Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Thường Thới Tiền

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Thường Thới Tiền

Câu 1: (3.0 đ)

- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?

- Phân biệt sắc thái ý nghĩa của các từ: cho, biếu, tặng, và đặt câu với mỗi từ đó?

Câu 2: (5.0 đ)

 Em hãy phân tích hai câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya” để làm rõ đặc điểm “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc” trong thơ Bác? (viết thành đoạn văn khoảng 15 dòng)

Câu 3: (12.0 đ) Trình bày cảm nhận của em về cánh diều tuổi thơ.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Thường Thới Tiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THƯỜNG THỚI TIỀN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TỔ: VĂN – SỬ – ĐỊA - GDCD
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 7
(CẤP TRƯỜNG)
NĂM HỌC 2010 – 2011
Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian phát đề)
Câu 1: (3.0 đ)
Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
Phân biệt sắc thái ý nghĩa của các từ: cho, biếu, tặng, và đặt câu với mỗi từ đó?
Câu 2: (5.0 đ)
 Em hãy phân tích hai câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya” để làm rõ đặc điểm “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc” trong thơ Bác? (viết thành đoạn văn khoảng 15 dòng)
Câu 3: (12.0 đ) Trình bày cảm nhận của em về cánh diều tuổi thơ.
ĐÁP ÁN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 7 (CẤP TRƯỜNG)
Câu 1: (3.0 đ)
 * Trả lời đúng khái niệm từ đồng nghĩa được (0.5 điểm), cho đúng ví dụ được (0.25 điểm).
 - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
 - Ví dụ: ăn – xơi; chết – hi sinh, 
 * Giải thích đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm của mỗi từ được (0.5 điểm). Đặt mỗi câu đúng được (0.25 điểm )
 - Cho: Trao cho người khác một vật gì đó, mang sắc thái bình thường, người cho thường là người nhiều tuổi hơn hoặc ở địa vị cao hơn người nhận.
 Đặt câu: Ba cho con chiếc xe đạp này.
 - Biếu: Trao cho người khác một vật gì đó, mang sắc thái trang trọng, tôn kính, người biếu thường là người ít tuổi hơn hoặc ở địa vị thấp hơn người được biếu.
 Đặt câu: Cháu biếu ông bà hộp sữa.
 - Tặng: Trao cho người khác một vật gì đó vào một dịp kỉ niệm hay vào một ngày có ý nghĩa, mang sắc thái thân mật. Người tặng không phân biệt tuổi tác hay địa vị.
 Đặt câu: Con gấu này là món quà mình tặng cho bạn nhân ngày sinh nhật.
Câu 2: (5.0 đ)
 * Yêu cầu học sinh viết thành một đoạn văn (khoảng 15 dòng) trong đó giới thiệu ngắn gọn về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ và phân tích được tính nhạc, tính họa trong hai câu thơ đầu.
 * Lưu ý: giáo viên chấm dựa trên sự sáng tạo của học sinh nhưng cơ bản học sinh phải thể hiện được các ý sau: 
 - Chép lại đúng hai câu thơ đầu trong bài thơ “cảnh khuya” (0.5 điểm)
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
 Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
 - Hai câu đầu tả cảnh đêm trăng trong rừng ở chiến khu Việt Bắc. (0.5 điểm)
 - Trong câu thơ đầu tác giả so sánh tiếng suối nghe như tiếng hát. Nhạc của thiên nhiên gợi nhạc của con người.Câu thơ tả nhạc của thiên nhiên và nhạc của con người. Như vậy trong thơ có nhạc. (2.0 điểm)
 - Câu thơ thứ hai tả trăng, ánh trăng in vào cổ thụ, lồng sâu vào vòm cây, để tạo ra bóng như lồng hoa sáng đưới mặt đất hay lồng vào những khóm hoa có thật. Dù là hoa trăng sáng hay hoa thật thì mặt đất vẫn sáng lên những bông hoa. Một bức tranh hoa, đúng là trong thơ có họa. (2.0 điểm)
Câu 3: (12.0 đ) 
 * Hình thức: (2.0 điểm)
 - Đúng kiểu bài văn biểu cảm.
 - Bài viết phải thể hiện rõ bố cục ba phần.
 - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
 * Nội dung: (10.0 điểm)
 1/ Mở bài: (1.5 điểm)
 Giới thiệu và nêu cảm nhận ngắn gọn về cánh diều tuổi thơ.
 2/ Thân bài: (7.0 điểm) Nêu cảm xúc về một hình ảnh quen thuộc đối với tuổi thơ: Cánh diều. Cụ thể phải lần lượt nêu được các ý sau:
 - Cảm xúc này bắt nguồn từ hình ảnh cánh diều thực (Giới thiệu về cảnh thả diều của các bạn nhỏ trong những buổi chiều hè);
 - Nêu cảm nghĩ về ý nghĩa ẩn sâu trong hình ảnh cánh diều (Là biểu tượng cho ước mơ, khát vọng tuổi thơ, )
 - Kết hợp tả với bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc xuyên suốt trong bài. Không sa đà vào miêu tả một buổi thả diều mà nản thân đã từng tham gia hay chứng kiến.
 3/ Kết bài: (1.0 điểm) 
 Nhấn mạnh cảm nhận của bản thân về cánh diều tuổi thơ.
 * Lưu ý: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, giáo viên chấm sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể về mức độ đáp ứng yêu cầu đề để cho điểm. Chú ý ưu tiên những bài thực sự có năng khiếu văn, có chất văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi HS gioi cap Huyen.doc