Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 13

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 13

TUẦN 13

Tiết 13: Ngày soạn: / /2009

Ngày dạy: /12/2009

BỔ TRỢ KIẾN THỨC:

 TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TRUYỆN CƯỜI

 (ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi

- Treo biển - Lợn cưới, áo mới)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Mở rộng nâng cao, bổ sung kiến thức có liên quan đến một số truyện ngụ ngôn và truyện cười: "Ếch ngồi đáy giếng" , "Thầy bói xem voi","Treo biển", "Lợn cưới, áo mới"

 - Hiểu được vai trò ý ngghĩa của truyện ngụ ngôn và truyện cười trong đời sống nhân dân.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm

 - Tích hợp rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự.

3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu thích kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam (ngụ ngôn và truyện cười)

 - Hình thành thái độ đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giánhự vật, hiện tượng trong xã hội

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6

 - HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 13:
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: /12/2009
bổ trợ kiến thức:
 truyện ngụ ngôn và truyện cười
 (ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi
- Treo biển - Lợn cưới, áo mới)
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Mở rộng nâng cao, bổ sung kiến thức có liên quan đến một số truyện ngụ ngôn và truyện cười: "ếch ngồi đáy giếng" , "Thầy bói xem voi","Treo biển", "Lợn cưới, áo mới"
	- Hiểu được vai trò ý ngghĩa của truyện ngụ ngôn và truyện cười trong đời sống nhân dân.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
	- Tích hợp rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu thích kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam (ngụ ngôn và truyện cười)
 - Hình thành thái độ đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giánhự vật, hiện tượng trong xã hội
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
	- HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Kể tên các truyện ngụ ngôn và truyện cười đã học trong chương trình Ngữ văn 6! 
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 Từ phần kiểm tra bài cũ à GV dẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản đã học theo 4 nhóm:
+ Nhóm 1+ 3: (Truyện ngụ ngôn)
?- Thế nào là truyện ngụ ngôn?
- Là loại truyện mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chuyện kể về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
?- Qua truyện "ếch ngồi đáy giếng", nhân dân ta muốn ngụ ý gì?
- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
?- Nhân dân ta muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì qua truyện "Thầy bói xem voi" ?
- Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
+ Nhóm 2+4: (Truyện cười)
?- Em hiểu thế nào là truyện cười?
- Là loại truyện kể về những hiện tợng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
?- Nội dung ý nghĩa truyện "Treo biển"?
- Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá, nghe ai góp ý về cái biển cũng làm theo, truyện tạo ra tiếng cười vui vẻ có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của người khác. 
?- Qua truyện "Lợn cưới, áo mới", nhân dân ta muốn phê phán, chế giễu điều gì?
- Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
Hướng dẫn HS làm các bài tập mở rộng 
(1) BT trắc nghiệm: 
(HS suy nghĩ và trả lời miệng)
1.?- Mục đích chính của truyện ngụ ngôn là gì?
 A. Miêu tả sự vật hiện tượng
 B. Khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống
 C. Kể lại diễn biến các sự việc
 D. Bộc lộ thái độ tình cảm của con người.
2.?- Truyện ngụ ngôn thường sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để gửi gắm bài học?
 A. Tương phản B. So sánh
 C. ẩn dụ D. Liệt kê
3.?- Nguyên nhân chúnh dẫn tới kết cục bi thảm của con ếch?
 A. Do môi trường sống thay đổi
 B. Do chủ quan, kiêu ngạo
 C. Do không để ý đến xung quanh
 D. Do ếch không may mắn.
4.?- Các ông thầy bói đã "xem voi" bằng cách nào?
 A. Nhìn bằng mắt B. Nghe bằng tai
 C. Sờ bằng tay D. Ngửi bằng mũi 
5.?- Cách "xem voi" của năm ông thầy bói?
 A. Toàn diện
 B. Khách quan
 C. Chủ quan
 D. Phiến diện, chủ quan.
6.?- Tấm biển "ở đây có bán cá tươi" có mấy yếu tố? Nội dung của nó có hợp lí không?
 A. Hai yếu tố. Nội dung không hợp lí.
 B. Ba yếu tố. Nội dung rất hợp lí.
 C. Ba yếu tố. Nội dung không hợp lí.
 D. Bốn yếu tố. Nội dung rất hợp lí.
7.?- Trong truyện "Treo biển", khi nghe những lời khuyên, nhà hàng đã làm gì?
 A. Sửa cỡ chữ trên tấm biển
 B. Không nghe theo 
 C. Đều nghe theo ngay và cắt xén dần từng yếu tố trong tấm biển
 D. Lắng nghe rồi làm theo ý của bản thân.
8.?- Anh chàng thứ nhất trong truyện "Lợn cưới, áo mới" chờ đợi để được khoe trong thời gian bao lâu?
 A. Từ sáng đến chiều B. Từ sáng đến trưa
 C. Từ trưa đến chiều D. Từ chiều đến tối.
9.?- Câu nói: "Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?" có thông tin nào thừa?
 A. "có thấy" B. "cưới"
 C. "con lợn" D. "qua đây"
10.?- Điều gì khiến người ta cười khi đọc phần cuối truyện "Treo biển"?
 A. Hai anh chàng hay khoe gặp nhau
 B. Không bên nào chịu kém bên nào về về tính hay khoe. 
 C. Chỉ cần một phút giây gặp gỡ là cơ hội tốt để hai chàng thỏa mãn tính hay khoe của mình.
 D. Cả A, B, C đều đúng
(2)?- Em hãy kể một câu chuyện mà em đã gặp trong đời sống để minh họa cho câu thành ngữ "ếch ngồi đáy giếng"!
 - HS kể à Nhận xét + bổ sung à GV đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 4: Củng cố:
 GV khái quát chung về nội dung tiết học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học 
- Làm bài tập sau:
(3)?- Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung gần gũi với nội dung truyện "Treo biển"
 - Chuẩn bị BTKT: 
 + Danh từ 
 + Cụm danh từ
I. kiến thức cơ bản:
1. Truyện ngụ ngôn:
1.1. ếch ngồi đáy giếng
- Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
1.2. Thầy bói xem voi
- BH: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
2. Truyện cười:
2.1. Treo biển 
- Truyện tạo ra tiếng cười vui vẻ có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc
2.2. Lợn cưới, áo mới
- Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của.
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: (BT trắc nghiệm)
Câu 1:
 Đáp án B
Câu 2:
 Đáp án C
Câu 3:
 Đáp án B
Câu 4:
 Đáp án C
Câu 5:
 Đáp án D
Câu 6:
 Đáp án D
Câu 7:
 Đáp án C
Câu 8:
 Đáp án A
Câu 9:
 Đáp án B
Câu 10:
 Đáp án D
2. Bài 2
(Kể chuyện)
Kiểm tra ngày ..... tháng ..... năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc