:
 - Ra về – ấn tượng về cuộc viếng thăm.
- Ghi đề.
- Cho lớp tham khảo dàn bài của một nhóm đã chuẩn bị.
-> Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
- Đại diện nhóm trình bày -> lớp quan sát, bổ sung hoàn thành dàn ý.
HĐ 4: HƯỚNG DẪN LUYỆN NÓI.
- Chia nhóm cho HS thảo luận theo dàn ý.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- Gọi HS kể trước lớp.
Yêu cầu: To, rõ, tự tin.
-> Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- Luyện nói theo nhóm.
- Kể trước lớp khi được gọi,
HĐ 5: CỦNG CỐ:
 DẶN DÒ:
- GV chốt lại vấn đề chính:
 + Những yêu cầu của tiết luyện nói.
 + Rút ra ưu – khuyết điểm cho tiết luyện nói sau.
- Học bài + lập dàn ý các đề còn lại.
- Soạn: Cụm danh từ.
- HS nghe, ghi chú, về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen noi ke chuyen.doc