Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng việt - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng việt - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Qua bài học GV giúp HS :

 - Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt.Cụ thể là :

 + Khái niệm về từ

 + Đơn vị cấu tạo từ

 + Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn,từ phức )

 - Tích hợp với phần Văn ở truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh chưng,bánh giầy”.

 - Luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ.

B. CHUẨN BỊ

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Đọc trước bài.

C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 I. Ổn định tổ chức ( 1)

 II. Kiểm tra bài cũ

 III. Bài mới ( 39)

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 2978Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng việt - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt
 Qua bài học GV giúp HS :
 - Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt.Cụ thể là :
 + Khái niệm về từ
 + Đơn vị cấu tạo từ
 + Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn,từ phức )
 - Tích hợp với phần Văn ở truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh chưng,bánh giầy”.
 - Luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ.
B. Chuẩn bị
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Đọc trước bài.
C. Tiến trình dạy – học
 I. ổn định tổ chức ( 1’)
 II. Kiểm tra bài cũ
 III. Bài mới ( 39’)
 * GV giới thiệu bài
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV đưa VD ghi bảng phụ.
 HS đọc VD.
 GV: ở Tiểu học các em đã được biết về tiếng và từ.Tiếng là âm thanh phát ra ,mỗi tiếng là một âm tiết.
 ? ở VD trên có bao nhiêu tiếng
 ? Trong 12 tiếng có bao nhiêu từ ? Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết điều đó
 - Dấu /
 ? 9 từ kết hợp với nhau tạo nên 1 đơn vị trong văn bản gọi là gì
 ? Theo em,tiếng được dùng làm gì
 ? Từ được dùng làm gì
 HS trả lời.GV chuẩn xác.
 GV đưa một số từ : nhà,làng,em,cạnh ,sông Hồng.
 HS đặt câu -> nêu số tiếng,số từ.
 GV ghi VD vào bảng phụ.
 HS đọc.
 ? VD trên có bao nhiêu từ
 ? Các từ có gì khác nhau về số tiếng
 ? Vậy từ một tiếng là kiểu từ gì 
 ? Từ 2 tiếng là kiểu từ gì
 HS trả lời .GV chuẩn xác.
 GV ghi 2 từ “ trồng trọt” , “ chăn nuôi”
 ? Hai từ “ trồng trọt” và “ chăn nuôi” có gì giống và khác nhau
 HS so sánh => trả lời.
 GV chuẩn xác.
 GV yêu cầu HS diền từ trong VD vào bảng phân loại trong SGK.
 GV ghi trên bảng phụ:
Kiểu cấu tạo từ
 Ví dụ
 Từ đơn
Từ,đấy,nước,ta,chăm,nghề,
và,có,tục,ngày,tết,làm
Từ ghép
Chăn nuôi,bánh chưng,
bánh giầy
 Từ láy
Trồng trọt
 ? Từ được phân loại như thế nào
 ? Thế nào là từ đơn,từ phức,từ ghép,từ láy
 HS trả lời.GV chuẩn xác.
? Bài học này cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nào
 HS nêu và đọc ghi nhớ trong SGK.
 HS đọc bài tập 1.
 ? Các từ “ nguồn gốc”, “ con cháu” thuộc kiểu cấu tạo từ nào
 ? Tìm từ đồng nghĩa với từ “ nguồn gốc”
 ? Hãy tìm thêm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc
 HS làm bài .HS khác nhận xét.
 GV chuẩn xác.
 HS đọc yêu cầu bài 2
 ? Nêu qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc
 HS làm bài.
 HS nêu yêu cầu bài tập.
 GV dùng bảng phụ kẻ sẵn.
 ? Điền vào bảng phân loại theo mẫu : 
 Bánh + X
 ? Từ nào chỉ cách chế biến bánh
 ? Từ nào chỉ chất liệu làm bánh
 ? Từ nào chỉ tính chất của bánh
 ? Từ nào chỉ hình dáng của bánh
 ? Từ nào chỉ hương vị của bánh
 HS điền vào mô hình.
 GV chuẩn xác.
 HS đọc VD.
 ? Từ láy in đậm miêu tả cái gì
 ? Hãy tìm các từ khác có tác dụng ấy
 HS làm bài.
 GV chia lớp thành 3 nhóm.
 Yêu cầu thi tìm nhanh các từ láy.
 GV chấm điểm theo số lượng từ tìm được.
 I. Từ là gì ? ( 10’)
1. Ví dụ ( SGK)
 Thần / dạy /dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.
2. Nhận xét
- 12 tiếng.
- 9 từ.
-> Tạo một câu.
3. Ghi nhớ
 - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
 - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
II. Từ đơn và từ phức ( 15’)
1. Ví dụ ( SGK)
 Từ / đấy / nước/ ta / chăm / nghề / trồng trọt / chăn nuôi / và / có / tục/ ngày / tết / làm / bánh chưng / bánh giầy.
2. Nhận xét
 - 16 từ : 12 từ có 1 tiếng => Từ đơn
 4 từ có 2 tiếng => Từ phức
- Giống : đều là từ phức
- Khác : 
 + Chăn nuôi : 2 tiếng có quan hệ về nghĩa => Từ ghép.
 + Trồng trọt : 2 tiếng có quan hệ láy âm => Từ láy.
3. Ghi nhớ
- Từ đơn gồm 1 tiếng.
- Từ phức gồm 2 tiếng.
+ Từ ghép : các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ láy : có quan hệ láy âm giữa các tiếng
III. Luyện tập ( 14’)
Bài tập1
 a. Nguồn gốc,con cháu => Từ ghép.
 b. Từ đồng nghĩa : cội nguồn,tổ tiên,nòi giống,huyết thống,dòng dõi
c. Cậu mợ,cô dì,chú bác,anh em.
Bài tập 2
- Theo giới tính : nam nữ,anh chị,ông bà
- Theo thứ bậc ( trên ,dưới): chị em,cha con
Bài tập3
 Cách chế biến
Bánh rán,bánh nướng
 Chất liệu
Bánh nếp,bánh tẻ..
 Tính chất
Bánh dẻo,bánh xốp
 Hình dáng
Bánh gối,bánh quấn thừng
 Hương vị
Bánh ngọt,bánh mặn
Bài tập 4
- Thút thít : miêu tả tiếng khóc
- Khóc nức nở,sụt sùi,ti tỉ,rưng rức,nỉ non,dấm dứt.
Bài tập 5
 Tiếng cười
Tiếng nói
Dáng đi
Ha hả,
khanh khách,hi hí
hô hố,khúc
khích,sằng sặc,re ré
Khàn khàn,
lè nhè,léo
nhéo,oang
oang,sang sảng,trong
trio
Lừ đừ,lom
Khom,khật 
Khưỡng,tất tưởi,nghênh ngang
 IV. Củng cố ( 3’)
 1. GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ đơn,từ phức,từ ghép,từ láy.
 2. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây ,cách nào đúng ?
 A. Từ ghép và từ láy. B. Từ phức và từ ghép
 C. Từ phức và từ láy. D. Từ phức và từ đơn.
 3. Gạch chân những từ ghép trong đoạn thơ sau đây :
 Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
 Đất là nơi Chim về
 Nước là nơi Rồng ở
 Lạc Long Quân và Âu Cơ
 Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
 ( Nguyễn Khoa Điềm – Mặt đường khát vọng )
 V. Hướng dẫn về nhà ( 2’)
 - Nắm chắc khái niệm từ,từ đơn,từ phức.
 - Bài tập : Cho trước tiếng “ làm”.Hãy kết hợp với 5 tiếng khác => 5 từ ghép,5 từ láy.
 VD: Từ ghép : làm việc,làm ăn,làm ra,làm cho
 Từ láy: làm lụng,làm liếc.
Đọc trước : Giao tiếp ,văn bản và phương thức biểu đạt.
----------------------------******************---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3.doc