Ôn tập làm văn - Văn tự sự Lớp 6

Ôn tập làm văn - Văn tự sự Lớp 6

1) Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:

- Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc.

- Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người.

- Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

- Nghị luận: nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.

- Thuyết minh: giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.

- Hành chính - công vụ: trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.

2) Văn tự sự:

 a. Thế nào là văn tự sự?

 - Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

 - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.

 b. Sự việc trong văn tự sự:

 - Được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể; do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,

 - Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

 c. Nhân vật trong văn tự sự:

- Là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản

- Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện tư tưởng của văn bản.

- Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.

- Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,

 

doc 2 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập làm văn - Văn tự sự Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP LÀM VĂN (kể chuyện)
1) Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:
- Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc.
- Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người.
- Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Nghị luận: nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
- Thuyết minh: giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
- Hành chính - công vụ: trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.
2) Văn tự sự:
 a. Thế nào là văn tự sự?
 - Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
 - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
 b. Sự việc trong văn tự sự:
 - Được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể; do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,
 - Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
 c. Nhân vật trong văn tự sự:
- Là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản
- Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện tư tưởng của văn bản.
- Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
- Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,
 d. Chủ đề
 Là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người viết muốn nêu ra trong văn bản.
 đ. Dàn bài của bài văn tự sự: thường có 3 phần:
- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài: kể lại diễn biến của sự việc.
- Kết bài: kể kết thúc của sự việc.
 e. Đoạn văn:
Là một phần của bài văn được biểu hiện bằng dấu chấm xuống dòng, viết hoa đầu dòng, diễn đạt một ý lớn của văn bản, có một câu chủ đề. Các câu còn lại làm sáng tỏ vấn đề.
 g. Lời kể: thường kể người và kể việc
- Kể người: giới thiệu tên họ, kể lai lịch, tính tình, tài năng, quan hệ, ý nghĩ của nhân vật.
- Kể việc: kể hành động, việc làm và kết quả do hành động gây ra.
 h. Ngôi kể: 
- Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng tôi.
- Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như “người ta kể”.
 k. Thứ tự kể: Là trình tự kể các sự việc, bao gồm kể”xuôi” và kể “ngược”
* Kể truyện tưởng tượng:
	 - Là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong thực tế hay có trong sách vở.
	 - Truyện thường mang một ý nghĩa nào đó.
* Nội dung kiểu bài văn tự sự đã học: có 3 nội dung:
	 - Kể chuyện dân gian.
	 - Kể chuyện sinh hoạt đời thường.
	 - Kể chuyện tưởng tượng.
* Vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự:
	 Được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
3) DÀN Ý:
A. Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em.
I. MB: Vua Hùng kén rể.
II. TB:
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
- Sơn Tinh đến trước cưới được vợ.
- Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân về.
III. KB : Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua.
B. Kể về những đổi mới ở quê hương em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,)
I. MB: Giới thiệu chung tình cảm đối với quê hương, cảm nhận về sự đổi mới ở quê hương em.
II. TB :
- Kể chi tiết các sự việc đổi mới theo thứ tự với hình ảnh, màu sắc, âm thanh,
 + Đường phố (nhựa, bê tông ...) sạch sẽ
 + Cầu (mới xây thay cho cầu cũ ...)
 + Nhà cửa (san sát, nhiều biệt thự, nhà đẹp ...)
 + Trường học: sạch, đẹp, đủ các cấp học,
 + Chợ búa đông đúc, rộng rãi, nhiều mặt hàng,
- Suy nghĩ về sự đổi mới
 + Nguyên nhân 
 + Niềm tự hào, trân trọng, biết ơn
III. KB : Nêu cảm xúc, nhiệm vụ của bản thân ...
C. Kể một tấm gương tốt trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
I. MB : Giới thiệu bạn (tên gì, trong trường hợp nào, học lớp mấy?)
II. TB : VD
- Trong lớp, có một bạn gia đình gặp nhiều khó khăn, bạn lại tật nguyền, rất khó khăn trong việc đến lớp.
- Bạn .. . giúp bạn đến lớp, không ngại khó khăn trong những ngày mưa gió, hết lòng giúp bạn học tập.
- Thầy cô và các bạn đều rất cảm phục và ngợi khen.
III. KB : Cảm nghĩ về việc làm tốt của bạn Minh.
D. Kể một câu chuyện của bản thân.
I. MB : Câu chuyện của bản thân là câu chuyện gì., xảy ra ở đâu, khi nào? Nêu ấn tượng chung.
II. TB : Kể diễn biến câu chuyện.
 - Sự việc bắt đầu
 - Sự việc tiếp diễn
 - Sự việc cao trào (thắt nút)
 - Sự việc kết thúc
III. KB: Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với em? Với mọi người xung quanh?
Đ. Kể lại một giấc mơ em gặp Thánh Gióng và đã nhận được lời khuyên của ngài.
I. MB : Giới thiệu hoàn cảnh gặp Thánh Giong.
II. TB : - Cuộc trò chuyện với Thánh Gióng.
 + Lên ba tuổi không biết nói, cười.
 + Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói và xin đi đánh giặc.
 + Gióng lớn nhanh như thổi.
 + Roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt được đem đến, Gióng trở thành tráng sĩ, đánh tan giặc.
 - Lời khuyên của Thánh Gióng : ăn khỏe, học giỏi, năng tập thể dục, tham gia thể thao,
III. KB : Suy nghĩ về hình ảnh Thánh Gióng và giấc mơ kì diệu.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap van tu su lop 6.doc