A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua bài học GV giúp HS :
- Hiểu được truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai,lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình.
- Tích hợp với phần TV ở khái niệm: nghĩa của từ,với phần TLV ở khái niệm các yếu tố sự việc và nhân vật,vai trò của yếu tố đó trong văn bản kể chuyện.
- Khơi gợi ở HS ước mơ,khát vọng chinh phục và cải tạo tự nhiên.
- Rèn kĩ năng vận dụng liên tưởng tưởng tượng sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh họa,máy chiếu đa năng.
- HS : Tóm tắt văn bản.
Tuần 3 Ngày soạn 01 tháng 9 năm 2009 ===== @ ===== Tiết 9 sơn tinh - thủy tinh - Truyền thuyết - A. Mục tiêu cần đạt Qua bài học GV giúp HS : - Hiểu được truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai,lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình. - Tích hợp với phần TV ở khái niệm: nghĩa của từ,với phần TLV ở khái niệm các yếu tố sự việc và nhân vật,vai trò của yếu tố đó trong văn bản kể chuyện. - Khơi gợi ở HS ước mơ,khát vọng chinh phục và cải tạo tự nhiên. - Rèn kĩ năng vận dụng liên tưởng tưởng tượng sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian. B. Chuẩn bị - GV: Tranh minh họa,máy chiếu đa năng. - HS : Tóm tắt văn bản. c. các hoạt động dạy – học I. ổn định tổ chức ( 1’) II. Kiểm tra bài cũ ( 4’) 1. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng ? 2. Nêu ý nghĩa truyện Thánh Gióng ? III. Bài mới ( 35’) * GV giới thiệu bài Hoạt động của GV – HS Hoạt động của HS ? Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam HS xác định. GV nêu yêu cầu đọc -> đọc mẫu -> gọi HS đọc tiếp -> Gv nhận xét cách đọc của HS. GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong văn bản. HS giải nghĩa từ. ? Theo em,văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính thể hiện trong mỗi đoạn là gì HS xác định bố cục. HS tóm tắt văn bản -> GV nhận xét. ? Nhân vật chính được nói đến trong VB là ai ? Em hãy tìm chi tiết giới thiệu và miêu tả về hai nhân vật chính HS tìm chi tiết -> trả lời. ? Tác giả dân gian đã sử dụng những yếu tố nghệ thuật mang tính chất gì - Tưởng tượng,kì ảo. ? Sơn Tinh và Thủy Tinh là những vị thần như thế nào ? Học có chung mục đích gì HS trả lời. GV chuẩn xác. ? Điều kiện chọn rể của nhà vua là gì HS tìm chi tiết -> Giải nghĩa : “ván”=mâm, “nệp” = cặp đôi. ? Những sính lễ mà nhà văn đưa ra như thế nào ? Trong lời yêu cầu có lợi cho ai hơn ? Điều đó thể hiện điều gì - Thiện chí của người kể với Sơn Tinh. HS đọc đoạn tiếp theo -> nêu nội dung. GV chia bảng làm hai cột. ? Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh của hai vị thần HS nêu nguyên nhân. ? Thái độ của Thủy Tinh ? Cuộc giao tranh giữa hai vị thần diễn ra như thế nào ? Chi tiết nào nói lên sự cân sức cân tài giữa hai vị thần HS tìm chi tiết. ? Em có nhận xét gì về những chi tiết được xây dựng ? Về tính chất cuộc giao tranh HS nêu. ? Kết quả của cuộc giao tranh GV dùng tranh minh họa => Yêu cầu HS tường thuật lại cuộc giao tranh. ? ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật chính là gì HS thảo luận nhóm -> trả lời. GV chuẩn xác. ? Các yếu tố ( chi tiết ) được xây dựng trong truyện có gì hấp dẫn HS nêu. GV chuẩn xác. ? Qua câu chuyện, tác giả dân gian muốn giải thích,ca ngợi điều gì ? Thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động HS nêu. ? Em biết gì về công trình thủy điện sông Đà ? Liên hệ truyện này với công trình thủy điện sông Đà HS trả lời. GV: Nước có nhiều lợi ích trong đời sống con người. Xây dựng đập ngăn nước sông Đà -> xây dung nhà máy thủy điện,hạn chế lũ lụt,cung cấp điện. ? Để ngăn chặn lũ lụt,sống hòa hợp với thiên nhiên Đảng và Nhà nước ta có chủ trương gì trong giai đoạn hiện nay I. Đọc – tìm hiểu khái quát ( 3’) - Truyện gắn với thời đại các vua Hùng. - Đọc - Chú thích - Bố cục : 3 đoạn : + Từ đầu -> một đôi : Vua Hùng kén rể + Tiếp -> rút quân : Việc cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai thần . + Còn lại : Chiến thắng của Sơn Tinh và sự báo thù của Thủy Tinh. - Tóm tắt II. Đọc – Hiểu văn bản ( 27’) 1. Vua Hùng kén rể Sơn Tinh - Núi Tản Viên - Vẫy taynổi cồn bãi,mọc núi đồi. Thủy Tinh - Miền nước thẳm - Gọi gió , hô mưa => Cả hai đều tài giỏi,đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. - Bằng sính lễ : “ Một trăm ván cơm nếp . Gà chín cựa,ngựa chín hồng mao”. => Quí hiếm,khó tìm. 2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh Sơn Tinh Thủy Tinh - Đến trước -> lấy Mị Nương. - Bốc đồi,dời núi,ngăn nước. - Đồi núi cao bấy nhiêu - Đến sau -> nổi giận -> đánh Sơn Tinh. <- hô mưa,gọi gió,làm giông bão. < - Nước dâng cao bấy nhiêu. => Dữ dội,quyết liệt,giằng co Thắng Thua Sơn Tinh Thủy Tinh - Là một phúc thần ( Đức thánh Tản Viên) tượng trưng cho ý chí sức mạnh chống thiên tai,lũ lụt của nhân dân ta. - Là hung thần -> tượng trưng cho sức tàn phá ghê gớm của lũ lụt. III. Ghi nhớ ( SGK) 1. Nghệ thuật - Truyện có nhiều yếu tố hoang đường,kì lạ,trí tưởng tượng phong phú. - Truyện kể có kịch tính gây sự hấp dẫn. 2. ý nghĩa - Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm ở châu thổ sông Hồng. - Ước mơ của nhân dân : chiến thắng thiên tai,lũ lụt,chinh phục tự nhiên. - Ca ngợi công cuộc trị thủy của người Việt cổ. IV. Luyện tập ( 5’) Tích cực xây dung,củng cố đê điều,nghiêm cấm nạn phá rừng,trồng thêm rừng -> hạn chế lũ lụt. IV. Củng cố ( 3’) 1. Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh ra đời vào thời đại nào của lịch sử dân tộc ? A. thời đại Văn Lang - Âu Lạc. C. Thời nhà Trần. B. Thời nhà Lí. D. Thời nhà Nguyễn. 2. Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và thủy Tinh ? A. Hùng Vương kén rể. B. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ. C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh. D. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ. 3. Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh là gì ? A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta. B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước,đất đai giữa các bộ tộc. C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh. D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thủy Tinh. 4. Em hiểu gì về nhan đề của truyện HS nêu cách hiểu. 5. Em biết truyện dân gian nào cũng có cách đặt tên như vậy ? ý nghĩa cách đặt tên HS nêu. 6.Em biết câu chuyện nào khác chứng minh cha ông ta ngày xưa mượn thần linh để giải thích hiện tượng tự nhiên HS kê tên. 7. Thần nước là hung thần nhưng khi hiền hòa có tác dụng gì V. Hướng dẫn về nhà ( 2’) - Nắm chắc nội dung và nghệ thuật. - Đọc thêm bài Sơn Tinh – Thủy Tinh của Nguyễn Nhược Pháp. - Viết một VB ngắn về cuộc giao tranh giữa con người và thiên nhiên . - Chuẩn bị : Nghĩa của từ. ------------------------*************------------------------------
Tài liệu đính kèm: