Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7 - Năm học 2010-2011

EM BÉ THÔNG MINH

(Truyện cổ tích)

1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

 a. Kiến thức

- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh

- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.

- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

 b. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

- Kể lại một câu truyện cổ tích.

 c. Thái độ:

 - Yêu quý nhân vật, ham học hỏi.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a. Chuẩn bị của giáo viên :

 - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV soạn giáo án.

 b. Chuẩn bị của học sinh:

 - Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong SGK, T.74).

3. Tiến trình bài dạy.

 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 * Câu hỏi: Trong chuyện Thạch Sanh, em thích nhất sự việc nào? Hãy kể lại nội dung sự việc đó và cho biết lí do vì sao em thích?

* Đáp án - biểu điểm:

 - HS xác định sự việc mà em thích nhất; kể lại được sự việc đã xác định. (5 điểm)

 - Nêu được lí do vì sao thích. (5 điểm)

 Ví dụ: Chi tiết cuối Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn để lui quân 18 nước chư hầu và đãi họ bằng nêu cơm thần kì. → Chi tiết này: thể hiện ước mơ công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, tình yêu hoà bình của nhân dân ta.

 * Giới thiệu bài: (1phút)

 Trong kho tàng cổ tích Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, có một thể truyện rất lí thú: Truyện về các nhân vật tài giỏi, thông minh. Trí tuệ dân gian sắc sảo và vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống rối rắm, phức tạp. Từ đó tạo nên tiếng cười, sự hứng thú, khâm phục của người nghe. Em bé thông minh là một trong những truyện thuộc loại ấy. Mời chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.

 

doc 20 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 - BÀI 7
Kết quả cần đạt.
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm của nhân vật thông minh trong truyện. Kể lại được câu chuyện.
- Có ý thức tránh mắc lỗi và biết chữa lỗi về nghĩa của từ.
- Đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức văn bản đã học.
Ngày soạn:./09/2011
Ngày dạy :
6A:./09/2011
6B:./09/2011
 Tiết 25- 26 Văn bản.
EM BÉ THÔNG MINH
(Truyện cổ tích)
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 a. Kiến thức
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
 b. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Kể lại một câu truyện cổ tích. 
 c. Thái độ: 
	- Yêu quý nhân vật, ham học hỏi.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong SGK, T.74).
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	* Câu hỏi: Trong chuyện Thạch Sanh, em thích nhất sự việc nào? Hãy kể lại nội dung sự việc đó và cho biết lí do vì sao em thích?
* Đáp án - biểu điểm:
	- HS xác định sự việc mà em thích nhất; kể lại được sự việc đã xác định. (5 điểm)
	- Nêu được lí do vì sao thích. (5 điểm) 
	Ví dụ: Chi tiết cuối Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn để lui quân 18 nước chư hầu và đãi họ bằng nêu cơm thần kì. → Chi tiết này: thể hiện ước mơ công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, tình yêu hoà bình của nhân dân ta. 
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 Trong kho tàng cổ tích Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, có một thể truyện rất lí thú: Truyện về các nhân vật tài giỏi, thông minh. Trí tuệ dân gian sắc sảo và vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống rối rắm, phức tạp. Từ đó tạo nên tiếng cười, sự hứng thú, khâm phục của người nghe. Em bé thông minh là một trong những truyện thuộc loại ấy. Mời chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.
 b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG ghi
Gv
Gv
Hs1
Hs2
Hs3
?
?Tb
?K
Hs
Gv
?Tb
Hs
Gv
Hs1
Hs2 
?Tb
Hs
Gv
Hs
?Tb
Gv
?Tb
?K
Gv
?Tb
?K
Hs
?Tb
Gv
Gv
Hướng dẫn đọc và kể:
 Giọng đọc, kể vui, hóm hỉnh; lưu ý những lời đối thoại, những câu hỏi và trả lời của em bé với quan, vua,...
- Đọc mẫu một đoạn Từ đầu đến “phi ngựa một mạch về tâu vua”.
- Đọc tiếp đến “cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi”.
- Tiếp từ “Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc”→ “ban thưởng rất hậu”.
- Đọc tiếp cho đến hết.
- Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó: Trẩy kinh, hoàng cung, dinh thự, đại thần, vô hiệu, kiến càng.
- Trẩy kinh: Đi đến kinh đô (Trẩy: đi đến; kinh: kinh đô).
- Hoàng cung: Nhà ở của gia đình vua.
- Đại thần: quan lớn
- Nhà thông thái: Người có kiến thức rộng, sâu.
- Dinh thự: Nhà to, đẹp, dành riêng cho người có chức tước cao.
* Theo em truyện Em bé thông minh thuộc loại truyện cổ tích nào?
- Thuộc loại truyện cổ tích kể về nhân vật thông minh.
* Căn cứ vào nội dung văn bản vừa đọc, em hãy xác định những sự việc chính trong câu chuyện Em bé thông minh?
- Trình bày những sự việc chính của truyện.
- Nhận xét, bổ sung:
→ những sự việc chính trong truyện Em bé thông minh:
1. Vua sai quan đi khắp nơi tìm kiếm người hiền tài giúp nước.
2. Em bé giải câu đố của viên quan.
3. Em bé giải câu đố của vua lần thứ nhất.
4. Em bé giải câu đố của vua lần thứ hai.
5. Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài.
6. Em bé trở thành Trạng nguyên.
* Căn cứ vào những sự việc chính trên, hãy kể tóm tắt truyện Em bé thông minh?
- Kể tóm tắt. (Có nhận xét.)
- Nhận xét, bổ sung. 
Ví dụ: Sự việc 1, 2 Có thể kể tóm tắt như sau: Vua sai một viên quan đi tìm người hiền tài để giúp nước.
Một hôm đi qua một cánh đồng, vên quan thấy có hai cha con đang làm ruộng. Viên quan liền hỏi: Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha chưa biết trả lời thế nào thì cậu bé đã lên tiếng hỏi vặn lại viên quan rằng: “Thế xin hỏi ông câu này. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một này được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”. Viên quan nghe hỏi lại như vậy không biết trả lời ra sao cho ổn. Thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi. và sau đó phi ngựa một mạch về tâu vua.
Kể sự việc 3, 4.
Kể sự việc 5, 6.
* Căn cứ vào nội dung câu chuyện, văn bản có thể chia thành mấy phần? Cho biết giới hạn và nội dung chính của từng phần?
- Văn bản có thể chia thành 4 phần:
1. Từ đầu đến “về tâu vua”: Giới thiệu câu chuyện và nhân vật với việc em bé giải câu đố của viên quan.
2. Tiếp đến: “ăn mừng với nhau rồi”: Em bé giải câu đố của va lần thứ nhất.
3. Tiếp đến: “ban thưởng rất hậu”: Em bé giải câu đố của vua lần thứ hai.
4. Tiếp đến hết: Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài và được phong làm trạng nguyên.
→ Như vậy, trí thông minh lỗi lạc của em bé chủ yếu thể hiện qua việc đoán, giải các câu đố, vượt qua những thử thách trí tuệ một cách sắc sảo, nhạy bén bất ngờ. Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo 4 phần trên. 
- Đọc đoạn từ đầu → “về tâu vua”.
* Nội dung chính của phần văn bản vừa đọc là gì?
- Trình bày.
- Nhận xét → ghi đề mục.
* Trong đoạn đầu câu chuyện, có chi tiết nào khiến em chú ý?
- Ngày xưa có ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi [...] đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người [...]
* Theo em hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này là gì?
- Dùng câu đố để thử tài nhân vật là một hình thức rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Ví dụ, câu đố trong các truyện về người tài hay về các trạng. 
- Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật trong truyện dân gian có mấy tác dụng sau:
+ Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất (theo truyện cổ dân gian thì câu đố đóng vai trò quan trọng trong việc thử tài)
+ Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển.
+ Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.
→ Và như vậy trong câu chuyện này, hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật ở phần đầu câu chuyện chính là tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. Có câu đố thì ắt có người giải đố. Trong câu chuyện này, người giải được câu đố của viên quan chính là em bé thông minh.
* Em hãy tìm những chi tiết nói về sự việc này?
 Một hôm, viên quan đi qua cánh một cánh đồng [...] thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...]. Quan bèn dừng ngựa lại hỏi:
- Này lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
 Người cha[...] chưa biết trả lời thế nào thì đứa con [...] nhanh miệng vặn hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa ông một ngày đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
 Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp ra sao cho ổn [...]
* Em có nhận xét gì về câu đố của viên quan và cách giải đố của cậu bé?
- Câu đố của viên quan thực chất là một câu đố khó, oái oăm và vô lí. Bởi ngay lập tức không thể trả lời chính xác một điều vớ vẩn, không ai để ý: một ngày mình đã đi bao nhiêu bước chân? cày bao nhiêu đường trong một buổi? trả lời ước phỏng cúng còn khó! Lại thêm điệu bộ kẻ cả, hách dịch của tên quan quen hống hách bắt nạt những người dân thấp cổ bé họng, nên người nông dân – cha cậu bé đành tắc tị, không biết trả lời ra sao!
- Cách giải đố của cậu bé thật nhạy bén thông minh, bất ngờ. Em không trả lời thẳng vào câu hỏi (vì không thể trả lời) mà ngay lập tức phản công lại, ra một câu đố khác, cũng theo lối hỏi của tên quan. Tên quan đang đắc ý vì đã dồn cha con người thợ cày vào chỗ tắc tị, ông ta có ngờ đâu lại bị em bé làm cho ngây râu! Ông ta làm sao có thể trả lời một câu hỏi tương tự.
* Qua việc phân tích, em có nhận xét gì về cậu bé con người nông dân?
- Phát biểu tự do (có nhận xét).
- Khái quát nội dung.
- Như vậy trong phần đầu câu chuyện, em bé thông minh đã chứng tỏ bản lĩnh nhanh nhạy, cứng cỏi, không hề run sợ trước người lớn, quyền lực.Sự thông minh của em bé còn được thể hiện trong những lần giải đố tiếp theo. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học sau.
I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 20 phút)
II. Phân tích văn bản.
(17 phút)
 1. Em bé giải câu đố của viên quan. 
Em bé thông minh, có cách ứng xử nhạy bén, giải câu đố của viên quan bằng cách dùng “gậy ông để đập lưng ông”.
c. Củng cố: Gv khái quát nội dung toàn bài.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
 - Học bài, nắm chắc nội dung bài, tập phân tích lại phần đầu của văn bản. 
 - Về nhà tập kể diễn cảm câu chuyện. 
	- Đọc và chuẩn bị tiếp phần còn lại của văn bản, tiết sau học tiếp.
=======================
Ngày soạn:./09/2011
Ngày dạy :
6A:./09/2011
6B:./09/2011
 Tiết 26. Văn bản:
EM BÉ THÔNG MINH (tiếp)
(Truyện cổ tích)
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 a. Kiến thức
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
 b. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Kể lại một câu truyện cổ tích. 
 c. Thái độ: 
	- Yêu quý nhân vật, ham học hỏi.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong SGK, T.74).
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
* Câu hỏi: 
Hãy kể lại chuyện Em bé thông minh và cho biết phần đầu của câu chuyện cho ta thấy việc em bé giải câu đố của viên quan có gì lý thú?
* Đáp án - biểu điểm:
(4 điểm)- Kể lại truyện theo yêu cầu, đảm bảo những sự việc chính sau: 
1. Vua sai quan đi khắp nơi tìm kiếm người hiền tài giúp nước.
2. Em bé giải câu đố của viên quan.
3. Em bé giải ... sai trong câu sau đây rồi thay bằng từ khác cho đúng và cho biết nguyên nhân chủ yếu của việc dùng từ sai đó là gì?
Chị Thuỳ Linh học rất giỏi đã thi đỗ vào trường đại học, tương lai sáng lạng đang chờ đón chị.
* Đáp án - biểu điểm: 
(5 điểm) - Từ dùng sai trong câu là: sáng lạng, trong từ điển tiếng Việt không có từ này. Thay thế bằng từ: sán lạn (là từ Hán Việt: sán: rực rỡ; lạn: sáng sủa).
(5 điểm) - Nguyên nhân dùng từ sai: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
 * Giới thiệu bài: (1phút).
Trong thực tế chúng ta hay mắc một số lỗi thông thường. Vậy làm thế nào để tránh được những lỗi thường mắc đó và chữa lỗi mắc phải như thế nào? Mời chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này.
b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
Gv
HS
?Tb
GV
?K
?Tb
?K
? K
?Tb
Hs
Gv
Hs
? 
Hs
Hs
? 
Gv
Gv
Gv
 HS
- Ghi ví dụ (SGK,T.75) lên bảng:
a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
- Đọc ví dụ.
* Chỉ ra các lỗi dùng từ trong các ví dụ trên?
- Lên bảng gạch chân. (có nhận xét, bổ sung):
- Nhận xét và chữa lại: Những từ dùng sai: Yếu điểm, đề bạt, chứng thực.
* Hãy giải nghĩa những từ dùng sai trong ví dụ trên?
- Giải nghĩa các từ dùng sai như sau:
+Yếu điểm: Điểm quan trọng.
+đề bạt: Cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không phải do bầu cử).
chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
* Như vậy lỗi dùng từ sai trong các ví dụ trên là do nguyên nhân nào?
- Do một số nguyện nhân chính:
+ Hiểu sai nghĩa.
+ Hiểu nghĩa không đầy đủ.
+ Hiểu không đầy đủ.
* Có thể khắc phục lỗi trên bằng cách nào?
- Không hiểu hoặc chưa rõ nghĩa thì chưa dùng.
- Khi chưa hiểu nghĩa của từ cần phải tra từ điển để hiểu đúng nghĩa.
* Vậy với những câu trong các ví dụ trên cần phải thay những từ nào cho hợp nghĩa? Hãy giải nghĩa của những từ đã thay đó?
- a) Thay yếu điểm bằng từ nhược điểm.
 b) Thay đề bạt bằng từ bầu.
 c) Thay chứng thực bằng từ chứng kiến.
- Nghĩa của những từ đó là:
+ nhược điểm: điểm còn yếu kém.
+ bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để giao cho làm đại biểu hoặc giữ một chức vụ nào đó.
+ chứng kiến: Trông thấy tận mắt sự việc nào đó sảy ra.
* Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng:
- Bản (tuyên ngôn) - bảng (truyện ngôn).
- (Tương lai) sáng lạng – (tương lai) xán lạn.
- Bôn ba (hải ngoại) – buôn ba (hải ngoại).
- (Bức tranh) thuỷ mặc – (bức tranh) thuỷ mạc.
- (Nói năng) tuỳ tiện – (nói năng) tự tiện.
- Lên bảng gạch chân các kết từ đúng theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung).
- Nhận xét chữa lại.
- đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.76)
* Chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống?
a) Khinh khỉnh, khinh bạc
 ............: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
b) khẩn thiết, khẩn trương
...............: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
c) bâng khuâng, băn khoăn
..............: không yên lòng vì có những điều suy nghĩ, phải lo liệu.
- Lên bảng điền (có nhận xét, bổ sung).
- Đọc yêu cầu:
* Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
b) Làm sao thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc. 
- Đọc yêu cầu bài tập:
* Chính tả (nghe - viết): Em bé thông minh (từ một hôm, viên quan đi qua...... đến được mấy đường”.
- Lưu ý HS viết đúng tr – ch , viết đúng dấu thanh.
- Đọc chậm cho học sinh viết sau đó thu một số bài, nhận xét, chữa lỗi đánh giá cho điểm.
- Trao đổi bài, chữa lỗi cho nhau.
I. Dùng từ không đúng nghĩa (12 phút)
 1) Ví dụ:
 2. Chữa lỗi:
 a) Thay yếu điểm bằng từ nhược điểm.
 b) Thay đề bạt bằng từ bầu.
 c) Thay chứng thực bằng từ chứng kiến.
II. Luyện tập. 
 (25 phút)
 1. Bài tập 1.
 (SGK,T.75)
- bản (tuyên ngôn).
- (tương lai) xán lạn.
- bôn ba (hải ngoại).
- (bức tranh) thuỷ mặc
- (nói năng) tuỳ tiện.
2. Bài tập 2.
 (SGK,T.76)
 a) Khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
 b) khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
 c) băn khoăn: không yên lòng vì có những điều suy nghĩ, phải lo liệu.
2. bài tập 3.
 (SGK,T.76)
a) Thay từ đá bằng từ đấm hoặc tống bằng từ tung.
b) Thay từ thực thà bằng thành khẩn; thay từ bao biện bằng nguỵ biện.
c) Thay từ tinh tú bằng từ tinh tuý.
3. bài tập 4. 
 (SGK,T.76)
 c. Củng cố ( 1 ') : 
	- Gv khái quát nội dung bài học.
 d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
- Về nhà xem lại bài, nắm chắc những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mắc lỗi dùng từ để sử dụng từ cho chính xác khi nói và viết.
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học phần văn bản từ đầu năm đến giờ: Nắm chắc nội dung cốt truyện, nhớ các nhân vật, sự việc chính trong truyện, nội dung ý nghĩa câu truyện, các chi tiết kì lạ hoang đường – ý nghĩa của các chi tiết kì lạ hoang đường đó; học thuộc khái niệm truyền thuyết, cổ tích. Tiết sau kiểm tra viết 45 phút trên lớp.
=================================
Ngày soạn:./09/2011
Ngày dạy :
6A:./09/2011
6B:./09/2011
 Tiết 28:
KIỂM TRA VĂN
1. Mục tiêu bài kiểm tra : 
 a. Kiến thức :
	 - Qua bài kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức của học sinh về phần văn bản đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6 từ đầu năm đến giờ.
 b. Kĩ năng : 
	- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức cơ bản dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận.
 c. Thái độ : 
	- Giáo dục ý thức tự giác học tập của học sinh.
2. Nội dung đề kiểm tra: (45 phút) 
 * Ma trận : 
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
TN
TL
Truyện Thánh Gióng 
-Nhớ lại tác phẩm đã học
- Khái niệm về thể loại
Ý nghĩa 1 vài chi tiết trong tr.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1
Sđ: 0,5
Số
câu:1
Sđ:02
Số câu:1
Sđ: 01
Số câu : 3
Sđ :3,5
= 35%
Truyện Sơn TinhVà Thủy Tinh 
Ý nghĩa của truyện
Ý nghĩa của truyện
Sự viêc liên quan đến nhân vật
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1
Sđ:0.5
Số câu:01
Sđ:02.
Số câu:01
Sđ:0.5
Số câu:3
Sđ:3
=30% 
Truyện “Sự tích Hồ Gươm
-Nhận biết về thể loại
- Nguồn gốc của tên gọi sự vật 
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 2
Sđ:1 
Số câu:2
Sđ: 1,0
=10% 
Truyện Em bé thông minh
Ý nghĩa của truyện
Nêu suy nghĩ nhận xét đánh giá về nhân vật.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
S đ:0.5
Số câu:1
Sđ: 2
Số câu: 2
Sđ:2,5 đ
=25% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:6
Số điểm:6,5
65 %
Số câu :1
Số điểm:0,5
5 %
Số câu :2
Sđ; 3
30 %
Số câu :7
Số điểm: 10
=100 %
ĐỀ BÀI
A Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1:Nhân vật Phù Đổng Thiên Vương xuất hiện trong văn bản nào?
A. Thánh Gióng B. Sơn Tinh ,Thủy Tinh
C. Con rồng cháu tiên D. Bánh chưng bánh giầy
Câu 2:Truyện Sơn TinhVà Thủy Tinh phản ánh hiện thực và ước mơ gì của ngườiViệt cổ ?
A. Đấu tranh chống thiên tai	 B. Dựng nước
 C. Giữ nước 	 D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Câu 3: Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào ?
A. Cổ tích	 B. Truyền thuyết	
C. Truyện cười	 D. Ngụ ngôn.
Câu 4 : Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh Và Thủy Tinh là:
A. Vua Hùng kén rễ.	B. Vua ra lễ vật không công bằng.
C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.	D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
Câu 5 : Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm khi nào?
A. Lê thận kéo được lưỡi gươm.	B. Lê Lợi lượm chuôi gươm.
C. Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa.	D. Khi Lê Lợi hoàn gươm 
Câu 6 : Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là gì?
A.Ca ngợi tài năng, trí tuệ con người.	 B.Phê phán những kẻ ngu dốt.
C.Khẳng định sức mạnh của con người.	 D.Gây cười.
B Tự luận:(7 điểm)
Câu1 : Truyền thuyết là gì?(2 điểm)
Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa của truyeän Sơn Tinh thủy Tinh? (2 điểm)
Câu 3: Caùc chi tieát sau đây trong văn bản Thánh Gióng có yù nghóa như thế nào? 
. (1 điểm)
a) Gioùng vöôn vai trôû thaønh traùng só.
b) Gioùng bay veà trôøi .
Câu 4: Hãy nêu những thử thách đối với em bé trong văn bản “Em bé thông minh”mà em được học. Suy nghĩ của em về trí thông minh của em bé. (2 điểm)
3. Đáp án
 A Trắc nghiệm:( 03 điểm) 
1A 2A 3B 4C 5D 6A
 B Tự luận :(7 điểm)
CÂU1-Truyền thuyết là loại truyện dân gian,kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo (1 điểm) thể hiện thái độ, đánh giá của nhân vật về các sự kiện , nhân vật, lịch sử được kể. (1 điểm)
Câu 2 Ý nghĩa của truyeän Sơn Tinh thủy Tinh.
- Giaûi thích hieän töôïng mưa bão, luõ luït xảy ra ở đồng bằng Bắc bộ thuở các vua Hùng dựng nước.(1 điểm)
-Theå hieän söùc maïnh vaø öôùc mô cheá ngöï thieân tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. (1 điểm)
Câu 3: Ý nghóa của caùc chi tieát trong văn bản Thánh Gióng .
a) Gioùng vöôn vai trôû thaønh traùng só có ý nghĩa là chöùng toû taàm voùc phi thöôøng cuûa ngöôøi anh huøng vaø cuûa caû daân toäc.(0,5đ điểm)
b) Gioùng bay veà trôøi có ý nghĩa là người anh hùng sau khi đánh tan giặc khoâng maøng coâng danh, baát töû trong loøng daân toäc.(0,5 điểm)
Câu 4 Những thử thách đối với em bé trong văn bản “Em bé thông minh”mà em được học là: (1 điểm)
 -Câu hỏi của viên quan:Trâu cày một ngày được mấy đường?(0,25điểm)
- Câu hỏi của nhà vua:Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con? (0,25điểm)
-Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ? (0,25điểm)
- Câu hỏi của sứ thần:Làm cách nào để xâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài? (0,25điểm)
* Trí thông minh của em bé được bộc lộ qua những thử thách đó qua cách giải câu đố.Em đã khéo léo tạo nên những tình huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố của viên quan,của nhà vua và bằng kinh nghiệm làm cho sứ giặc phải khâm phục. (1 điểm)
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra.
 - Đa phần học sinh nắm được, hiểu được các kiến thức cơ bản của các bài văn đã học. Các em đã biết cách làm bài kiểm tra văn theo đúng nội dung của từng câu hỏi đặt ra. Nhiều em làm bài tốt, có kĩ năng, trình bày khoa học, diễn đạt tốt (Thành, Hậu, Lẻ...) Bên cạnh đó 1 số em viết chữ quá xấu, sai chính tả nhiều vận dụng kiến thức yếu, diễn đạt yếu (Bình, Thơ, Hòa)
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
 - Ôn lại lí thuyết văn tự sự; chuẩn bị bài luyện nói kể chuyện. Yêu cầu:
+ Đọc kĩ các đề bài trong sách giáo khoa, trọn, lập dàn ý và viết thành văn đề a, c (SGK,T.77). Đọc bài nói tham khảo (SGK,T.78) chuẩn bị tiết sau luyện nói kể chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 7.doc