Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 93, Bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 93, Bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

1. Kiến thức:

 Cảm nhận được qua bài văn, một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi ngưòi, trong việc làm và lời nói, bài viết.

2. Kỹ năng:

 Nhìn ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài. Đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp với giải thích bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

3. Thái độ: Có ý thức học tập và rèn luyện theo cách sống giản dị của Bác Hồ

B. CHUẨN BỊ : - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ

 Sự giầu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào? Tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các phương diện đó. HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

 Ở bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ người đọc đã rất xúc động trước tình cảm bình dị của vị lãnh tụ của dân tộc là tình cảm bình dị mà gần gũi của một người cha.Còn trong bài học hôm nay chúng ta lại một lần nữa cảm nhận được phẩm chất giản dị của Bác qua một đoạn văn nghị luận đặc sắc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng- người học trò xuất sắc, người cộng sự gần gũi nhiều năm của Bác.

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 93, Bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Nguyễn Thị Nguyệt - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/2/2007 Bài 23 :
Ngày dạy: 26/2/2007 Đức tính giản dị của Bác Hồ
 Tiết 93: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
	 Cảm nhận được qua bài văn, một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi ngưòi, trong việc làm và lời nói, bài viết.
2. Kỹ năng:
	 Nhìn ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài. Đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp với giải thích bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
3. Thái độ: Có ý thức học tập và rèn luyện theo cách sống giản dị của Bác Hồ
B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
	 - Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
	 Sự giầu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào? Tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các phương diện đó. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
	ở bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ người đọc đã rất xúc động trước tình cảm bình dị của vị lãnh tụ của dân tộc là tình cảm bình dị mà gần gũi của một người cha.Còn trong bài học hôm nay chúng ta lại một lần nữa cảm nhận được phẩm chất giản dị của Bác qua một đoạn văn nghị luận đặc sắc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng- người học trò xuất sắc, người cộng sự gần gũi nhiều năm của Bác.
 Hoạt đông 3: Bài mới
Hoạt động của GV
H.Đ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi H/S đọc chú thích dấu sao.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
- GV: Nêu yêu cầu đọc: Rõ ràng, mạch lạc, biểu hiện được
- H/S đọc chú thích
- H/S trình bày ý hiểu.
- H/S nghe.
I. Đọc- Tiếp xúc văn bản
* Tác giả: Nhà cách mạng nổi tiếng, Nhà văn học lớn của dân tộc, từng làm Thủ Tướng Chính Phủ trên 30 năm.
* Tác phẩm : SGK
* Đọc
tình cảm của tác giả.
- GV: Đọc - Gọi 2 H/S đọc bài
- Gọi H/S nhận xét .
- GV: Kiểm tra việc nắm chú thích của H/S. 
?Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào ? 
? Nêu luận điểm chính của bài.
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người Bác. 
? Bài viết được trình bày theo trình tự lập luận nào?
? Từ trình tự lập luận em hãy nêu bố cục của bài viết?
- GV: Đây chỉ là phần trích cho nên không đầy đủ như bài văn nghị luận nói chung. 
- GV: Kết luận chuyển ý.
- Gọi H/S đọc phần 1
? Phần 1 nêu lên vấn đề gì?
? Trong phần mở đầu của bài viết , tác giả đã nêu luận điểm chính đó là gì ?
Luận điểm gồm hai vế.
? Nhận xét ý nghĩa của từng vế 
? Phần này được trình bày bằng 2 câu. Hãy nêu vai trò của từng câu? 
? Luận điểm đã đề cập đến 2 phạm vi đời sống của Bác, đời sống cách mạng to lớn và đời sống hàng ngày giản dị. Theo em văn bản này tập trung làm rõ phạm vi đời sống nào của Bác Hồ.
? Trong đời sống hàng ngày đức tính giản dị của Bác được bộ lộ. Đức tính này được tác giả nhận định bằng những từ nào? 
? Trong đó từ nào quan trọng nhất? Vì sao 
? Trong khi nhận định về đức tính giản dị của Bác, tác giả đã có thái độ như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận và ý nghĩa của cách lập luận ấy?
- GV: Câu văn mở đầu gồm 2 vế đã xua tan quan điểm của một vài người muốn thần thánh hóa Bác, coi Bác là siêu nhân, huyền thoại xa vời. Câu 2 giải thích rõ phẩm chất vĩ đại giản dị của Bác luôn hướng về nhân dân. Luận đề và cách lập luận của Phạm Văn Đồng ngắn gọn mà sâu sắc. 
- GV: chuyển ý
? Phần 2, tác giả tập trung vào vấn đề gì?
? Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác qua những phương diện nào? 
? Đức tính giản dị trong đời sống hàng ngày của Bác được trình bày như thế nào?
? Sau khi nêu luận điểm tác giả đã chứng minh cho luận điểm đó bằng cách nào?
? Liệt kê các dẫn chứng đó?
- Sau khi nêu dẫn chứng về bữa cơm của Bác, tác giả đã dừng lại bình luận ý nghĩa của các chi tiết ấy.
? Em hãy đọc lời bình luận của tác giả?
? Cách bình luận như vậy giúp ta hiểu gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả ( đây là một câu văn bình luận rất hay, tác giả ca ngợi đạo đức Bác).
? Qua tìm hiểu các dẫn chứng chứng minh đời sống giản dị của Bác, em có nhận xét gì về cách lựa chọn dẫn chứng.
? Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu lên những chi tiết cụ thể nào?
? Nhận xét về cách đưa dẫn chứng trong đoạn này?
? Em hãy nhận xét cách lập luận của tác giả trong đoạn này?
? Hãy chỉ rõ các câu văn bình luận và biểu cảm, nêu tác dụng?
- Gọi H/S đọc: Bác Hồ ... nhân dân./ 53
? Câu văn đã giúp em hiểu gì về lý do của lối sống giản dị của Bác.
- GV: Bác sống giản dị không phải là theo lối khắc khổ của các nhà tu hành, cũng không phải kiểu các nhà hiền triết ẩn dật, sống giản dị về đời sống vật chất vì Bác có một đời sống tinh thần phong phú, đó là cuộc sống cách mạng vì lý tưởng cao đẹp. Bác đã kể về cuộc sống 1941( Việt bắc) " sáng ra bờ suối...cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng." Giản dị trong đời sống vật chất càng làm nổi bật về đời sống tinh thần.
? Câu kết đoạn :"Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay" có tác dụnggì?
- H/S đọc đoạn cuối
? ở đoạn cuối văn bản để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn ra câu nói nào của Bác?
? Tại sao tác giả lại dùng câu nói này để chứng minh cho sự giản dị trong cách nói và viết của Bác.
? Tác giả đã đưa ra lời bình luận như thế nào về tác dụng của lối nói giản dị của Bác.
? Em hiểu gì về ý nghĩa của lời bình luận này.
- GV khái quát chuyển ý.
? Nét đặc sắc trong cách nghị luận của bài văn là gì?
? Văn bản đã mang cho em những hiểu biết mới mẻ nào về Bác.
- Gọi H/S đọc ghi nhớ. 
- H/S đọc
- H/S nhận xét
- H/S phát hiện
- H/S suy nghĩ độc lập và trả lời.
- H/S phát hiện
- H/S suy nghĩ độc lập và trả lời
- H/S nêu bố cục bài văn.
- H/S nghe
- H/S phát hiện
- H/S phát hiện
H/S nhận xét
- Suy nghĩ độc lập, trả lời
- H/S trình bày ý kiến
- H/S suy nghĩ độc lập và trả lời.
- Phát hiện.
- H/S phát hiện
-H/S nhận xét.
- H/S chú ý lắng nghe
- H/S phát hiện
- H/S suy nghĩ, trả lời
- H/S suy nghĩ độc lập và trả lời
- H/S phát hiện
- H/S liệt kê dẫn chứng.
- H/S đọc lời bình luận
- H/S suy nghĩ độc lập và trả lời
-H/S nhận xét
- H/S phát hiện
- H/S nhận xét
- H/S nhận xét
- H/S phát hiện
- H/S đọc
H/S trình bày ý kiến.
- H/S lắng nghe
- Nêu tác dụng.
- Đọc đoạn cuối
- H/S phát hiện
- H/S nhận xét
- H/S phát hiện
- H/S khái quát
- Tự bộc lộ.
H/S đọc
* Tìm hiểu chú thích
*Tìm hiểu cấu trúc văn bản
- Văn bản nghị luận chứng minh.( Bằng dẫn chứng và lý lẽ có xen chút ít giải thích và bình luận.
- Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Tác giả đã chứng minh bằng các biểu hiện trong đời sống và con người Bác như: 
+ Giản dị trong sinh hoạt
+ Giản dị trong quan hệ với mọi người.
+ Giản dị trong tác phong.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
- Đi từ nhận xét khái quát đến những biểu hiện cụ thể của đức tính giản dị của Bác 
* Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu => Tuyệt đẹp
- Phần 2: Còn lại
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Phần 1 : Nhận định khái quát về đức tính giản dị của Bác .
- Luận điểm: Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với đời sống giản dị của Bác.
- Câu 1: Gồm 2 vế đối lập: Hoạt động chính trị lay chuyển trời đất >< đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn.
- Câu 1: Nhận xét chung
- Câu 2: Giải thích nhận xét ấy.
- Bác vừa là bậc vĩ nhân lớn lao, phi thường, vừa là người bình thường rất gần gũi, thân thương với mọi người.
- Đời sống hàng ngày giản dị của Bác.
- Trong sáng, thanh bạch và giản dị.
- Từ "thanh bạch" vì từ này thâu tóm đức tính giản dị của Bác. Trong "thanh bạch" có giản dị, trong sáng và đẹp trong lối sống của người cách mạng.
- Tin ở nhận định của mình " Điều rất quan trọng...Hồ Chủ Tịch"
- Ngợi ca " rất lạ lùng, rất kỳ diệu" 
=> Cách lập luận ngắn gọn mà sâu sắc để làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của Bác.
2.Phần 2: Chứng minh đức tính giản dị của Bác.
- Hai phương diện
+ Giản dị trong đời sống hàng ngày.
+ Giản dị trong cách nói, viết.
a. Giản dị trong lối sống
- Tác giả trình bày qua luận điểm khái quát : Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người đều biết: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà...
- Dùng dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho luận điểm vừa nêu.
=> Về bữa cơm...nhà ở...lối sống... 
- ở việc làm nhỏ đó...phục vụ.
- Dẫn chứng đi liền với lý lẽ để làm nổi bật điều cần chứng minh.
- Kết hợp với bình luận-> Tình cảm và thái độ trân trọng của người viết.
=> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, giản dị, gần gũi với mọi người dễ hiểu, dễ thuyết phục.
* Trong quan hệ với mọi người .
- Viết thư cho một đồng chí.
- Nói chuyện với các cháu miền Nam.
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
- Việc gì làm được không cần người khác giúp, đặt tên...
-> Đưa dẫn chứng bằng cách liệt kê, dẫn chứng tiêu biểu, làm nổi rõ con người của Bác trong quan hệ với mọi người.
=> Trân trọng, tỷ mỷ, yêu quý tất cả.
- Chứng minh, biểu cảm, bình luận.
- Một đời sống như vậy, thanh bạch và tao nhã biết bao.
- Khẳng định lối sống giản dị của Bác .
- Bày tỏ tình cảm quý trọng của người viết
- Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác luôn gắn liền với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân.
- Vì Người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân. 
- Khái quát lại toàn đoạn, nhấn mạnh luận điểm, rút ra bài học thiết thực của tác giả.
- Chuyển thông điệp cho mọi người hãy tìm hiểu, suy ngẫm về đức tính giản dị của Bác, noi gương Bác.
b.Giản dị trong cách nói, viết.
- '' Không có gì quý hơn độc lập...
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam...''
-> Là những câu nói nổi tiếng, ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ.
- Những chân lý giản dị mà sâu sắc là sức mạnh vô địch.
- Đề cao sức mạnh phi thường của lối sống giản dị.
- Khẳng định tài năng của Bác.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật :
- Kết hợp chứng minh, giải thích - bình luận.
- Dẫn chứng cụ thể tiêu biểu.
2.Nội dung:
- Đức tính giản dị trong lối sống, lời nói, viết là một vẻ đẹp cao quý trong con người Hồ Chí Mịnh
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
1. Hãy tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác.
2. Qua bài văn này, em hiểu thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Về học ghi nhớ.
- Soạn : ý nghĩa văn chương
- Sưu tầm một số câu thơ, mẩu chuyện nói về đức tính giản dị của Bác.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 93.doc