Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 84: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 84: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về khái niệm lập luận.

B. CHUẨN BỊ:

 + Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập.

 +Học sinh: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ:

 Bố cục của văn nghị luận? Các phương pháp lập luận?

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu.

 Lập luận là một yếu tố quan trọng được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong văn nghị luận, để giúp các em củng cố phương pháp lập luận trong văn nghị luận bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 84: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/2/2007 Tiết 84
Ngày dạy: 3/2/2007 Luyện tập về phương pháp lập luận
 trong văn nghị luận.
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: qua luyện tập mà hiểu sâu thêm về khái niệm lập luận.
B. Chuẩn bị:
	+ Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập.
	+Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ: 
	 Bố cục của văn nghị luận? Các phương pháp lập luận?
 Hoạt động 2: Giới thiệu.
	Lập luận là một yếu tố quan trọng được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong văn nghị luận, để giúp các em củng cố phương pháp lập luận trong văn nghị luận bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt.
- GV treo bảng phụ.
- Gọi học sinh đọc bài tập 1.
? Trong các câu trên bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận thể hiện tư tưởng của người nói.
? Mối quan hệ giữa luận cứ đối với kết luận là như thế nào? vị trí của kết luận và luận cứ có thể thay đổi cho nhau được không?
- Gọi học sinh đọc bài tập2.
- Em hãy bổ xung luận cứ cho các kết luận.
- Cho học sinh thảo luận nhóm
- Gọi đại diện trình bầy.
- GV nhận xét - kết luận.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.
- Cho học sinh làm theo nhóm.
- Gọi đại diện trình bầy.
- GV: Các ví dụ trên được coi là lập luận trong đời sống.
? Em có nhận xét gì về đặc điểm lập luân trong cuộc sống.
- GV khái quát chuyển ý.
- Học sinh đọc ví dụ SGK - 33 Đây là những đề văn nghị luận.
? Hãy so sánh các kết luận ở mục 1,2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận? 
? So sánh lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận có gì giống và khác nhau?
- GV khái quát lập luận trong văn nghị luận.
- Lâp luận cho luận điểm " Sách là người bạn lớn của con người"
? Vì sao ta phải nêu ra luận điểm này?
? Hãy nêu những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm sách là người bạn lớn?
? Luận điểm trên có thực tế không?
? Luận điểm có tác dụng gì.
- GV khái quát: Cách trả lời các câu hỏi như trên là cách lập luận.
? Để hình thành được lập luận trong bài văn nghị luận cần trả lời cho các câu hỏi như thế nào?
- Cho học sinh đọc lại 2 câu chuyện thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng.
? Nêu kết luận trở thành luận điểm của truyện thầy bói xem voi.
 ? Lập luận cho luận điểm đó.
- Đọc bài tập.
- Xác định.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đọc bài tập.
- Thảo luận nhóm 2 em.
- Trả lời.
- Nhắc lại yêu cầu.
- Làm việc theo nhóm.
- Nhận xét.
- Đọc ví dụ.
- Trả lời
- So sánh, nhận xét.
- HS nghe.
- Lí giải
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét.
- Nêu tác dụng.
- HS nghe.
- Độc lập trả lời.
- Đọc bài.
- Trả lời
- Trình bày ý kiến.
I. Lập luận trong đời sống.
1. Bài tập 1. 
- Luận cứ: 
a. Hôm nay trời mưa...
b. Vì qua sách em học .... điều.
c. Trời nóng quá.
- Kết luận :
a- Chúng ta không đi chơi...
b- Em rất thích đọc sách.
c- Đi ăn kem đi.
*a. Mối quan hệ nhân quả. Có thể thay đổi vị trí của luận cứ và kết luận cho nhau được nhưng cần thêm từ trước luận cứ.
b. Mối quan hệ nhân quả.
- Có thể thay đổi được vị trí của luận cứ và kết luận.
c. Quan hệ nhân quả có thể thay đổi vị trí cho nhau được...
2. Bài tập.
a. Em rất yêu trường em vì nơi đó có thầy cô và bạn bè.
b. Nói dối rất có hại vì nó làm mất lòng tin của mọi người.
c. Chúng mình học đã lâu nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d. Vì chưa có nhiều hiểu biết nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Để được mở mang trí tuệ em rất thích đi tham quan.
3. Bài tập 3. 
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, mình phải đi dạo một chút.
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá hôm nay phải thức khuya để học.
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe như thế là thiếu văn hoá.
d. Các bạn ... phải cư xử cho đúng mực.
e. Cậu này ham đá bóng thật sau này có thể trở thành câu thủ chuyên nghiệp.
* Kết luận: Lập luận trong đời sống thường mang tính cảm tính, tính hàm ẩn không tường minh.
II. Lập luận trong văn nghị luận.
1. Nhận dạng lập luận trong văn nghị luận.
* Giống nhau:
- Đều là những kết luận.
* Khác nhau.
- ở mục 1,2 là những kết luận trong lời nói giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân và có tính hàm ẩn.
- ở mục II luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh.
- Giống nhau: Đều là những kết luận.
- Khác: Lập luận trong đời sống hàm ẩn, được diễn đạt bằng một câu.
+ Lập luận trong văn nghị luận thường mang tính khái quát. có tính lí luận, thường được diễn đạt bằng một tập hợp câu...
2. Phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
- Lập luận cho luận điểm.
" Sách là người bạn lớn của con người"
- Vì con người không thể chỉ có đời sống vật chất mà còn có đời sống tinh thần. Sách là món ăn tinh thần quý giá.
* Nội dung luận điểm.
- Sách giúp ta mở mang trí tuệ.
- Sách dẫn ta đi sâu vào mọi lĩnh vực đời sống.
- Sách đưa ta trở về quá khứ đưa ta tới tương lai, đặc biệt là giúp ta sống sâu sắc cuộc sống hôm nay.
- Sách giúp ta thư giãn khi mệt mỏi giúp ta nhận ra chân lí và những nét đẹp của cuộc sống.
- Sách dậy ta nhiều điều về khoa học. 
- Việc đọc sách, biết quý sách là một thực tế lớn trong đời sống xã hội. đọc sách để học tập, để tham gia nghiên cứu để phát triển tài năng...
* Tác dụng của luận điểm .
- nhắc nhở, động viên khích lệ mọi người trong xã hội biết quý sách, hiểu được giá trị lớn lao của sách và nâng cao lòng ham thích đọc sách.
-Vì sao đưa ra luận điểm đó, luận điểm đó có những nội dung nào, luận điểm đó có thực tế không?
3. Lập luận cho luận điểm. Thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng.
- Chuyện: Thầy bói xem voi.
- Kết luận: Muốn hiểu biết đầy đủ sự vật, sự việc phải xem xét toàn diện sự vật sự việc đó.
- Đúng vậy, nếu ta chỉ biết sơ qua một sự vật, sự việc về một vài điểm mà chưa thấu hiểu sự vật sự việc ấy thật cặn kẽ, chưa nắm được bản chất của chúng mà đã vội nêu lên những nhận xét về chúng thì chắc chắn chúng ta chỉ đưa ra những nhận xét hoặc thiếu sót hoặc sai lầm giống như mỗi thầy bói mù chỉ được tiếp xúc với một bộ phận con voi mà đã mô tả hình dáng con voi và đinh ninh là mình nói rất đúng.
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập- chuyện ếch ngồi đáy giếng - kết luận và lâp luận cho luận điểm đó.
- Soạn : Sự giầu đẹp của Tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 84- TLV.doc