A/ Mục tiêu cần đạt:
Giỳp học sinh:
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một nhận định, một ý kiến về 1 vấn đề quen thuộc với đời sống của các em.
- Từ đó giúp học sinh thể hiện năng lực làm văn lập luận giải thích qua việc tập làm 1 bài văn cụ thể. Bài viết số 6
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tham khảo SGV.
- Học sinh: Chuẩn bị bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4 phút)
? Nêu bố cục của bài văn lập luận giải thích ? Nội dung từng phần.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
ở các tiết trước các em đã tìm hiểu thế nào là lập luận giải thích, cách làm bài văn lập luận giải thích để củng cố cho những nội dung trên, tiết học hôm nay chúng ta đi luyện tập lập luận giải thích.
*Hoạt động 3: Bài mới ( 39 phút).
Ngày soạn: 20/3/2007 Ngày giảng: 23/3/2007 Tiết 108: luyện tập lập luận giải thích Viết bài tập làm văn số 6 - ở nhà A/ Mục tiờu cần đạt: Giỳp học sinh: - Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích. - Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một nhận định, một ý kiến về 1 vấn đề quen thuộc với đời sống của các em. - Từ đó giúp học sinh thể hiện năng lực làm văn lập luận giải thích qua việc tập làm 1 bài văn cụ thể. Bài viết số 6 B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Tham khảo SGV. - Học sinh: Chuẩn bị bài. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4 phút) ? Nêu bố cục của bài văn lập luận giải thích ? Nội dung từng phần. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút) ở các tiết trước các em đã tìm hiểu thế nào là lập luận giải thích, cách làm bài văn lập luận giải thích để củng cố cho những nội dung trên, tiết học hôm nay chúng ta đi luyện tập lập luận giải thích. *Hoạt động 3: Bài mới ( 39 phút). Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt - GV: chép đề bài lên bảng. ? Hãy nhắc lại những yêu cầu của việc tìm hiểu đề văn lập luận giải thích. ? Xác đinh thể loại cho đề văn trên ? Đề văn trên yêu cầu giải thích vấn đề gì. ? Hãy chỉ ra các từ then chốt trong đề và chỉ ra các ý quan trọng cần được giải thích. ? Hãy nhắc lại yêu cầu của các phần trong dàn bài của bài văn lập luận giải thích. ? Đối với đề văn trên, phần mở bài cần đảm bảo yêu cầu gì. ? Em hiểu ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn sáng như thế nào. ? Tại sao nói Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ. ? Vì sao nói đến sách, người ta lại nghĩ đến trí tuệ con người. ? Theo em câu nói trên có phải là ca ngợi và tôn vinh sách không. ? Tình cảm và thái độ của em đối với sách. ? Dựa vào dàn ý đã lập hãy viết đoạn mở bài và đoạn kết bài. - GV: nhận xét -> sửa chữa. ? Bước cuối cùng sau khi viết bài là gì. - GV: ra đề cho h.s về nhà viết. - H.s đọc - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu -Tthảo luận nhóm 5’ trình bày – nhận xét. - Chép đề I- Đề bài: Một nhà văn có nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó. II- Thực hành: 1- Tìm hiểu đề và tìm ý: - Thể loại: nghị luận giải thích. - Giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người. - Các ý cần giải thích: + Giải thích tại sao lại nói “Sách là ngọn đèn con người”. + Nói như vậy nhằm mục đích gì. 2- Dàn bài: a- Mở bài: - Giới thiệu nhận định “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” b- Thân bài: - Hình ảnh ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn mà ánh sáng của nó không bao giờ tắt, lúc nào cũng rạng rỡ, lung linh. - Người nói muốn khẳng định sự vĩnh cửu của trí tuệ con người gửi gắm trong từng trang sách. - Chỉ có những cuốn sách có giá trị mới được coi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ. - Những cuốn sách có giá trị ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong sản suất, chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội Chỉ có những người học rộng tài cao mới viết được những cuốn sách quý. - Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích một thời mà có ích cho mọi thời -Dẫn chứng: những kiến thức mà em đã và đang học do sách đem lại: (Toán, Văn, Lý, Sử ) c- Kết bài: - Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn - Cần phải chọn sách tốt để học, giữ gìn sách và coi sách như người bạn thân thiết. 3- Viết đoạn văn: a- Đoạn mở bài: b- Đoạn kết bài. 4- Đọc lại và sửa chữa. III- Đề bài tập làm văn số – ở nhà Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này ? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. * Đáp án biểu điểm: 1- Mở bài: (2 điểm). - Giới thiệu Bác Hồ với sự quan tâm của Bác đối với đời sống nhân dân. - Trích dẫn lời khuyên của Bác qua hai câu thơ. 2- Thân bài: (6 điểm). - Giải thích cụm từ: mùa xuân Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, thời tiết mát mẻ, cây cối, vạn vật sinh sôi nảy nở (2 điểm) - Giải thích ý nghĩa của từ “xuân” (dòng 2): Đất nước xuân (hay mùa xuân đất nước) là đất nước giàu có, sung túc, đẹp đẽ (2 điểm) - Trồng cây vào mùa xuân là một việc làm quen thuộc của người Viẹt Nam, góp phần làm cho đất nước tươi đẹp, môi trường lành mạnh là việc làm cần thiết. (2 điểm) c- Kết bài: (2 điểm). Khẳng định ý nghĩa trong lời dạy của Bác. - Liên hệ ý thức trồng cây và bảo vệ cây của con người Việt Nam ngày nay. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút) - Về nhà viết tiếp đoạn thân bài của đề văn luyện tập và hoàn chỉnh thành bài văn. - Viết bài tập làm văn số 6. - Chuẩn bị bài: “Những trò lố hay là Va – Ren và Phan Bội Châu. + Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.
Tài liệu đính kèm: