Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 đến 35

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 đến 35

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Lớp: TUẦN 11 Tiết 43

Luyện nói, kể chuyện

A – Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về văn tự sự.

2. Kỹ năng:

- Biết lập dàn bài cho bài kể chuyện miệng theo một đề bài/

- Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài văn viết sẵn hay học thuộc lòng.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập.

B – Phương tiện dạy học:

- Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ.

- Tài liệu: SGK – SGV – TKBD.

C – Cách thức tiến hành:

- Phương pháp: gợi mở, nêu vấn đề.

- Hình thức: Nhóm, cá nhân, cả lớp.

D – Tiến trình bài dạy:

I – ÔĐTC.

II – KTBC: Kiểm tra 15phút.

1. Có những thứ tự kể nào thường dùng trong văn tự sự?

A – Kể theo trình tự thời gian (kể xuôi).

B – Kể kết quả rồi kể nguyên nhân diễn biến (kể ngược).

C – A đúng, B sai.

D – Cả A, B đều đúng.

 

doc 199 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp:
Tuần 11
Tiết 43
Luyện nói, kể chuyện
A – Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về văn tự sự. 
2. Kỹ năng: 
- Biết lập dàn bài cho bài kể chuyện miệng theo một đề bài/ 
- Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài văn viết sẵn hay học thuộc lòng. 
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc trong học tập. 
B – Phương tiện dạy học: 
- Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ. 
- Tài liệu: SGK – SGV – TKBD. 
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: gợi mở, nêu vấn đề. 
- Hình thức: Nhóm, cá nhân, cả lớp. 
D – Tiến trình bài dạy: 
I – ÔĐTC.
II – KTBC: Kiểm tra 15phút. 
1. Có những thứ tự kể nào thường dùng trong văn tự sự?
A – Kể theo trình tự thời gian (kể xuôi). 
B – Kể kết quả rồi kể nguyên nhân diễn biến (kể ngược). 
C – A đúng, B sai. 
D – Cả A, B đều đúng. 
2. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu kể lại 1 lần mắc khuyết điểm theo thứ tự ngược lại. 
Đáp án – Biểu điểm:
Câu 1: 3điểm (Đáp án D)
Câu 2: 7điểm. Viết 1 đoạn văn gồm 5 câu: kể về hậu quả 1 lần mắc khuyết điểm rồi kể đến nguyên nhân diễn biến Bài học rút ra. (Kể 1 lần không thuộc bài, 1 lần đánh nhau...). 
III – Bài mới: 
GV: Để củng cố kiến thức về văn tự sự, cách lập luận bài và kể theo dàn bài đã lập chúng ta cùng tìm hiểu tiết 42.
Hoạt động 1: Xây dựng dàn bài 
GV: Chép đề số 1 lên bảng. 
GV: Dành 5phút trao đổi dàn bài đã làm ở nhà theo nhóm. 
- 1 nhóm đứng lên trình bày dàn bài ở nhà của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá, bổ sung đưa dàn bài hoàn chỉnh lên bảng (bảng phụ).
Đề bài: Kể về 1 chuyến về quê. 
I – Lập dàn ý. 
1. Mở bài. 
- Nêu lý do về thăm quê: về quê nhân dịp nào? về quê với ai?
2. Thân bài: 
- Những chuẩn bị cho chuyến đi (đi bằng phương tiện nào? mang theo những gì...?)
- Tâm trạng trước khi về quê: hồi hộp, chờ mong...
- Trên đường về quê có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?
+ Có gì đổi mới không? Đổi mới ntn?
+ Cảnh vật, con người ở quê đ/v có gắn bó không?
- Gặp họ hàng, ruột thịt, thăm phần mộ tổ tiên ntn?
- Thăm lại mái trường, thầy cô, bạn bè cũ ra sao? 
- Sống dưới mái nhà người thân ntn?
3. Kết bài: 
- Chia tay với quê hương, họ hàng sau bao lâu. 
- Suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng khi chia tay. 
- Mong ước điều gì khi chia tay. 
Hoạt động 2: Luyện nói
Gv: Dành 5 phút chia 6 nhóm h/s kể chuyện cho nhau nghe. 
- Theo dõi: y/c ít nhất có 1 – 2 em tập kể chuyện. 
- Còn 15phút g/v gọi h/s lên bảng kể trước lớp. G/v theo dõi, sửa chữa các mặt sau cho h/s: 
+ Phát âm dễ nghe, rõ ràng. 
+ Sửa câu sai ngữ pháp, dùng từ sai. 
+ Sửa cách diễn đạt vụng về. 
+ Biểu dương những diễn đạt hay, ngắn gọn.
II – Luyện nói trên lớp. 
IV – Củng cố: 
? Nêu những yêu cầu khi tập nói. 
- Nói to, tự nhiên, rõ ràng, lưu loát, mạch lạc, ngắn gọn. 
- Nói đúng vấn đề, dễ hiểu, tránh đọc thuộc lòng. 
V – HDVN: 
- Lập dàn ý cho đề số 2 và tập nói (kể) trước bố mẹ, gia đình. 
- Soạn: Cụm danh từ. 
E – Rút kinh nghiệm: 
- Một số học sinh chưa biết lập dàn bài (còn viết thành bài). 
- Kỹ năng nói còn chưa thật tốt, chưa tự tin khi nói trước lớp. 
Ngày soạn: 13/11/2006
Ngày giảng: 15/11/2006
Lớp: 6A3(T3)
Tiết 44
Cụm danh từ
A – Mục tiêu. 
1. Kiến thức: Nắm được: 
- Đặc điểm của cụm danh từ. 
- Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước, phần sau. 
2. Kỹ năng: 
- Xác định được cụm danh từ, biết cách tạo lập cụm danh từ. 
3. Thái độ: 
- Dùng cụm danh từ cho đúng. 
B – Phương tiện dạy học: 
- Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ, phấn màu. 
- Tài liệu: SGK – SGV – TKBD – BTTN...
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: nêu vấn đề, gợi mở, quy nạp. 
- Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp. 
D- Tiến hành bài dạy: 
I - ÔĐTC. 
II – KTBC: 
1. Danh từ sự vật được chia làm mấy loại lớn? Cho ví dụ và đặt câu. 
2. Viết lại cho đúng các danh từ sau: 
Cẩm Phả, Cái Lân, Trần thị thu Minh, hội nghị Apec. 
* Yêu cầu: 
- Danh từ chỉ sự vật: + Danh từ chung
	+ Danh từ riêng. 
- Cẩm Phả, Cái Lân, Trần Thị Thu Minh, Hội nghị APEC. 
III – Bài mới. 
Gv: Giờ Tiếng việt trước chúng ta đã tìm hiểu danh từ và phân loại danh từ . Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụm danh từ: 
Hoạt động 1: Cụm danh từ là gì? 
? Đọc ví dụ SGK/116
Gv: Đưa ví dụ lên bảng phụ. 
? Các từ ngữ in đậm trong câu trên bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- Xưa: Ngày; hai; ông lão đánh cá; vợ chồng; một, nát trên bờ biển; túp lều
? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? 
- Danh từ. 
? Tổ hợp từ gồm danh từ và các từ ngữ bổ sung được gọi là gì? 
- Cụm danh từ. 
? Vậy thế nào là cụm danh từ?
? So sánh các cách nói sau, nhận xét ý nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ? 
Túp lều/một túp lều. 
Một túp lều/một túp lều nát. 
Một túp lều nát/một túp lều nát trên bờ biển. 
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn một danh từ. 
? Cho ví dụ về cụm danh từ, đặt câu với cụm danh từ đó? Xác định chức năng ngữ pháp của cụm danh từ?
Ba con mèo/rất đẹp
 CDT 
 CN VN
Gv: Ngoài ra CDT cũng làm VN và phụ ngữ (bổ ngữ) trong câu. Gv đưa ví dụ: 
1. Mẹ tôi/ là giáo viên văn
 CDT
? Xác định cụm dt, kết cấu C-V và chức năng ngữ pháp của 2 ví dụ trên?
? Từ v/d trên hãy nhận xét về hoạt động ngữ pháp của CDT? (CDT có giống danh từ không? vì sao?)
? H đọc ghi nhớ 1/117?
Hoạt động 2: Cấu tạo của CDT.
? Đọc ví dụ SGK/117?
? Tìm các CDT trong câu ví dụ? (H/s gạch bút chì). 
? Xác định các danh từ trung tâm và liệt kê các danh từ vừa tìm được? Sắp xếp chúng thành loại? 
- H/s xác định, liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau: xếp thành loại. 
+ DT trung tâm: làng, thúng, con
+ Từ ngữ đứng trước: - cả
 - ba, chín
+ Từ ngữ đứng sau: - nếp, đực, sau
 - ấy
? Điền các cụm danh từ vào mô hình cụm DT? 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
S1
S2
Làng
ấy
ba 
thúng
gạo
nếp
ba 
con 
trâu
đực
ba 
con 
trâu
ấy
chín
con 
năm 
sau
cả
làng
? Từ mô hình trên, hãy nêu cấu tạo đầy đủ của CDT? Nêu t/d của từng phần trong mô hình? 
- Trả lời: như bảng chính. 
? Có phải lúc nào CDT cũng cấu tạo đầy đủ không? 
- Không, có lúc khuyết phụ trước, có lúc khuyết phụ sau. 
Gv lưu ý học sinh: 
- Phần trung tâm: T1: chỉ đơn vị tính toán
 T2: đối tượng đem ra tính toán. 
 T1: chỉ chủng loại khái quát
 T2: chỉ đối tượng cụ thể. 
 Có thể đầy đủ cả T1, T2; nhưng cũng có thể thiếu T1 có T2 hoặc ngược lại. 
- Phần phụ trước và phần phụ sau: 
+ Có thể có đầy đủ cả t1, t2 và S1, S2. 
+ Có thể thiếu t1 có t2 hoặc ngược lại. 
+ Có thể thiếu S1 có S2 hoặc ngược lại. 
? Ghi nhớ 2/118?
Hoạt động 3: Luyện tập
? Đọc, xác định y/c BT 1,2/118?
- H/s tìm, điền vào mô hình. 
- Gv+ lớp chữa, bổ sung. 
I – Cụm danh từ là gì? 
1. Ví dụ (SGK/116)
2. Phân tích, nhận xét
Ngày xưa
hai vợ chồng ông lão đánh cá 
một túp lều nát trên bờ biển
 cụm danh từ: 
Danh từ + các từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. 
- Cụm danh từ: cấu tạo phức tạp hơn và có ý nghĩa đầy đủ hơn danh từ. 
- CDT hoạt động rong câu giống như một danh từ. 
3. Ghi nhớ (117)
II – Cấu tạo của cụm DT
1. Ví dụ (117)
2. Phân tích nhận xét.
* Cấu tạo CDT: 
Phần trước
Phần TT
Phần sau
Phụ trớc
DT
Phụ sau
 * Vai trò: 
- Phần trung tâm: danh từ
- Phần trước: bổ sung cho DT về số và lượng. 
- Phụ sau: + nêu đặc điểm s/vật. 
 + x/đ vị trí s/vật.
3. Ghi nhớ/118
III – Luyện tập
Bài 1,2/118
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
S1
S2
một
người
chồng
thật xứng
đáng
một
lưỡi
búa
của cha để
lại
một
con
yêu tinh
ở trên núi có nhiều
phép lạ
Bài tập 3/118. 
? Đọc, xác định yêu cầu bài tập? 
- HS xác định ý nghĩa, nội dung đoạn văn. 
- Xác định chỗ trống, xác định vị trí không gian, thời gian của sự vật được nói đến, điền từ thích hợp, tránh lặp từ.
- H/s điền, gv chữa: 
	+ Chàng vứt thanh sắt ấy xuống nước. 
	+ Thật khôngngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. 
	+ Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ chui vào lưới.
IV- Củng cố: 
	? Thế nào là cụm danh từ?
	? Cấu tạo của cụm danh từ?
V- HDVN: 
- Thuộc 2 ghi nhớ, hoàn thành các bài tập trong SGK, làm bài tập 4,5,6 SGK/41,42.
- Soạn “chân, tay, tai, mắt, miệng”. 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 18/11/2006
Lớp: 6A3(T1)
Tuần 12
Tiết 45
Văn bản: Chân, tay, tai, mắt, miệng
(Truyện ngụ ngôn) – Hướng dẫn đọc thêm
A – Mục tiêu. 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Chân, tay, tai, mắt, miệng. 
2. Kỹ năng: 
- Đọc phân vai, kể diễn cảm lại truyện. 
3. Thái độ: 
- Biết ứng dụng nội dung truyện vào trong thực tế. 
B – Phương tiện dạy học: 
- Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ
- Tài liệu: SGK – SGV – TKBD – SBTTN...
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: đọc diễn cảm, gợi tìm, nêu vấn đề. 
- Hình thức: cá nhân, nhóm. 
D- Tiến hành bài dạy: 
I - ÔĐTC. 
II – KTBC: 
? Kể diễn cảm truyện “Thầy bói xem voi”? Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện?
* Yêu cầu: 	- Kể đảm bảo cốt truyện, kể diễn cảm
	- Nội dung, ý nghĩa: thông qua việc xem voi của 5 ông thầy bói, người xưa muốn khuyên nhủ chúng ta hãy xem xét sự việc – hiện tượng một cách toàn diện rồi mới đưa ra kết luận cuối cùng. 
III – Bài mới: 
Gv: Chân, tay, tai, mắt, miệng... là những bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Không hiểu điều sơ đẳng này các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt, đã bất bình với lão Miệng, đã đình công và chịu hậu quả đáng buồn, may mà kịp thời cứu được. 
	Đó chính là nội dung của truyện ngụ ngôn “Chân, Tay..” chúng ta cùng tìm hiểu. 
Hoạt động 1: 
? Cho biết đôi nét về tác giả - tác phẩm của truyện?
- Tác giả: Nhân dân
- Tác phẩm: + Truyện ngụ ngôn; mượn chuyện của các bộ phận con người để nói chuyện con người. 
 + Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa. 
Gv hướng dẫn các đọc: 
- Giọng đọc sinh động, diễn cảm, có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật qua từng đoạn: 
+ Đoạn đầu: giọng than thở, bất mãn. 
+ Đoạn mọi người đến gặp lão Miệng: giọng hăm hở, nóng vội. 
+ Đoạn tả kết quả của sự đình công: giọng uể oải, lờ đờ. 
+ Đoạn cuối: giọng hối hận. 
Gv phân vai: 1 h/s dẫn chuyện, 5 hs đóng vai 5 n/v. 
H đọc phân vai truyện “Chân,...”
Gv yêu cầu hs nhận xét phần đọc của từng học sinh giáo viên đánh giá, nhận xét. 
? Truyện “Chân, tay,...” diễn ra qua những s/v chính nào? 
(1): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng đang sống hòa thuận thì cô Mắt phát hiện ra sự bất bình đẳng trong lao động của 5 người. 
(2) Cuộc “đình công” của các n/v Mắt, Chân, Tay, Tai, đối với lão Miệng. 
(3) Kết quả của cuộc đình công. 
(4) Bài học rút ra cho 5 người. 
? Em có nhận xét gì về thứ tự kể và ngôi kể của truyện? 
- Kể theo thứ tự tự nhiên (kể xuôi). 
 ... ững PTBĐ đã học:
Gv: y/c hs treo bảng nhóm có chuẩn bị nội dung 1 (Bảng 1/155)
Gv+ lớp: chữa, chuẩn xác
Gv: đưa bảng 1/SGV-181: để hs quan sát.
Gv+ lớp: chữa, chuẩn xác: 
Như bảng 2 (SGV/182)
1. Các văn bản đã học
* Bảng 1/SGK-155
* Bảng 2/SGK-155
Gv: yêu cầu hs treo bảng nhóm đã chuẩn bị (Bảng 3/156)
Gv+lớp: chữa, chuẩn xác
Như bảng 3/SGV-182
2. Các văn bản theo các PTBĐ đã tập làm. 
* Bảng 3/156
Hoạt động 2
II - Đặc điểm và cách làm
Gv: yêu cầu hs treo bảng phụ đã chuẩn bị theo bảng 4/SGK-156
Gv+lớp: chữa, chuẩn xác
Như bảng 4/SGV-183
1. Đặc điểm 
* Bảng 4/SGK 156
Gv: yêu cầu hs treo bảng phụ đã chuẩn bị theo bảng 5/SGK-156
Gv+lớp: chữa, chuẩn xác
Như bảng 5/SGV-183
2. Cách làm
* Bảng 5 /SGK 156
Gv: T/c cho hs thảo luận từ cầu 3 - 7 SGK/157 theo nhóm bàn. 
Hs: thảo luận - trả lời
Gv: chuẩn xác
Hoạt động 3
III - Luyện tập
? Đọc - xác định yêu cầu BT1? 
Hs: đọc - xác định yêu cầu: viết 1 bài văn tự sự tưởng tượng mình là anh bộ đội kể lại câu chuyện về 1 đêm không ngủ của Bác ở chiến khu Việt Bắc (kể chuyện tưởng tượng). 
Bài tập 1 (157)
? Đọc - xác định yêu cầu bài tập 2? 
Hs: - đọc - xác định yêu cầu: miêu tả sáng tạo trận mưa trong bài thưo "Mưa" của Trần Đăng Khoa. 
Bài tập 2 (157)
? Đọc - xác định yêu cầu bài tập 3? 
Hs: - đọc và xác định yêu cầu: xác định mục còn thiếu trong tờ đơn là gì? Mục đó có thiếu được không? 
Hs: làm việc cá nhân, trình bày. 
Gv+lớp: chữa, mục thiếu: gửi đơn để làm gì (trình bày nguyện vọng), là mục quan trọng không thể thiếu được. 
Bài tập 3 (157)
IV – Củng cố: 
- Gv chốt lại 5 nội dung đã tổng kết trong tiết học.
V- HDVN: 
- Học bài, hoàn thành bài tập 1, 2 (157): viết thành bài hoàn chỉnh. 
- Soạn: tổng kết phần tiếng Việt: chuẩn bị bảng phụ theo 4 bảng SGK/167,168.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 
Tiết 135
Tổng kết phần: Tiếng Việt 
A – Mục tiêu
1 – Kiến thức: 
- Hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt lớp 6. 
2 - Kỹ năng: 
- Nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: danh từ, động từ, tính từ, số từ...
- Biết phân tích các hiện tượng ngôn ngữ đó. 
3 - Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập. 
B – Phương tiện dạy học: 
- Bảng phụ
- Tài liệu: SGK-SGV - STKBD - STK.
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: nêu vấn đề, giảng bình.
- Hình thức: nhóm, lớp, cá nhân. 
D – Tiến trình bài dạy:
I - ÔĐTC:
II - KTBC: 
	- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của hs. 
III - Bài mới: 
Hoạt động 1: 20phút
I - Nội dung ôn tập
Gv: cho hs thảo luận nhóm: 4nhóm với 4 nội dung đã chuẩn bị. 
Hs: - thảo luận nhóm: 5phút
 - cử đại diện trình bày theo sơ đồ. 
Gv+ lớp: nhận xét, chuẩn xác. 
1. Các từ loại
2. Phép tu từ. 
3. Câu - cầu trần thuật đơn.
4. Dấu câu
Hoạt động 2: 20phút
II - Luyện tập
? Đặt câu với các từ loại đã học - gạch chân các từ loại đó? 
Hs: - làm việc cá nhân. 
 - Hs trình bày miệng
GV+lớp: nhận xét, chuẩn xác
Bài tập 1: Đặt câu với các từ loại đã học
? Viết đoạn văn có sử dụng phép tu từ đã học (gạch chân phép tu từ đó)
Hs: - 1hs lên bảng làm - dưới lớp cùng làm 
Gv+lớp: nhận xét, chữa bài trên bảng của hs. 
Bài tập 2: Viết đoạn văn có sử dụng phép tu từ. 
? Viết một đoạn văn ngắn 3-5câu trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là? 
HS: - 1 hs lên bảng viết. 
 - Dưới lớp cùng làm. 
GV+lớp nhận xét, chữa bài trên bảng
Bài tập 3: Câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là. 
Gv đưa bảng phụ có chép 1 đoạn văn trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" từ: "sao chú mày sinh sống cẩu thả quá thế... chẳng có khôn" nhưng bỏ các dấu câu. Y/c hs lên bảng điền dấu câu cho thích hợp. 
Gv+lớp nhận xét, bổ sung, chuẩn xác. 
Bài tập 4: Điền dấu chấm câu
IV – Củng cố: 
- GV chốt lại 4 nội dung trọng tâm của tiết tổng kết tiếng Việt
V- HDVN: 
- Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt 6.
- Soạn: Ôn tập tổng hợp 
	+ Xem lại các nội dung đã tổng kết các phần: Văn - TLV - tiếng Việt
	+ Làm các đề kiểm tra SBT/74-79 - SGK/164-166.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 
Tiết 136
Ôn tập tổng hợp
A – Mục tiêu
1 – Kiến thức: 
- Ôn tập lại, hệ thống các kiến thức Ngữ văn 6: Văn - Tiếng Việt - TLV.
2 - Kỹ năng: 
- Vận dụng kiến thức vào làm 1 đề bài cụ thể.
3 - Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập. 
B – Phương tiện dạy học: 
- Các đề bài trong bài 33 - VBT/74-79 - SGK/165-166.
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: nêu vấn đề, giảng giải.
- Hình thức: nhóm, lớp, cá nhân. 
D – Tiến trình bài dạy:
I - ÔĐTC:
II - KTBC: 
	- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của hs.
III - Bài mới: 
Hoạt động 1
I - Nội dung ôn tập
Gv: cho hs thảo luận 5phút đưa ra những nội dung (vấn đề) cơ bản cần ôn tập của 3 phân môn trong môn Ngữ Văn. 
HS: - thảo luận nhóm: 5phút
 - Cửa đại diện trình bày. 
Gv: chuẩn xác - ghi bảng
1. Phần văn: 
- Đặc điểm các thể loại đã học. 
- Nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học. 
2. Phần tiếng Việt: 
- Từ, nghĩa của từ. 
- Từ loại và cụm từ loại
- Câu
- Các biện pháp tu từ.
3. Tập làm văn: 
- Tự sự
- Miêu tả
- Đơn từ
Hoạt động 2
II - Luyện tập
Gv cho hs thảo luận nhóm bàn 2phút về nội dung của vấn đề. 
? Gọi 1 đại diện của một nhóm lên làm phần trắc nghiệm. 
GV+ lớp: chữa: 
- Trắc nghiệm: 
cầu 1 - B; 2-D; 3 - C; 4-D; 5 - C; 6 - A; 7 - C; 8 - C; 9 - B
- Bài tập 1: Đề kiểm tra chất lượng cuối năm lớp 6/SGK165.
a. Trắc nghiệm
? Đọc phần tự luận? Phân tích đề bài? 
Hs: - 1hs lên bảng làm - dưới lớp cùng làm. 
Gv+lớp: chữa, chuẩn xác: 
- Thể loại: tự sự + miêu tả. 
- Yêu cầu: kể và tả lại sự việc em gây ra trong bữa cơm chiều của gia đình khiến cha mẹ buồn. 
b. Tự luận
Đề: Có lần trong bữa cơm chiều của gia đình em đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn tả lại sự việc. 
? Lập dàn ý cho đề bài? 
Hs: - 3hs lên bảng, mỗi hs làm 1 phần trong bố cục 3 phần - dưới lớp cùng làm. 
Gv+ lớp: chữa, chuẩn xác. 
* MB: giới thiệu chung khung cảnh bữa cơm chiều và sự việc mình đã gây ra. 
* TB: Đi sâu vào kể và tả sự việc ấy. 
+ Tả quang cảnh bữa cơm chiều. 
+ Kể sự việc xảy ra: đó là việc gì? bắt đầu ra sao, xảy ra như thế nào, nguyên nhân. 
+ Kể và tả lại hình ảnh bố, mẹ như thế nào khi chuyện xảy ra: khuôn mặt, giọng nói, thái độ. 
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi câu chuyện xảy ra. 
* Phân tích đề.
* Lập dàn ý. 
? Viết phần MB-KB cho đề bài trên? 
Hs: - 2 hs lên bảng viết - dưới lớp cùng làm. 
Gv+lớp: nhận xét, bổ sung, sửa chữa. 
* Viết phần mở bài:
IV – Củng cố: 
Gv: - chữa nhanh 2 đề bài trong VBT/74-79 mà hs đã làm ở nhà. 
 - chốt lại những vấn đề cần lưu ý khi làm bài. 
V- HDVN: 
- Học bài, viết thành bài hoàn chỉnh cho đề tự luận, đề bài kiểm tra chất lượng cuối năm lớp 6/SGK 164.
- Soạn: Chương trình địa phương
	+ Tìm hiểu về thắng cảnh Vịnh Hạ Long. 
	+ Tìm hiểu vấn đề môi trường và việc bảo vệ, gìn giữ môi trường ở địa phương. 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 
tuần 35
Tiết 138
Kiểm tra học kỳ 2 
(Đề bài do Phòng giáo dục ra)
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 
Tiết 139,140
Chương trình Ngữ Văn địa phương
A – Mục tiêu
1 – Kiến thức: 
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường địa phương nơi mình sinh sống.. 
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 tập 2, để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học. 
2 - Kỹ năng: 
- Tìm hiểu sưu tầm những tư liệu về danh lam, thắng cảnh. 
- Viết bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh.
- Nói trước tập thể. 
3 - Thái độ:
- Trân trọng, tự hào về danh thắng của địa phương từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân, 
B – Phương tiện dạy học: 
- Tài liệu về Vịnh Hạ Long. 
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: nêu vấn đề, giảng giải.
- Hình thức: nhóm, lớp, cá nhân. 
D – Tiến trình bài dạy:
- Nêu mục tiêu của bài học (Như mục A)
Hoạt động 1
I - Thảo luận về danh thắng vịnh Hạ Long
Gv: yêu cầu hs thảo luận nhóm (6nhóm) về danh thắng Vịnh Hạ Long ở các phương diện sau: 
- Vị trí, đặc điểm tự nhiên. 
- Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long. 
- Những truyền thuyết về Vịnh Hạ Long. 
- Giá trị của Vịnh Hạ Long. 
- Vấn đề môi trường ở Vịnh HL
- Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ Vịnh Hạ Long. 
Hs: - thảo luận nhóm trong 5-7phút/ 
 - Cử đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung. 
Gv: chuẩn xác: 
- Vị trí: Vịnh HL thuộc Vịnh Bắc Bộ nằm phía Tây của thành phố Hạ Long. 
- Đặc điểm tự nhiên: là dạng địa hình Cat-xtơ gồm hơn 1000đảo lớn nhỏ và nhiều hang động.
- Vẻ đẹp: có vẻ đẹp huyền ảo, lung linh. Hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới (năm 199: giá trị thẩm mĩ; năm 2001: giá trị địa chất, địa mạo.)
- Vịnh HL gắn với các truyền thuyết: 
+ Tên Hạ Long: xa xưa khi nước Việt bị ngoại bang xâm chiếm, Ngọc Hoàng đã sai Rồng mẹ và đàn rồng con xuống giúp. Để cứu nguy, Rồng mẹ đã phun lửa để đánh giặc ngoại bang, ngọn lửa đó đã thiêu cháy quân giặc đồng thời biến thành vô số đảo. Diệt trừ xong, Rồng mẹ và rồng con ở lại - Hạ Long (Rồng hạ). 
+ Hang Đầu Gỗ: gắn với chiến thắng Ngô Quyền năm 938..
+ Hang Trình Nữ: truyền thuyết về một nàng trinh nữ chờ người yêu. 
+ Hòn Gà Chọi: Tạo hoá đã tạo lên hình ảnh 2 chú gà chọi giữa trời mây sông nước vịnh HL, trở thành biểu tưởng của Hạ Long. 
+ Đảo Ti Tốp: cuộc thăm đảo giữa Bác Hồ và nhà du hành vũ trụ người Nga Giec-man Ti Tốp...
- Giá trị của Vịnh HL: giá trị to lớn về du lịch, điều hoà khí hậu.
- Vând đề bảo vệ môi trường vịnh HL luôn được các cấp, chính quyền quan tâm: việc vớt rác trên biển, di chuyển cảng than...
- Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ vịnh Hạ Long: tuyên truyền, vận đồng mọi người cùng bảo vệ vịnh Hạ Long, không vứt rác bừa bài, thực hiện khẩu hiệu "Tất cả vì biển xanh quê hương"
Hoạt động 2: 55phút
II - Luyện nói - Giới thiệu Vịnh HL
Gv cho hs chuẩn bị bài luyện nói: 5-7phút.
? Gọi hs tập nói trước lớp - giới thiệu về Vịnh Hạ Long
* Yêu cầu: 
- Giới thiệu bằng văn nói (không đọc thuộc long); có ngữ điệu, diễn cảm, tự tin, mắt nhìn thẳng, giao lưu với người nghe; tư thế đĩnh đạc, nói to, rõ ràng. 
Gv+lớp: nhận xét: 
	+ nội dung
	+ cách trình bày (cách diễn đạt trước tập thể.)
IV – Củng cố: 
	- Gv chốt lại những nội dung trong bài ngữ văn địa phương: ngoài danh thắng Vịnh Hạ Long còn rất nhiều danh thắng khác: Yên Tử, Cửa Ông, Trà Cổ... hãy nêu những vấn đề khác cần quan tâm. Yêu cầu hs về nhà tiếp tục tìm hiểu. 
V- HDVN: 
	- Viết bài giới thiệu về Vịnh Hạ Long, tập nói trước gia đình 
	- Tìm hiểu 1 danh thắng khác hay một vấn đề đang được quan tâm ở địa phương. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an (1-3-08).doc