Giáo án Ngữ văn 6 tiết 77: Sông nước Cà Mau (Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 77: Sông nước Cà Mau (Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)

Tiết 77

 VH

 (Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

a. Kiến Thức: Giúp học sinh :

- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiê sông nước Cà Mau.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước.

b. Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ những nét đặc sắc của một đoạn văn miêu tả

với ngôn ngữ bình dị mà phong phú.

c. Giáo dục lòng yêu mến những con người lao động bình dị ở mọi miền của tổ quốc.

 B.CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, thiết kế giáo án mẫu.

- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK.

 C.KIỂM TRA :

+ Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là bài học gì ? Theo em đó có phải là bài học cho mọi người không ? (8 điểm )

- Bài học: hung hăng, bậy bạ thì sẽ mang vạ vào thân.

- Đây là bài học cần thiết cho mọi người.

+ “ Bài học đường đời đầu tiên ” là sáng tác của nhà văn nào ?

 A. Tạ Duy Anh C. Đoàn Giỏi

 B. Tô Hoài D. Vũ Tú Nam

 

doc 7 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 77: Sông nước Cà Mau (Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 
 Tiết : 77 Tiết 77
 VH
 (Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
a. Kiến Thức: Giúp học sinh :
- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiê sông nước Cà Mau.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước.
b. Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ những nét đặc sắc của một đoạn văn miêu tả 
với ngôn ngữ bình dị mà phong phú.
c. Giáo dục lòng yêu mến những con người lao động bình dị ở mọi miền của tổ quốc. 
 B.CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, thiết kế giáo án mẫu.
- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK.
 C.KIỂM TRA :
+ Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là bài học gì ? Theo em đó có phải là bài học cho mọi người không ? (8 điểm )
- Bài học: hung hăng, bậy bạ thì sẽ mang vạ vào thân.
- Đây là bài học cần thiết cho mọi người.
+ “ Bài học đường đời đầu tiên ” là sáng tác của nhà văn nào ?
 A. Tạ Duy Anh C. Đoàn Giỏi
 ü B. Tô Hoài D. Vũ Tú Nam
 D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Giới thiệu bài : “ Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi  !”
 Thật vậy đất nước ta đâu đâu cũng đẹp, cũng xinh. Đó là niềm tự hào của dân tộc ta. Có không biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ viết nên những trang viết đầy tự hào về đất nước như Nguyễn Tuân, Tô Hoài  Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một vùng cực nam của đất nước qua ngòi bút của Đoàn Giỏi trong đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
NỘI DUNG GHI BẢNG 
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về bài văn ..
- Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục.
- Cho HS đọc chú thích dấu sao
- GV giới thiệu tác giả, tác phẩm “ Đất rừng Phương Nam “ và đoạn trích “ Sông nước Cà Mau “.
- GV hướng dẫn cách đọc -> đọc mẫu 1 đoạn -> gọi 2 HS đọc tiếp.
- Lưu ý HS 1 số từ khó.
- GV nêu câu 1 SGK
Hỏi: Bài văn miêu tả cảnh gì ? Theo trình tự như thế nào ? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục bài văn ? 
GV chốt : 
+ Cảnh SNCM.
+Trình tự miêu tả :Khái quát -> cụ thể: Chung về thiên nhiên, miêu tả và thuyết minh các kênh rạch+sông ngòi+cảnh vật hai bên sông+chợ Năm Căn .
Gv chốt 
Đoạn 1: Từ đầu ->màu xanh đơn điệu
Đoạn 2: Từ khi qua Chà Là->khĩi sĩng ban mai .
Đoạn 3 : cịn lại 
 Gv giảng: Tp”Đất rừng phương Nam” là TP xuất sắc nhất của VH thiếu nhi nước ta .
 + Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả ? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả ?
GV chốt :
Vị trí : Trên thuyền quan sát, người kể xưng “tôi”(Chú bé An) 
Thuận lợi miêu tả Tự nhiên, như một cuốn phim để cho người đọc dễ nhận biết cảnh vật . 
Chuyển ý
+ Hoạt động 2 : Aán tượng chung ban đầu về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau . 
- Cho HS đọc thầm lại đoạn 1.
 Hỏi: Ấn tượng ban đầu về cảnh Sông nước Cà Mau được thể hiện qua những hình ảnh nào ? Hình ảnh cụ thể hay khái quát ?
- GV nhận xét, giới thiệu Hs phép so sánh, điệp từ “xanh” trong đoạn trích.
Hỏi: Em hình dung thế nào về vùng sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả ?
GV chốt :
Miêu tả khái quát -> không gian rộng lớn .Bằng thị giác và tính giác và cảm giác tinh tế để miêu tả . Nghệ thuật : Tả xen với kể, liệt kê, điệp từ và mốt số từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác
ð vùng sông nước Cà Mau thiên nhiên nguyên sơ, rộng lớn, hấp dẫn .
+ Hoạt động 3 : Tìm hiểu về dòng sông Năm Căn . 
-Cho HS đọc thầm đoạn 2.
Hỏi: Cách gọi tên địa danh như thế nào? Nhận xét gì về cách đặt tên ấy? Các địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
-GV nhận xét, diễn giảng về cách đặt tên hết sức mộc mạc của người dân Nam Bộ.
Hỏi: Dòng sông và rừng đước Năm Căn được miêu tả bằng những chi tiết nào? Sử dụng nghệ thuật gì để tả? Tác dụng?dùng từ-ngữ như thế nào để miêu tả ?
Gv chốt : 
Rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn
động từ, cụm động từ : không thể thay đổi theo trình tự khác được .
- GV nhận xét, nhấn mạnh vẻ đẹp hùng vĩ, rộng lớn của cảnh: Cách đặt tên các địa danh cho thấy tự nhiên, hoang dã, phong phú, giản dị chất phát con người hòa cùng thiên nhiên.
Hỏi: Tìm những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách miêu tả màu sắc của tác giả?
GV chốt : Con sông rộng lớn, nước đổ ra biên như thác, cá nước bơi như con người, rừng đước cao ngất như dãy tường thành vô tận => các động từ và cụm động từ diễn tả trạng thái hoạt động của cảnh vật sông Năm Căn .
Hỏi:Màu sắc miêu tả trong miêu tả các loại thực - động vật là màu gì ? và có nhận xét gì về cách miêu tả màu sắc của tác giả ?
Gv chốt : Màu sắc miêu tả là màu xanh sắc thái tình cảm .
+ Hoạt động 4 : Tìm hiểu về cảnh chợ Năm Căn 
-Cho HS đọc thầm đoạn 3.
Hỏi: Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh chợ Năm Căn đông vui, tấp nập?Tác giả dùng nghệ thuật nào để thể hiện?
-GV nhận xét.
+Sự trù phú của chợ Năm Căn 
+Sự độc đáo của chợ Năm Căn: Họp chợ ngay trên sông, đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói (Hoa, Miên, Chà Châu Giang.)
+Nghệ thuật miêu tả: quan sát kỹ lưỡng, bao quát cụ thể cả hình khối, màu sắc, âm thanh-> sự trù phú của Năm Căn .
-HS đọc và đọc chú thích.
- Nghe + ghi.
- Nghe.
- 2 HS đọc diễn cảm phần còn lại.
- Đọc từ khó.
- HS trả lời cá nhân: tả cảnh sông nước Cà Mau. Trình tự từ khái quát -> cụ thể.
Bố cục 3đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu ->màu xanh đơn điệu
Đoạn 2: Từ khi qua Chà Là->khĩi sĩng ban mai .
Đoạn 3 : cịn lại 
- Vị trí quan sát:trên thuyền xuôi dòng. Người kể chuyện (tác giả) cĩ thể miêu tả cảnh quan theo một trình tự tự nhiên , hợp lý : Các sơng rạch, cảnh hai bên bờ sơng .. 
Đọc thầm đoạn 1. (theo bố cục) .
- Cá nhân phát hiện khái quát cảnh sông ngòi, kênh rạch màu xanh, tiếng sóng biển -> cảm nhận bằng thị giác, thính giác -> hình ảnh khái quát.
-Cá nhân nêu cảm nhận vùng sông nước nguyên sơ, rộng lớn 
-Sử dụng biện pháp nghệ thuật : Kể, liệt kê, điệp từ và mốt số từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác
-Đọc thầm đoạn 2.
-Thảo luận nhóm 2HS.
-> Cá nhân nhận xét.
-Cách gọi dân dã, mộc mạc, dựa theo đặc điểm riêng -> gợi sự phong phú nguyên sơ.
-Nghe.
-Cá nhân phát hiện chi tiết:
+Sông rộng hơn ngàn thước.
+Nước ầm ầm đổ ra biển.
+Cá hàng đàn.
+Rừng đước dựng lên cao ngất
-> So sánh=> Cảnh rộng lớn, hùng vĩ.
- Thảo luận nhóm 2 Hs.
-> Cá nhân nhận xét: các động từ không thể thay thế.
-Cá nhân phát hiện màu xanh rừng đước: Xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ .
->Điệp từ: miêu tả cây đước từ non tới già.
-Đọc thầm đoạn 3.
- Hs phát hiện về chợ Năm Căn trong đoạn 3 : Tấp nập, trù phú, rộng lớn .. (HS kể ra trong VB) 
- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: Họp chợ ngay trên sông, đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói (Hoa, Miên, Chà Châu Giang.)
- Cá nhân phát hiện chi tiết và nghệ thuật thể hiện: so sánh, liệt kê, miêu tả.
I.Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
- Đoàn Giỏi (1925 – 1989), quê ở Tiền Giang. Nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
2. Đoạn trích:
- Bài văn tả cảnh “Sông Nước Cà Mau”; theo một trình tự từ khái quát đến cụ thể qua sự quan sát của nhà văn .
 -Nằm ở chương XVIII của tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.
 - Bố cục : 3 đoạn
 + Ấn tượng ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau.
 + Cảnh kênh rạch và sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ 
 + Cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo .
II. Phân tích :
 1. Ấn tượng ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau :
- Không gian rộng lớn.
- Tác giả miêu tả qua các cảm nhận bằng:
-Thị giác ( nhìn ) : màu xanh bao trùm.
- Thính giác ( nghe ) : tiếng gió, tiếng sóng, hơi gió muối
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật : Kể, liệt kê, điệp từ và một số từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác .
 => vùng thiên nhiên nguyên sơ, rộng lớn, hấp dẫn. 
2.Sông ngòi kênh rạch Cà Mau:
 - Tên gọi các con sông, địa danh : Không mỹ lệ mà dựa theo đặc điểm riêng của vùng sông nước Cà Mau à Tự nhiên, hoang dã, phong phú gần thiên nhiên và giản dị chất phát .
- Hình ảnh sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ, màu xanh trãi dài vô tận .
- Động từ, cụm động từ : Trình tự, tinh tế và chính xác .
2.Cảnh chợ Năm Căn:
- Cảnh đông vui, tấp nập, trù phú, độc đáo.
- Nghệ thuật so sánh, liệt kê miêu tả, quan sát tinh tế khắc họa rõ nét chợ Năm Căn.
+ Hoạt động 5 : Hình dung và cảm nhận về vùng đất Cà Mau qua bài văn .
- Qua bài văn em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của tổ quốc?
- Nêu khái quát về nghệ thuật của đoạn trích.
-> Rút ra ghi nhớ SGK
- Cho HS đọc lại ghi nhớ.
GV chốt : * Cảnh sông nước Cà Mau : đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã, Chợ Năm Căn : tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam của tổ quốc.
* Bức tranh thiên và cuộc sống hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua cảm nhận trức tiếp và vốn hiểu biết của tác giả .
- Thảo luận nhanh tìm nội dung và nghệ thuật đoạn trích (Hs tự nêu những cảm nhận thú vị hay sâu sắc của mình )
- Đọc ghi nhớ SGK.
III.Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK/23 T2) 
*Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc .
*Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả.
+ Hoạt động 6 : Hướng dẫn luyện tập . 
GV hướng dẫn HS sử dụng Vở BTNV , làm bài tập ở phần luyện tập.
- Hướng dẫn HS luyện tập :
 +Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1, 2 SGK.
Hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về vùng Cà Mau ?
- Đọc, xác định yêu cầu bài tập. 
- Cá nhân nêu cảm nghĩ.
III. LUYỆN TẬP
 ( Vở BTNV )
Hs xem và thực hiện 
 E.CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
 1.Củng cố:Thực hiện ở Hoạt động 2
 2.Dặn dò:
 a.Bài vừa học : Ấn tượng ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau , Sông ngòi kênh rạch Cà Mau , Cảnh chợ Năm Căn và nghệ thuật miêu tả của bài .
 b.Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi (trang 30->35,sgk) cho tuần tới (văn học) cần : 
-Đọc và nắm cốt truyện .
-Nắm được các từ khó .
-Đọc chú thích (*) nắm về tác giả, tác phẩm .
-Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản .
Chú ý soạn bài cho tiết tới trong tuần : Môn tiếng Việt “So sánh”
 c.Trả bài: Tuần tới (Sông nước Cà Mau) . Tiết tới : Phó từ .

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 75 SONG NUOC CA MAU.doc