Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Năm học 2012-2013

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh về kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I. Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội. Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra:

+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút

+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của tiếng Việt tích hợp phần văn bản và tập làm văn

 - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

 - Xác định khung ma trận.

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 02/12/2012
Tiết: 73 Ngày dạy: 04/12/2012
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh về kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I. Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội. Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: 
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của tiếng Việt tích hợp phần văn bản và tập làm văn
 	- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
 	- Xác định khung ma trận.
 Cấp độ
 Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
- Phương châm hội thoại
- Từ láy
- Từ đồng âm 
- Từ tượng hình
- Phép tu từ từ vựng
-Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
 Nhận biết: từ đồng âm, từ láy, từ tượng hình 
 Hiểu phép tu từ từ vựng hoán dụ, phương châm về lượng và nghĩa của từ
Số câu: 6
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ 30%
Số câu: 6
Số điểm: 3 
Tỉ lệ 30%
Số câu: 3
Số điểm: 1.5
Số câu: 3
Số điểm: 1.5
Chủ đề 2:
- Phương thức chuyển nghĩa của từ 
Hiểu phương thức chuyển nghĩa hoán dụ
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Chủ đề 3:
- Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
Tạo lập đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và gián tiếp
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tổng số câu: 8 
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
Số câu: 3
Số điểm: 1.5
10%
Số câu: 4
Số điểm: 3.5
35%
Số câu: 1
Số điểm: 5
50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm ) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất 
Câu 1: “Những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa của chúng hoàn toàn khác xa nhau” là: 
 A. Từ đồng âm B. Từ trái nghĩa 
 C. Từ nhiều nghĩa D. Từ Hán Việt
Câu 2: Câu thơ nào sau đây chứa từ tượng hình?
 A. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi B. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
 C. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.
Câu 3: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
 A. Thình lình B. Vành vạnh 
 C. Rưng rưng D. Đèn điện
Câu 4: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
 (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
 Hai câu thơ trên đã sử dụng nghệ thuật gì?
 A. So sánh B. Ẩn dụ 
 C. Nhân hóa D Hoán dụ ..
Câu 5: Câu nói: “Xin lỗi, có thể chị không hài lòng nhưng tôi cũng thành thật mà nói là giọng hát của chị không được hay cho lắm” đã tuân thủ phương châm hội thoại:
 A. Phương châm lịch sự B. Phương châm cách thức 
 C. Phương châm về chất D. Phương châm quan hệ. 
Câu 6: Câu thơ nào có từ “lưng” không dùng với nghĩa gốc?
 A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ B. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
 C. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ D. Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường. 
B. TỰ LUẬN (7.0 điểm )
Câu 1 : (2.0 điểm) Có mấy phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ ? 
 Câu thơ sau: “Áo anh rách vai
 Quần tôi có vài mảnh vá”
 (Trích Đồng Chí – Chính Hữu)
 Từ “vai” được chuyển nghĩa theo phương thức nào? 
Câu 2 : (5.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 8 câu) theo chủ đề tự chọn, trong đó chuyển câu sau theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp 
 “Văn học là nhân học” (Mác-xim Go-rơ-ki)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
A. TRẮC NGHIỆM ( 3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
A
B
C
D
A
C
B. TỰ LUẬN ( 7.0 điểm) 
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
- Có 2 phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ 
- Từ “vai” được chuyển theo phương thức hoán dụ (vai người – vai áo)
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 2
a. Yêu cầu chung: 
- Bài làm của học sinh cần trình bày dưới dạng đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn, đảm bảo đủ số câu quy định
- Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng, liên kết.
b. Yêu cầu cụ thể: Hs viết đoạn văn chứa lời dẫn trực tiếp và gián tiếp 
 Mác-xim Go-rơ-ki nói “Văn học là nhân học” 
Lời dẫn gián tiếp: Mác-xim Go-rơ-ki nói rằng văn học là nhân học
1.0 điểm
4.0 điểm
* Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
.
.
.
********************************
Tuần : 15 Ngày soạn: 04/12/2012
Tiết PPCT:74 Ngày dạy: 06/12/2012 
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì 1.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thuống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
2. Kỹ năng: 
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
 3. Thái độ: - Giáo dục Hs tính cẩn thận, ham học hỏi.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, thảo luận nhóm . 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3.Bài mới: Ở học kỳ I, chúng ta đã học Văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Để củng cố kiến thức đã học, tiết học này các em sẽ rõ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Ôn tập lý thuyết
GV: Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập I có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
GV:Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho ví dụ cụ thể?
GV:Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
 GV: Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật với các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn. Chẳng hạn khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ, người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng tưởng tượng, lối so sánh, nhân hoá (như ngôi chùa tự kể chuyện mình) để khơi gợi cảm thụ về đối tượng được thuyết minh.Và đương nhiên phải vận dụng miêu tả ở đây để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào; màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh, từ đó cho HS thấy thuyết minh và miêu tả, giải thích có những điểm khác nhau
HS thảo luận nhóm câu hỏi 4 Sgk/206 ( 4 phút)
Các nhóm nhận xét, GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm cho nhóm nào làm tốt
GV: SGK Ngữ văn 9, tập 1 đã cung cấp cho học sinh những tri thức nào về phần Tập Làm Văn? 
GV: Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? 
GV: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào? 
GV: Sách ngữ văn, tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự ? 
VD1: - “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo góp Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời này quả thất cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.”
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra . Cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
VD 2: Rằng : “ Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Nghĩ ... chẳng theo. Lòng riêng riêng những kính yêu. Chồng .. chăng?”.
VD 3: “Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều khi tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng ta khó mà ở cho vừa ý họ.. Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư Hắn bĩu môi và bảo: Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó”
GV: Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? 
GV: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự? Cho ví dụ
GV: Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? 
VD: Tự sự ở ngôi thứ nhất: “Tôi không quản trời lạnh giá, về thăm làng cũ, xa những hai ngàn dặm mà tôi đã từ biệt hơn hai mươi năm”
- Tự sự ở ngôi thứ ba: “Buổi trưa hôm ấy ông Hai ở nhà một mình. Con bé lớn gánh hàng ra quán cho mẹ chưa thấy về. Hai đứa bé thì ông cắt chúng nó ra vườn trông mấy luống rau mới cấy lại chẳng gà vặt hết”
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: HS ôn lại tất cả những kiến thức về Tập làm văn đã học 
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC, KẾT HỢP BÀI TẬP:
1. Các nội dung lớn và trọng tâm:
a. Văn bản thuyết minh: 
* Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như: nghị luận, giải thích, miêu tả
b. Văn bản tự sự:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự
2. Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa,..
- Các biện pháp nghệ thuật làm nổi bật đặc điểm đối tượng và gây hứng thú cho người đọc. 
- Đế thuyết minh cụ thể, sinh động, hấp dẫn, có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.: tác dụng làm nổi bật đối tượng, gây ấn tượng mạnh
3. Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả,tự sự
MIÊU TẢ
THUYẾT MINH
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
- Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật
- Ít tính khuôn mẫu
- Đa nghĩa
- Trung thành với các đặc điểm của đối tượng,sự vật
- Bảo đảm tính khách quan.khoa học
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống văn hoá, khoa học,..
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu)
- Đơn nghĩa
4. Nêu lên ba nội dung về văn bản tự sự:
- Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm 
- Tự sự có sử dụng yếu tố nghi luận
- Tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 
- Tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận 
+ Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ra nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt cử chỉ, trang phục .. của nhân vật 
VD 1 : Đoạn văn viết về tâm trạng lão Hạc khi bán cậu Vàng
+ Tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận : Trong văn bản tự sự, người kể chuyện hoặc nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
VD 2: Đoạn thơ trích trong Kiều báo ân báo oán – Nguyễn Du 
+ Tự sự có sử dụng cả yếu tố nội tâm và nghị luận : 
VD 3: 
5. Đối thoại: là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở phía lời trao và lời đáp. 
VD : - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? .
 - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! 
+ Độc thoại : là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi nhân vật nói thành lời những suy nghĩ, tâm trạng của mình đó là độc thoại, còn không nói thành lời thì là độc thoại nội tâm ( không có gạch đâu dòng)
VD : “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hát hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi dầu Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?
+ Tác dụng của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: khắc họa rõ tính cách nhân vật, làm cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn. Mặt khác, tác giả cũng gửi gắm được tư tưởng, tình cảm của mình khiến cho tư tưởng chủ đề của tác phẩm được nổi rõ hơn. 
6. Ngôi kể trong văn tự sự:
* Kể chuyện ở ngôi thứ nhất:
- Ưu điểm: dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm của nhân vật, miêu tả được những diễn biến tâm lí, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật
- Hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều.
* Kể theo ngôi thứ ba thì làm cho câu chuyện mang đậm tính khách quan. Người kể ở đây dường như thấy hết và biết hết cả mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của nhân vật.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Vận dụng kiến thức phần Tập làm văn, Tiếng Việt để đọc – hiểu một đoạn văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại tự sự. 
* Bài mới: Chuẩn bị ôn tập phần Thơ và truyện hiện đại.
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
..
..............................................................................................................................................................
..
****************************************
Tuần : 15 Ngày soạn: 04/12/2012
Tiết PPCT:75 Ngày dạy: 06/12/2012
ÔN TẬP KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI. 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống kiến phần Thơ và truyện hiện đai đã học ở học kì 1.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Ôn tập ,củng cố lại các kiến thức đó học về thơ và truyện hiện đại Việt Nam .
 2. Kỹ năng: - Tạo lập văn bản tự sự.
 - Rèn kỹ năng ghi nhớ phân tích các tác phẩm thơ ,văn hiện đại đó học
 3. Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, ham học hỏi. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, thảo luận nhóm . 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: Ở học kỳ I, chúng ta đã học các tác phẩm Thơ và truyện hiện đại. Để củng cố kiến thức đã học, tiết học này các em sẽ ôn tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
- GV: cho HS tìm hiểu lại tất cả nội dung các tác phẩm thơ, văn đã học: Nhắc lại các tác phẩm thơ, văn hiện đại Việt Nam đã học?
LUYỆN TẬP:
-GV: Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng, hiểu nội dung và nghệ thuật chính của các tác phẩm thơ hiện đại
- Đối với truyện hiện đại, GV cho HS tóm tắt văn bản, ôn tập kiến thức về nội dung chính của văn bản đã học
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: HS ôn lại tất cả những kiến thức về thơ và truyện hiện đại.
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC: 
- HS lập bảng thống kê các tác giả - tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã học:
II. LUYỆN TẬP:
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn ngắn cho các nội dung chính phân văn bản đã học
- Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu nêu ý nghĩa khái quát của hình tượng Ánh trăng qua bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy?
- Cảm nhận của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai qua truyện ngắn Làng – Kim Lân?
- Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng?
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Ôn tập phần Thơ và truyện hiện đại. Tập viết đoạn văn theo yêu cầu cho sẵn
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút với phần trắc nghiệm và tự luận
Hướng dẫn làm bài kiểm tra:
- Học tất cả kiến thức liên quan đến thơ, truyện hiện đại để làm phần trắc nghiệm
- Phần tự luận: chú trọng tạo lập văn bản, học kĩ truyện ngắn, các hình ảnh thơ đặc sắc
Bảng thống kê các tác giả - tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã học:
Văn học hiện đại: (VH trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc, hòa bình)
Stt
TÁC PHẨM
Thể loại
TÁC GIẢ
NỘI DUNG CHÍNH
NGHỆ THUẬT
1
Đồng chí – 1948 
( Đầu súng trăng treo)
Thơ
tự
do
Chính Hữu
Sáng tác về những người lính trong 2 cuộc kháng chiến
Ca ngợi tình đồng chí của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp
Hình ảnh, ngôn ngữ bình dị
Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
(Vầng trăng và những quầng lửa 1969)
Thơ
tự
do
Phạm Tiến Duật
Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch. 
3
Đoàn thuyền đánh cá 
1948
( Ngày mai trời lại sáng)
Thơ 7 chữ
Huy Cận
là nhà thơ nổi tiếng rong phong trào thơ Mới.
Bài thơ thể hiện nguồn cảm lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các BPNT đối, so sánh, nhân hóa, phóng đại
+ Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời ngư dân và đoàn thuyền 
+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi sự liên tưởng. 
4
Bếp lửa – 1963 
( Hương cây bếp lửa)
Thơ 8 chữ
Bằng Việt
là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Từ những kỉ niệm của tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
- Thơ tám chữ, giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
- Kết hợp miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm 
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - 1971 ( Nhà thơ đi công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên)
Thơ 
8 chữ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng hành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 
Ca ngợi tình cảm tha thiết và cao đẹp của bà mẹ Tà – ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Mang âm điệu bài hát ru. Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
- Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng. 
6
Ánh trăng – 1978, thành phố Hồ Chí Minh
Thơ 5 chữ
Nguyễn Duy
là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
Bài thơ là một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, thủy chung sau trước. Ánh trăng là hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.. 
- Kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
- Sáng tạo kết hợp hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa
7
Làng – Viết đầu kháng chiến chống Pháp, in trên Tạp chí văn nghệ 1948
T.
ngắn
Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn 
 Đề tài: cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Tạo tình huống truyện gay cấn tin :làng Chợ Dầu theo giặc
- Miêu tả tâm lí nhân vật 
Thông qua suy nghĩ, hành động, lời nói ( đối thoại và độc thoại) 
8
Lặng lẽ Sa Pa
(Là kết quả của chuyến đi Lào Cai, rút trong tập Giữa trong xanh 1972)
T. ngắn
Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký.
Là câu chuyện gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
Tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn 
- Kết hợp giữa tự sự, trữ tình với nghị luận .
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- Tạo tính trữ tình trong tác phẩm.
9
Chiếc lược ngà
(Viết 1966 ở chiến trường Nam Bộ)
T.
 ngắn
Nguyễn Quang Sáng, nhà văn Nam Bộ, viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình
Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trãi qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Tạo tình huống éo le, cốt truyện mang yếu tố bất ngờ .
- Lựa chọn người kể chuyện là ông Ba 
- Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật.
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
..
..............................................................................................................................................................
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 15.doc