Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 20 đến 35 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 20 đến 35 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

-Nắm khái niệm phó từ, hiểu và nhớ các ý nghĩa chính của phó từ, biết đặt câu có phó từ chứa các ý nghĩa khác nhau.

-Các loại phó từ.

2.Kĩ năng:

-Rèn luyện kỹ năng nhận biết,phân biệt và vận dụng thành thạo các kiến thức về phó từ

3.Thái độ:

-ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

B. CHUẨN BỊ :

GV: Giáo án, bảng phụ

HS: đọc trước ví dụ

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Động não, Thảo luận nhóm, thực hành.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1- Tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ:

- Em đã học những loại cụm từ nào?

- Hãy so sánh về cấu tạo của từng cụm từ loại đã học?

3- Bài mới:

 Những động từ, tính từ thường được những từ khác đi kèm bổ sung ý nghĩa cho nó, ý nghĩa chính của các từ đó là gì? Nó có tên gọi như thế nào?

 

doc 153 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 20 đến 35 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20: Ngày soạn: 27 - 12 - 2011.
 Ngày dạy: 04 - 01 - 2012.
Tiết 73 - 74: Văn bản:
Bài học đường đời đầu tiên.
	 ( Trích : Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
-Nhân vật và sự kiện,cốt truyện trong một văn bản viết cho thiếu nhi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài:Dế Mèn là hình ảnh đẹp của tuôỉ trẻ sôi nổi nhưng tính tình sốc nổi,bồng bột.
 -Nắm những đặc sắc trong kể chuyện, miêu tả và xây dựng nhân vật 
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng cảm thụ những nét đặc sắc trong văn bản hiện đại.
-Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
-Vận dụng biện pháp so sánh và nhân hoá trong văn miêu tả.. 
3.Thái độ: HS ý thức được bài học về cách ứng xử, lối sống, đạo đức. 
B.Chuẩn bị:
 1. G/v :Tác phẩm : "Dế mèn phiêu lưu kí".
 2.Học sinh: Đọc và tóm tắt đoan trích.
C.Phương pháp và kĩ thuật dạy học:đọc sáng tạo,thảo luận,động não,phân tích.
D.Tiến trình dạy-học :
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới : 
 Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: DM PLK ( 1941) đã và đang được hàng triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích đén mức các bạn nhỏ gọi ông là ông dế mèn.
Nhưng Dế Mèn là ai? chân dung và tính nết nhân vật độc đáo này ntn? Bài học đường đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? Đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kì này.
.
H: Em hiểu gì về TG Tô Hoài?
- Bút danh: kỉ niệm và ghi nhớ quê hương: sông Tô Lịch - Hoài Đức.
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
- Nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài - khi ông 22 tuổi.
- Tiểu thuyết đồng thoại được chuyển thể phim hoạt hình . múa rối . in nhiều lần nhất. Được khán giả , độc giả các lứa tuổi trong và ngoài nước hết sức hâm mộ. 
G: hướng dẫn H đọc và nhận xét .
H: tìm hiểu 1 số chú thích sgk.
H? Truyện được kể bằng lời nhân vật nào? Thuộc ngôi kể nào?
? Truyện có hai nội dung: Miêu tả hình dáng, tính cách DM và kể về bài học đường đời đầu tiên của DM. Em hãy xác định hai phần nội dung đó trên văn bản?
- Khi xuất hiện ở đầu vb, Dm đã là một chàng dế thanh niên cường tráng. Chàng dế ấy đã hiện lên qua những nét cụ thể nào về hình dáng? Hành động?
? Qua đó em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả?
?Trình tự miêu tả của tác giả?
? Đoạn văn miêu tả đã làm hiện hình một chàng dế ntn trong tưởng tượng của em?
? DM lấy làm hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình. Theo em DM có quyền hãnh diện như thế ko?
- Có, vì đó là tình cảm chính đáng.
- Không nên vì như thế sẽ dễ tạo thành thói tự kiêu tự đại -> tính xấu. 
? Tính cách của DM được thể hiện qua hành động và ý nghĩ nào?
? Em nhận xét gì về tính cách của DM?
? Em thấy DM mang đặc điểm của lứa tuổi nào?
=> Lứa tuổi thanh niên khỏe mạnh nhưng thường kiêu căng, hung hăng xốc nổi.
Tiết 74:
? Mang tính kiêu căng vào đời, DM đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời?
- Khinh thường DC, gây sự với chị Cốc dẫn đến cái chết của DC.
? DC có quan hệ ntn với DM?
? DM đã miêu tả hình dáng, tính nết của DC qua chi tiết nào?
H? Nhận xét TĐ của DM đối với dế Choắt?
? Lời DM xưng hô với DC có gì đặc biệt?
? Qua lời lẽ DM nói với DC thể hiện thái độ ntn?
? Vậy dưới con mắt của DM, DC là người ntn?
? Hết khinh thường DC, DM lại gây sự với chị Cốc. Tại sao DM dám trêu chị Cốc?
- Muốn ra oai với DC, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
? Khi trêu chị Cốc, thái độ của DM và DC ntn? Em có nhận xét gì về cách Dm gây sự với chị Cốc bằng câu hát?
? Khi chị Cốc lên tiếng thì DM có hành động, thái độ ra sao?
? Khi biết chị Cốc mổ DC, DM tỏ thái độ gì?
? Chị Cốc bay đi rồi DM làm gì?
? DM đã tỏ thái độ gì trước DC?
? Khi DC chết, DM có thái độ và hành động ntn?
? Em có suy nghĩ gì về thái độ đó của DM?
? Theo em sự ăn năn hối lỗi của Dm có cần thiết ko? Có thể tha thứ ko?
- Cần, vì kẻ biết lỗi sẽ tránh được lỗi.
- Có thể tha thứ vì tình cảm của DM rất chân thành. Nhưng cũng rất khó tha thứ vì hối lỗi cũng ko thể cứu được mạng người đã chết.
? Cuối truyện là hình ảnh DM đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ bạn. Em thử hình dung tâm trạng DM lúc này?
? Sau tất cả các sự việc đã xảy ra, nhất là sau cái chết của DC, DM đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Theo em, đó là bài học gì? 
- Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời, đó là bài học về thói kiêu căng.
- Nên biết sống đoàn kết với mọi người, đó là bài học về tình thân ái.
-> Đây là hai bài học về cách sống để trở thành người tốt từ câu chuyện của DM.
? Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của nhà văn Tô Hoài trong vb.
- Cách quan sát, miêu tả loài vật rất sống động bằng các chi tiết cụ thể khiến nhân vật hiện lên rõ nét, ngôn ngữ miêu tả sắc nét, chính xác. NGười đọc có thể hình dung được DM, DC.
- Trí tưởng tượng độc đáo khiến TG loài vật hiện lên dễ hiểu như loài người.
- Dùng ngôi T1 để kể chuyện: Cách DM tự kể về mình gây cảm giác hồn nhiên, chân thực cho người đọc.
=> Vb " Bài học.." của Tô Hoài là một mẫu mực của kiểu văn bản miêu tả mà chúng ta sẽ học ở bài sau.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
H? Nhận xét NT MT và kể chuyện của TG?
- TL: Đồng thoại, tả sinh động từ hình dáng-> tính nết-> phù hợp tâm lí.
- Ngôi kể?( 1 thêm gần gũi-> Bhọc)
H: Đọc lại đoạn cuối.
H? Hãy hình dung tâm trạng của DM và viết 1 đoạn văn diễn tả tâm trạng ấy theo lời DM?
H: viết theo 4 ý trên ( 4 - 6 câu)
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Tên thật : Nguyễn Sen, sinh 1920.
- Quê: Hà Nội. 
- Là nhà văn hiện đại xuất sắc.
2. Tác phẩm : 
- Văn bản được trích từ chương I của tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí" ( 1941) - là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục: 2 phần
- Đ1: Từ đầu đến ..." đứng đầu thiên hạ rồi"
- Đ2: còn lại.
4. Phân tích:
a. Hình dáng, tính cách của DM:
- Hình dáng:
+ Càng mẫm bóng, vuốt chân nhọn hoắt, đôi cánh dài, cả người là một màu nâu bóng mỡ, đầu to nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài uốn cong...
- Hành động:
+ đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạp, trịnh trọng vuốt râu...
-> Tình từ, động từ được dùng nhiều, chính xác.
- Lần lượt miêu tả từng bộ phận cơ thể của DM, gắn liền miêu tả hình dáng với hành động -> khiến h/a DM hiện lên mỗi lúc một rõ nét thêm.
=> Chàng dế hùng dũng, khoẻ mạnh, đầy sức sống, tự tin, trẻ trung -> Hình ảnh rất đẹp.
- Đi đứng oai vệ như con nhà võ.
- Hay cà khịa với mọi người.
- Quát chị cào cào, đá anh gọng vó...
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
-> Kiêu căng, hợm hĩnh, cho mình là nhất, không coi ai ra gì -> tính xấu.
*Tiết 2
b. Bài học đường đời đầu tiên .
- Dế choắt: đồng loại, hàng xóm của DM.
+ Như gã nghiện thuốc phiện.
+ Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.
+ Hôi như cú mèo.
+ Có lớn mà không có khôn.
- DM gọi DC là: chú mày dù trạc tuổi nhau.
-> Trịch thượng, chê bai, ra vẻ đàn anh
DC yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh.
- DM trêu chị Cốc: Xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng mà không nghĩ đến hậu quả.
+ Chui tọt vào hang nằm khểnh.
+ Hả hê với trò đùa của mình.
-> Khiếp sợ, nằm im thin thít tận đáy đất.
- Chị Cốc bay đi-> mon men bò ra..
-> Bàng hoàng, ngẩn ngơ vì hậu quả khôn lường -> hốt hoảng lo sợ, bất ngờ về cái chết của DC.
- DM hối hận và xót thương.: Quỳ xuống, nâng DC lên mà than, đắp mộ to cho DC, đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
- DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi.
- H/a DM đứng lặng hồi lâu trước mộ DC: DM cay đắng vì lỗi lầm của mình, xót thương DC, mong DC sống lại, nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình.
=> Bài học đường đời đầu tiên của DM là bài học về thói kiêu căng và tình thân ái.
- Cách miêu tả loài vật sinh động, ngôn ngữ miêu tả chính xác, kể chuyện từ ngôi T1. Điều đó khiến văn của Tô Hoài chân thực và hấp dẫn.
* Ghi nhớ: sgk.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Ân hận vì thói ngông cuồng, dại đột của mình-> chết thảm thương.
- Tự hứa thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngộ nghĩnh kiêu căng.
- Xin DC tha thứ: đau lòng do mình gây ra là bài học đường đời đầu tiên 
4. Củng cố:
? Suy nghĩ của em về nhân vật DM?
5. Hướng dẫn về nhà :
 	- Viết 1 đoạn văn( 5-6 câu) nói cảm nghĩ của mình về câu nói của Dế Choắt trước khi chết?
	- Đọc trước bài phó từ.
......................................................................................................................................................
 Tiết 75: Ngày soạn: 30 - 12 - 2011.
 Ngày dạy: 07 - 01 - 2012. 
phó từ
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: 
-Nắm khái niệm phó từ, hiểu và nhớ các ý nghĩa chính của phó từ, biết đặt câu có phó từ chứa các ý nghĩa khác nhau.
-Các loại phó từ.
2.Kĩ năng: 
-Rèn luyện kỹ năng nhận biết,phân biệt và vận dụng thành thạo các kiến thức về phó từ 
3.Thái độ: 
-ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 
B. Chuẩn bị :
GV: Giáo án, bảng phụ
HS: đọc trước ví dụ
C. Phương pháp: 
- Động não, Thảo luận nhóm, thực hành.
D.Tiến trình dạy học
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Em đã học những loại cụm từ nào?
- Hãy so sánh về cấu tạo của từng cụm từ loại đã học?
3- Bài mới:
 Những động từ, tính từ thường được những từ khác đi kèm bổ sung ý nghĩa cho nó, ý nghĩa chính của các từ đó là gì? Nó có tên gọi như thế nào?
Hoạt động của thày và trò
G/v yêu cầu H/s quan sát VD ab SGK 
HS 1 đọc yêu cầu và VD a 
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
* Vậy những từ in đậm ... là những phó từ. 
? em hiểu thế nào là phó từ?
* Hoạt động 2: Các loại phó từ.
Chuyển : Căn cứ vào vị trí, ý nghĩa của phó từ người ta chia thành các loại phó từ.
* Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong các VD
Vậy căn cứ vào vị trí của phó từ trong các cụm từ, em hãy phân loại phó từ ? có mấy loại?
2 loại : phó từ đứng trước ĐT – TT 
 “ sau ĐT – TT 
Những phó từ đứng trước thường bổ sung ý nghĩa về mặt nào của ĐT- TT?
H/s1 quan sát VD- nhận xét
H/s2 sắp xếp các phó từ đã tìm được ở phần I , II vào bảng phân loại ( g/v treo bảng phụ)
- ý nghĩa chính của các phó từ đó là gì ?
+ lưu ý :Phân biệt phó từ với động từ 
VD:Tôi ra ngoài chơi đ động từ
 Đầu tôi to ra đ Phó từ.
nội dung cần đạt
I. Phó từ là gì?
1- Ví dụ.
đã đi 
cũng ra 
vẫn chưa thấy 
thật lỗi lạc
...soi gương đựơc và rất ưa nhìn, 
to ra, rất bướng.
-> bổ sung ý nghĩa cho ĐT,TT, có thể đứng trước hoặc sau ĐT, TT -> Phó từ.
 2- Nhận xét: 
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm ĐT, TT để bổ sung cho ĐT, TT.
 II. Các loại phó từ
 1. Ví dụ:
a, ...Ch ... n từ: - Theo mẫu.
 - Không theo mẫu.
Lưu ý - Cách làm bài từng loại.
 - Nắm các lỗi hay gặp và cách chữa.
II. Luyện tập:
4. Củng cố:
- Nhắc HS nắm chắc KT cơ bản.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- ôn lại các vấn đề lí thuyết cơ bản, chuẩn bị tốt cho KTHK II.
	- Xem bài VH địa phương - Sưu tầm Các danh lam thắng cảnh địa phương.
Phần nhận xét, kí duyệt của tổ trưởng, BGH
Kiểm tra ngày ....... tháng 4 năm 2011
....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
Tuần 35: Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
Tiết137- 138:
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
( Theo kế hoạch của phòng GD)
Tiết 139 - 140: Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Chương trình ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu bài học:
	- Giúp H: biết được 1 số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình KH bảo vệ Mt nơi địa phương đang sống
	- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học - tập II để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các vân đề đã học
B. Chuẩn bị:
D.Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
- Nêu nội dung chính của 3 Vb nhật dụng đã học ở lớp 6.
Kể 1 số danh lam thắng cảnh hoặc các di tích lịch sử ở địa phương em
- Nêu tên- địa điểm- vị trí.
- Nhân tạo hay tự nhiên.
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của nó. 
- ý nghĩa? Giá trị VH- kinh tế?
- Tình hình tôn tạo và sử dụng hiện nay?
H/ Nêu những việc làm của nhân dân và chính quyền địa phương nhằm bảo vệ MT xanh , sạch đẹp mà em biết?
- Những tồn tại- hành vi phạm làm ảnh hưởng đến MT?
H: viết thu hoạch và trình bày trước lớp.
G: nhận xét - tổng kết và rút kinh nhiệm.
nội dung cần đạt
I. Phần văn và tập làm văn:
1. Văn bản nhật dụng:
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.( Thuý Lan)
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ( Xi- át - Tơn)
- Động Phong Nha
2. Giới thiệu DLTC, DTLS địa phương: 
- Cụm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.
- Đền Bia
- Văn Miếu Mao Điền...
3. Tìm hiểu vấn đề bảo vệ MT ở địa phương em hiện nay:
* Ưu điểm: Việc làm của nhân dân và c/ quyền địa nhằm bảo vệ MT xanh sạch đẹp.
* Tồn tại:
- Cống rãnh thoát nước tắc nghẽn
- Vấn đề rác thải còn bừa bãi
- Ô nhiễm của nhà máy đường- nhà máy xi măng
- Việc phá rừng - săn bắn thú bừa bãi
=> H: viết thành bài và trình bày.
II. Tiếng Việt:
Phân biệt các phụ âm : tr/ ch/ - s/x - l/n - r/ d/ gi.
( H: xem lại bài học thêm đầu năm) để phân biệt tránh viết sai.)
4. Củng cố:
- Suy nghĩ của em về các di tích LS hoặc các DLTC của địa phương em?
 5. Hướng dẫn về nhà:
	- Làm bài bổ trợ .
	- Chú ý các phụ âm .
Giáo án hội giảng.
Họ tên: Phạm Thị Đào Lý
Tổ: KHXH	
 Tiết 109: Văn bản: 
Cây tre Việt Nam
 - Thép Mới -
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: - Giúp HS cảm nhận được giá trị to lớn , sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam. Cây tre biểu tượng cho dân tộc Việt Nam 
2.Kĩ năng: Cảm thụ nghệ thuật của bài kí 
3.Thái độ Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc , tự bồi dưỡng phẩm chất đạo đức qua bài học
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, tài liệu
- HS: đọc văn bản, trả lời câu hỏi
C. phương pháp:
- Động não, Thảo luận nhóm, Trình bày 1 phút
d. các Hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Vở soạn của H.
3. Bài mới: 
 G: dẫn dắt -> vào bài mới:
hoạt động của thày và trò
* HĐ 1: Giới thiệu chung về tg, tp.
? Em hiểu gì về thân thế, sự nghiệp của Thép Mới?
? Nêu xuất xứ của bài văn?
"Cây tre VN" là lời bình cho một bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
Có thể xem đây là một bài kí.
* HĐ 2: Đọc và tìm hiểu văn bản.
G: Hướng dẫn H đọc
? Nêu đại ý của bài văn?
( chú ý những câu văn mở đầu -> bao quát ý chính)- là người thân của n/d VN , tre có mặt mọi nơi. mọi vùng đất nước gắn bó lâu đời và giúp con người trong đời sống hàng ngày-> Tre mang đức tính người VN, là biểu tượng DT VN.
? Nêu bố cục của bài? Nội dung của từng phần?
? Thép Mới đã g/ thiệu h/ ả cây tre và nhận xét như thế nào về cây tre?
? Dựa vào căn cứ nào mà tác giả nhận xét như vậy?( tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc)
? Hình ảnh trong tranh ( sgk) gợi em cảm nghĩ gì?
?Tác giả cảm nhận cây tre VN qua các biểu hiện cụ thể nào về:
- Vẻ đẹp? 
- Phẩm chất? 
? Nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả trong các lời văn trên?
? cách dùng từ như vậy gợi tả điều gì về cây tre?
? Qua vẻ đẹp và phẩm chất của cây tre, lời văn đã gợi liên tưởng đến đức tính nào của người dân VN?
GV: Có thể nói hiếm có loại cây nào trên đất nước VN lại hội tụ được nhiều p/c cao quí như cây tre. Và cũng không có nhiều DT trên thế giới tập trung những khí chất phong phú, độc đáo như DT VN chúng ta.
Tóm lại: Đoạn văn mở đầu vừa mang t/c miêu tả vừa giới thiệu về cây tre một cách nhẹ nhàng, tươi mát, mà sâu lắng.
 ? Sự gắn bó của tre với đời sống hàng ngày của người Việt Nam được giới thiệu như thế nào? trên các mặt sinh hoạt:
- làm ăn ? 
- Niềm vui:(tuổi thơ,tuổi già?)
- Nỗi buồn:
? Nhận xét nghệ thuật nổi bật trong đoạn văn? tác dụng?
? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của nhà văn?
GV: Tre không chỉ gắn bó với đời sống con người mà còn gắn bó:
? Để chứng minh cho nhận xét" Tre bất khuất, tre cùng ta đánh giặc” tác giả đã chứng minh bằng những hình ảnh nào?
?T/g sd biện pháp nt nào trong đoạn văn trên?
? Cách nói đó nhằm diễn tả điều gì về tre?
GV: Với sức mạnh và công lao to lớn ấy, tre đã được phong những danh hiệu cao quý của con người, đó là: Tre, anh hùng......
GV: Như vậy, trong đoạn văn này khi nói về cây tre, tác giả đã chứng minh rất đầy đủ ,rõ ràng nhưng không khô khan. Vì tác giả đưa vào những yếu tố trữ tình đúng lúc,đúng chỗ. Bản giao hưởng đó có những câu thơ như nốt nhạc lắng sâu:
 - Bóng tre trùm mát rượi
 - Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
 Tre với người vất vả quanh năm
 Những câu thơ như giai điệu tình ca thánh thót: giang chẻ lạt, nỉ nonbao trùm là một giai điệu nhịp nhàng, cân xứngcâu văn có nhạc tính tạo nên chất trữ tình đằm thắm , thiết tha.
- HS chú ý vào đoạn kết.
? Trong đoạn kết, tác giả đặt ra vấn đề gì?
GV: Tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của tre khi đất nước bước vào thời kì xây dựng cuộc sống mới trong hiện tại, tương lai, khẳng định tre mãi là người bạn thân chia ngọt , sẻ bùi.
? Để đưa người đọc đến vấn đề đó tác giả bắt đầu bằng những hình ảnh nào? 
- Những hình ảnh đó nhằm diễn tả điều gì?
? Nhận xét những câu văn viết về nhạc của tre ,của trúc?
 ? Với sự gắn bó của cây tre với con người VN, đặc biệt là sự gắn bó với đời sống tinh thần, tg đã khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai ntn?
G: Kết thúc tác giả viết: “Cây tre VN!...tượng trưng”
? Em hiểu gì về cảm nghĩ đó của tác giả?
GV: Tác giả cảm nhận từ tre những phẩm chất cao quý của dân tộc VN, đầy lòng tin vào sức sống lâu bền của cây tre cũng là sức sống của dân tộc VN ta.
?Qua vb em có cảm nhận gì về cây tre VN?
- vẻ đẹp – giá trị của tre VN, sự gắn bó của tre với đời sống dân tộc ta.
- Tre :tượng trưng cho những đức tính cao đẹp của con người VN.
? Em hiểu gì về tác giả qua văn bản?
( T/g hiểu biết sâu sắc về cây tre – tình yêu
 sâu nặngvới cây tre, niềm tin, tự hào chính
 đáng về cây tre VN.)
?Em học được điều gì về nghệ thuật của vb?
(lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu , nhân hoá, giàu cảm xúc, suy tư)
* HĐ3: Làm BT
nội dung cần đạt
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: ( 1925 - 1991)
- Tên thật: Hà Văn Lộc
- Quê: Hà Nội.
- Là nhà văn, nhà báo.
2. Tác phẩm:
- Văn bản là lời bình cho bộ phim" Cây tre VN" của các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc: 
2. Chú thích:
3. Bố cục: 4 đoạn
- Đ1: từ đầu-> ..."như người" : tre có mặt ở mọi nơi trên đất nước và có p/c đáng quí.
- Đ2: tiếp-> "thuỷ chung": tre gắn bó với con người trong c/s lđ.
- Đ3: tiếp->" tre, anh hùng chiến đấu!": tre gắn với con người trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
- Đ4: còn lại: tre vẫn là bạn đồng hành của DT ta trong hiện tại và tương lai.
4. Phân tích:
a. Hình ảnh cây tre và những p/c đáng quí:
* Là người bạn thân của nhân dân VN
 - Tre có mặt ở mọi nơi trên đất nước.
- Tre gần gũi thân thuộc, gắn bó với làng quê VN, là h/ả của làng quê VN.
* Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam:
- Măng mọc thẳng , dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn.
- Vào đâu tre cũng sống; ở đâu cũng xanh tốt, dẻo dai, vững chắc.
-> Dùng nhiều tính từ 
-> gợi tả vẻ đẹp và những phẩm chất đáng quý của cây tre VN.
-> Gợi liên tưởng đến vẻ thanh cao, giản dị, bền bỉ của người VN.
b. Cây tre gắn bó với con người và dân tộc Việt Nam:
* Trong cuộc sống sinh hoạt:
- Dưới bóng tre xanh người dân cày VN :dựng nhà, dựng cửacối xay tre nặng nề
 =>giúp người trăm nghìn công việc khác nhau
- Giang chẻ lạt, buộc mềm
- Là niềm vui duy nhất của tuổi thơ đánh chắt
- Tuổi già với chiếc điếu cày tre là khoan khoái...
- Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng..nhắm mắt xuôi tay nằm trên giường tre.
- NT: Nhân hoá, xen thơ vào lời văn
-> Tăng thêm cảm giác gần gũi, thân thuộc của tre. Lời văn dễ nghe , dễ nhớ 
=> cảm xúc tha thiết của tác giả đối với cây tre.
* Trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương , đất nước:
- Ngọn tầm vông dựng thành đồng tổ quốc
- Cái chông tre sông Hồng
- Tre chống lại sắt thép quân thù
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
- Tre hi sinh để bảo vệ con người.
- NT: Điệp từ, nhân hoá.
- >Khẳng định sức mạnh và công lao của tre trong cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc VN. 
c. Tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với dân tộc ta . 
- Khúc nhạc của đồng quê: diều tre, sáo tre, sáo trúc... cất tiếng hát giữa trời...là phần lãng mạn của sự sống ở làng quê.
-> sự gắn bó của tre với đời sống tinh thần của con người VN. 
- Lời văn thiết tha, bay bổng giàu chất thơ, chất nhạc.
- Khẳng định: Tre còn mãi trong tâm hồn dân tộc VN, còn mãi với các thế hệ VN hôm nay và mai sau.
-> Tre tượng trưng cho đức tính cao đẹp của người VN, là biểu tượng của dân tộc VN.
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập:
1. Những câu tục ngữ ,ca dao, thơ, cổ tích về cây tre:
- Cổ tích: tre trăm đốt
- CD: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
 Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? 
- TN:tre già măng mọc
- Thơ: 
+ Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
+ Gió thổi rừng tre phấp phới.....
+ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.... 
4. Củng cố:
? Em cảm nhận thế nào về hình ảnh cây tre?
5. Hướng dẫn học về nhà:
- Học thuộc đoạn văn em thích nhất.
- Soạn bài: Lòng yêu nước.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19 - 35.doc