Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57 đến 60 - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57 đến 60 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

 - Khái niệm chỉ từ

- nghĩa khái quát của chỉ từ .

- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ.

- khả năng kết hợp của chỉ từ.

- chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được chỉ từ.

- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.

3.Thái độ:

- Tích cực sử dụng chỉ từ khi có thể để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi ví dụ phần I và II sgk.

- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk .

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra:

- Sĩ số: 6A: .; 6B: .

- Kiểm tra (4'): Thế nào là số từ và lượng từ ? công dụng của số từ và lượng từ ?

 Lấy ví dụ minh hoạ ?

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1'): Danh từ ngoài kết hợp với số từ và lượng từ, còn có khả năng kết hợp với chỉ từ. Vậy chỉ từ là gì, ý nghĩa và công dụng của chỉ từ như thế nào giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

 

doc 10 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57 đến 60 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 26 / 11 / 2010 	 Tiết 57
Giảng: 6A:./11/2010
	 6B:./11/2010
Chỉ từ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: 
 - Khái niệm chỉ từ
- nghĩa khái quát của chỉ từ .
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ.
- khả năng kết hợp của chỉ từ.
- chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện được chỉ từ.
- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết. 
3.Thái độ:
- Tích cực sử dụng chỉ từ khi có thể để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ phần I và II sgk. 
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk . 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:	6A:.; 6B:.
- Kiểm tra (4'): Thế nào là số từ và lượng từ ? công dụng của số từ và lượng từ ?
 Lấy ví dụ minh hoạ ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): Danh từ ngoài kết hợp với số từ và lượng từ, còn có khả năng kết hợp với chỉ từ. Vậy chỉ từ là gì, ý nghĩa và công dụng của chỉ từ như thế nào giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và Trò
Nội dung
HĐ1(10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm chỉ từ: 
GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần I SGK
HS đọc ví dụ trên bảng phụ- chú ý các từ in đậm.
- Các từ in đậm trong đoạn văn bổ sung ý nghĩa cho từ nào ? 
(+ nọ à ông vua . 
+ ấy à viên quan . 
+ kia à làng . 
+ nọ à cha con nhà )
- Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì ? ( Bổ sung ý nghĩa cho danh từ)
HS đọc phần 2 sgk. 
- So sánh các từ và cụm từ trong các ví dụ có điểm gì giống và khác nhau về hình thức, từ đó rút ra ý nghĩa của các từ được in đậm? 
HS đọc phần 3 SGK : 
- Các từ ấy, nọ trong ví dụ này có gì khác với các từ ấy, nọ trong ví dụ 1 ?
GV: Những từ in đậm trong ví dụ gọi là chỉ từ, vậy thế nào là chỉ từ ? Chỉ từ có ý nghĩa gì trong câu ? 
HS đọc ghi nhớ sgk
HĐ2(10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu: 
HS quan sát VD ở phần I : 
- Trong các câu đã dẫn ở phần I, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì ? 
GV: treo bảng phụ ghi ví dụ a, b (2) T137. 
- Tìm chỉ từ trong các ví dụ trên ? 
- Xác định chức vụ của chúng trong câu ? 
( Đó-> làm chủ ngữ trong câu
 Đấy -> làm trạng ngữ )
- Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy chỉ từ có khả năng hoạt động trong câu như thế nào? 
HS đọc ghi nhớ sgk 
HĐ3 (15'): Hướng dẫn học sinh luyện tập 
HS đọc yêu cầu bài tập
GV cho học sinh hoạt động nhóm( 4nhóm)
 GV giao nhiệm vụ
Nhóm 1: thảo luận ý a
Nhóm 2: thảo luận ý b
Nhóm 3: thảo luận ý c
Nhóm 4: thảo luận ý d
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét chéo
GV nhận xét, kết luận.
GV nêu yêu cầu bài tập 
GV cho mỗi dãy lớp làm 1 ý 
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận
HS đọc yêu cầu bài tập 3
Gv gọi 1 số học sinh trình bày ý kiến.
HS khác nhận xét, GV nhận xét, kết luận.
I. Chỉ từ là gì ?
* Ví dụ: sgk 
(+ nọ à ông vua . 
+ ấy à viên quan . 
+ kia à làng . 
+ nọ à cha con nhà )
-> Các từ in đậm đều bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
-> Nghĩa của các từ: nọ, ấy, kia, nọ được cụ thể hoá, được xác định trong không gian.
- Từ "ấy", "nọ" xác định về thời gian.
* Ghi nhớ: SGK Tr 137
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu:
1. Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
2. Chỉ từ làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. 
* Ghi nhớ: SGK /138
III. Luyện tập . 
1. Bài tập 1:
a) Chỉ từ "ấy": định vị sự vật trong không gian à làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
b) Các chỉ từ "đấy", "đây": định vị sự vật trong không gian à làm CN trong câu. 
c) “Nay”: Định vị sự vật trong không gian, làm trạng ngữ.
d) “Đó”: Định vị sự vật trong thời gian, làm trạng ngữ. 
2. Bài tập 2:
Có thể thay như sau: 
a) Đến chân núi Sóc à Đến đấy, 
b) làng bị lửa thiêu cháy à làng ấy. 
à thay như vậy để khỏi lặp từ. 
3. Bài tập 3
- Không thể thay được các chỉ từ: (ấy, đó, nay) 
-> chỉ từ có ý nghĩa rất quan trọng, chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người đọc, người nghe định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian vô tận.
3. Củng cố: (3')
 - Thế nào là chỉ từ, ý nghĩa của chỉ từ và hoạt động của chỉ từ trong câu.
4. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2')
- Học phần ghi nhớ trong SGK
- Nắm chắc kiến thức chỉ từ và hoạt động của chỉ từ trong câu.
- Chuẩn bị bài " Luyện tập kể chuyện tưởng tượng".
Soạn: 26 / 11/ 2010 	Tiết 58
Giảng: 6A:./11/2010
	 6B:./11/2010
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh
	- Tưởng tượng và vai trò của tượng trong tự sự .
 - Tích hợp môi trường : Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi
2. Kĩ năng:
- Tự xây dựng được dàn bài kể truyện tưởng tượng.
- Kể truyện tưởng tượng.
3. Thái độ:
	- Học sinh yêu thích kể chuyện theo trí tưởng tượng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	- GV:Bảng phụ ghi dàn bài đề văn phần I SGK
	- HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:6A..............................6b.................................
- Kiểm tra (4'): Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ? kể tên một số câu chuyện tưởng tượng mà em biết ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): Giờ học trước các em đã tìm hiểu kể chuyện tưởng tượng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để hiểu rõ thêm yếu tố tưởng tượng trong bài văn kể chuyện.
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1(10'): Hướng dần học sinh tìm hiểu đề bài
HS đọc đề bài sgk
GV cho học sinh tìm hiểu đề bài
- Đề bài yêu cầu gì về thể loại ?
( Kể chuyện tưởng tượng )
- Nội dung kể về truyện gì ?
HĐ2(15'): Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài dựa trên những gợi ý:
HS đọc phần gợi ý. Suy nghĩ câu trả lời
GV cho học sinh lập dàn bài dựa trên những gợi ý
GV gọi 1 số học sinh trình bày dàn bài của mình.
GV nhận xét, kết luận 
GV treo bảng phụ ghi dàn bài 
HĐ3(15' ): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm các đề bài khác.
HS đọc 3 đề bài trong sgk
GV cho học sinh thảo luận nhóm ( 4 nhóm )
GV giao nhiệm vụ:
 Nhóm 1: Tìm ý và lập dàn bài cho đề 1
Nhóm 2+3: Tìm ý và lập dàn bài cho đề 2
Nhóm 4: Tìm ý và lập dàn bài cho đề 3
- Thời gian: 7'
Đại diện nhóm trình bày 
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chữa bài.
HS đọc bài tham khảo SGK Tr 140.
1. Đề bài luyện tập:
 “Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra” 
* Tìm hiểu đề:
- Kiểu văn kể chuyện
- Nội dung: Kể chuyện tưởng tượng (không có tài liệu nào có sẵn, cũng không thể tuỳ tiện, mà phải dựa vào những điều có thật để tưởng tượng ra)
2. Dàn bài:
1) Tìm ý:
- Hoàn cảnh đi thăm.
- Người cùng đi.
- Đến trường – nhìn thấy quang cảnh chung của trường, cảnh gặp lại thầy cô bạn bè.
- cảnh thăm hỏi, chúc mừng, tặng quà, tâm sự, cảnh thăm trường lớp, thầy cô, những kỉ vật, cảnh chào hỏi, lưu luyến, chào hỏi, chia tay,
- Cảm xúc chung, lời hứa hẹn,
2) Lập dàn ý: 
* Mở bài: 
- Lí do về thăm trường cũ sau 10 năm.
 * Thân bài: 
- Lúc đó em bao nhiêu tuổi, đang làm gì? ở cương vị nào? Về thăm trường cũ vào dịp nào? Ai cùng đi, gặp thầy cô, bạn cũ cùng trang lứa trong điều kiện nào? Mái trường có những thay đổi gì (về quang cảnh chung, khuôn viên, cây cối thuở nào em đang học so với bây giờ, lan can, phòng học cũ, bàn ghế, màu sắc, có gì thêm mới, cái gì không còn,cảnh tượng chung, làm em gợi nhớ đến điều gì, cảm xúc dâng trào, nhớ lại kỉ niệm hồi nào, điều mà em nhớ và khắc sâu nhất.)
- Cảm xúc, tâm trạng sau chuyến đi ấy.
- Gặp lại thầy cô có còn nhận ra nhau không, lời nói, niềm cảm động, những thay đổi của thầy, cô, bạn bè, nhớ lại kỉ niệm hồi nào,
- Căn cứ vào sự thật hiện tại để tưởng tượng thêm tương lai mai sau,....
- Cảnh chia tay và những suy nghĩ, hứa hẹn khi chia tay,
* Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em khi về thăm lại mái trường.
II. Các đề bài bổ sung:
3. Củng cố (3'):
- GV khái quát cách làm bài kể chuyện tưởng tượng.
- Nắm được cách làm bài kể chuyện tưởng tượng phải chú ý tới điều gì, đưa yếu tố tưởng tượng vào bài khi nào.
4. Hướng dẫn học ở nhà ( 2'):
- Ôn lại bài.
- Tập xây dựng dàn bài cho các đề còn lại.
Chuẩn bị bài: Động từ 
Soạn:../ 12/ 2010 	Tiết 59
Giảng: 6A:./12/2010
	 6B:./12/2010	Hướng dẫn đọc thêm:
Con hổ có nghĩa
(Truỵên trung đại Việt Nam)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Đặc điểm thể loại truyện trung đại .
- ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình ở truyện co hổ có nghĩa.
- Nét đặc sắc của truyện: Kết cấu đơn giản và sử dụng biện pháp đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại .
 - Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng con hổ có nghĩa.
 - kể lại dược truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. 
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Đọc tài liệu: "Đọc- hiểu văn bản Ngữ Văn 6"- NXBGD
- Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: 
- Sĩ số:	6A:..; 6B:
- Bài cũ: Kết hợp trong giờ.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): Các em đã được tìm hiểu các thể loại truyện: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Hôm nay chúng ta tìm hiểu sang thể loại mới: Truyện trung đại Việt Nam.
Hoạt động của thầy và Trò
Nội dung
HĐ1(10'): Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
GV: hướng dẫn đọc: Phân biệt rõ lời kể với lời của nhân vật. Chú ý diễn tả sinh động chi tiết hổ đến đón bà đỡ trần đi và chi tiết hổ đến trước ngôi mộ nhảy nhót.
GV: đọc mẫu một đoạn 
HS: đọc văn bản
HS: đọc chú thích *
GV: Thế nào là truyện trung đại ?
 GV: lưu ý hs các chú thích 1, 2, 4, 6, 10.
HĐ2:( 15' ) HS luyện đọc
HS khá, giỏi đọc.
Lớp nhận xét- GV nhận xét.
HS trung bình đọc
GV: nhận xét.
HS yếu đọc.
GV: nhận xét. 
 HĐ3 (14'): hướng dẫn học sinh Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện 
GV: Văn bản này thuộc thể văn gì ? 
(Kể chuyện tưởng tượng) 
GV: Văn bản được chia làm mấy phần? (2 phần) 
GV: Quan hệ giữa 2 phần có gì giống nhau ? 
(thống nhất về nghĩa của con người trong cuộc sống) 
GV: Trong phân 1 có mấy nhân vật ? (3 nhân vật) 
GV: Nhân vật bà đỡ Trần được giới thiệu như thế nào ? 
GV: giới thiệu thêm về bà đỡ: Xưa có ít bệnh viện, một số người khéo tay tự đỡ đẻ cho người khác-> được mọi người kính trọng.
GV: Cách giới thiệu đó giúp người đọc có cảm giác về truyện ntn ? (cảm giác truyện chân thật) 
GV: Lần đỡ đẻ này của bà Trần có gì khác thường ? 
GV: Thái độ, cử chỉ của con hổ đực ntn ? 
GV: Cách mời của con hổ thể hiện điều gì ? 
(sự chân trọng thân ái) 
GV: Trước việc làm của bà đỡ Trần con hổ đã làm gì ? 
GV: Thái độ của con hổ khi đáp nghĩa như thế nào ? (quỳ xuống) 
HS: quan sát tranh : 
GV:Em có nhận xét gì về cảnh trong bức tranh? 
GV: Cách giới thiệu bác Tiều như thế nào ? 
(tên Mỗ, làm nghề đốn củi) 
GV: Con hổ trán trắng gặp nạn gì ?
 (bị hóc xương bò) 
GV: Bác Tiều đã cứu giúp con hổ như thế nào ? 
(lấy xương hóc ra cho hổ) 
GV: Hổ đã đền đáp ơn nghĩa ấy bằng cách nào?
 (có miếng ngon hổ biếu bác) 
GV: Nhớ ngày giỗ bác Tiều hổ đã làm gì ? 
(mang lễ vật – tỏ lòng thương tiếc) 
GV: Nghệ thuật chủ yếu của truyện là gì ? Tác dụng của nó ?
GV: Truyện có ý nghĩa gì ?
GV: Tìm những câu ca dao, tục ngữ đề cao ân nghĩa ?
 (Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ) 
HS đọc ghgi nhớ SGK.
HS: Thực hiện y/c luyện tập trong sgk.
GV: Qua tìm hiểu VB em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: 
1. Đọc văn bản:
2.Tìm hiểu chú thích: 
* Truyện trung đại: (SGK – 143)
II. Luyện đọc:
III. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.
1. Nội dung:
a) Ân nghĩa của con hổ thứ nhất đối với bà đỡ Trần .
- Bà đỡ Trần: làm nghề đỡ đẻ . 
- Đỡ đẻ cho hổ . 
- Con hổ đực lao tới cắp bà đi . 
- Đáp lại tình nghĩa sâu nặng à tặng bà một cục bạc. 
b) Ân nghĩa của con hổ đối với bác Tiều. 
- Bác tiều: làm nghề đốn củi.
- Hổ bị gặp nạn: bị hóc xương bò.
- Lấy xương hóc ở họng ra giúp hổ
- Hổ đền ơn:
+ Có miếng ngon biếu bác.
+ Khi bác tiều mất: hổ vô cùng thương tiếc.
+ Ngày giỗ: Mang lễ vật đến.
2. Nghệ thuật:
 - Nhân hóa, mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người một cách hư cấu, tưởng tượng.Mang ý nghĩa giáo huấn.
3. ý nghĩa: Truyện đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người, khuyến khích điều cần thiết phải có trong con người đó là lòng biết ơn.
* Ghi nhớ : (sgk – 144) 
* Luyện tập:
3. Củng cố (3'):
- Đóng vai con hổ thứ nhất kể lại truyện ?
- Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? tại sao ?
4. Hướng dẫn về nhà (2'):
- Học và nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện.
- Đọc lại văn bản, kể lại truyện.; Chuẩn bị bài " Động từ".
Soạn: 	 Tiết 60
Giảng: 6A.
 6B.
Động từ
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức: Giúp HS : 
- Khái niệm động từ :
- ý nghĩa kháI quát của động từ 
- Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ).
- Các loại động từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết động từ trong câu .
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
 Sử dụng động từ để đặt câu.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng động từ khi nói, viết.
II.Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ và bảng phân loại động từ. 
- HS: Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk . 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:
- Bài cũ: (4') Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? lấy ví dụ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): Trong chương trình tiểu học, các em đã tìm hiểu về động từ. Giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về động từ, nhưng ở mức độ nâng cao hơn. Đó là đặc điểm của động từ, phân loại động từ.
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1(10' ): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của động từ
HS đọc ví dụ.
GV: Trong chương trình tiểu học, các em đã tìm hiểu về động từ, em hãy nhắc lại thế nào là động từ ?
GV: Tìm động từ trong ví dụ trên ?
GV: Nêu ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì ?
GV: Động từ có đặc điểm gì khác danh từ ? 
GV: Các động từ trên thường kết hợp với những từ nào ?
GV: Danh từ có kết hợp được với những từ trên không ?
(Không, danh từ kết hợp với số từ và lượng từ phía trước, kết hợp với chỉ từ phía sau ) 
GV: Động từ có khả năng giữ chức vụ gì trong câu ? 
VD : Tôi / học . 
 CN VN 
GV: Danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu ?
 ( Làm chủ ngữ ) 
GV: Lấy ví dụ động từ làm chủ ngữ ? 
Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của người học sinh.
GV: Em có nhận xét gì về động từ khi làm chủ ngữ trong câu ? 
GV: Qua các đặc điểm trên của động từ, em thấy động từ khác danh từ như thế nào ?
GV: Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy động từ có đặc điểm gì ?
HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ2(10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại động từ chính:
 HS đọc câu hỏi 1 SGK -146
 GV treo bảng phụ ghi bảng phân loại
Gọi HS lên bảng điền các động từ vào bảng phân loại
GV:Qua tìm hiểu em thấy có mấy loại động từ?
 (2 loại: 
+ ĐT tình thái: đòi hỏi ĐT khác đi kèm . 
+ ĐT chỉ hành động, trạng thái: Không đòi hỏi động từ khác đi kèm. )
GV:Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên ?
 HS đọc ghi nhớ sgk . 
HĐ3(15'): Hướng dẫn học sinh luyện tập.
HS đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK – 147)
GV cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn
GV giao nhiệm vụ: Tìm các động từ trong truyện "Lợn cưới áo mới" ?
- Thời gian: 4'
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận.
HS đọc truyện vui.
GV: Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?
 HS suy nghĩ, trả lời.
I. Đặc điểm của động từ. 
* Ví dụ: ( sgk – 145) 
1. Các động từ:
a) đi, đến, ra, hỏi . 
b) lấy, làm, lễ . 
c) treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề. 
2. ý nghĩa khái quát của động từ: Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
3. Động từ có đặc điểm khác danh từ: 
- Động từ kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,... 
- Thường làm vị ngữ trong câu. 
- Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ  
* Ghi nhớ : (sgk – 146). 
II. Các loại động từ chính:
Bảng phân loại
Thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau 
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau 
Trả lời câu hỏi làm gì ? 
đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng.
Trả lời các câu hỏi: Làm sao? Thế nào ? 
dám, toan, định
buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, yêu, vui.
* Ghi nhớ : (sgk – 146). 
III. Luyện tập. 
1. Bài tập 1:
 Các động từ trong truyện: Lợn cưới áo mới: 
Có, khoe, may, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, có, đi, khen, thấy, thấy, hỏi, tức tối, chạy, giơ, bảo, mặc. 
à ĐT chỉ tình thái . 
2. Bài tập 2:
 Truyện: "Thói quen dùng từ" 
 Truyện buồn cười ở chỗ: Đối lập giữa hai động từ: đưa – cầm 
-> Phê phán thói tham lam, keo kiệt của con người.
3. Củng cố (3'):
- Thế nào là động từ ? động từ có đặc điểm gì ?
- Có mấy loại động từ ?
4. Hướng dẫn về nhà(2'):
- Học thuộc hai phần ghi nhớ trong SGK.
- Đọc lại truyện "Treo biển" và tìm động từ.
- Soạn bài: Cụm động từ. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15.doc