Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Hay

Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Hay

B. LUYỆN TẬP CÁC BÀI VỀ VĂN TỰ SỰ:

Bài 1: So sánh các đoạn văn bản sau, đâu là văn bản tự sự ? Dấu hiệu nhận biết của mỗi loại văn bản?

a . “ Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng”.

b “ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”

c . “ Thoắt cái, Diều Giấy đã rơi gần sát ngọn tre. Cuống quýt, nó kêu lên:

- Bạn Gió ơi, thổi lại đi nào, tôi chết mất thôi. Quả bạn nói đúng, không có bạn, tôi không thể nào bay được. Cứu tôi với, nhanh lên, cứu tôi

Gió cũng nhận thấy điều nguy hiểm đang gần kề Diều Giấy. Thương hại, Gió dùng hết sức thổi mạnh. Nhưng muộn mất rồi! Hai cái đuôi xinh đẹp của Diều Giấy đã bị quấn chặt vào bụi tre. Gió kịp nâng Diều Giấy lên, nhưng hai cái đuôi đã giữ nó lại. Diều Giấy cố vùng vẫy ” .

 

doc 19 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Tìm hiểu chung về văn tự sự.
A. Nhắc lại kiến thức cơ bản.
* Nhắc lại cho cô và các bạn, chúng ta đã học những văn bản nào trong các giờ học trước? Chúng thuộc loại văn bản gì?
- Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh GióngChúng đều thuộc loại văn bản tự sự.
* Căn cứ vào đâu em biết?
- Những văn bản trên đều kể lại một chuỗi sự việc có liên quan đến nhau và kết thúc thể hiện một ý nghĩa nào đó.
- Qua sự việc được kể lại, người kể bày tỏ thái độ của mình đối với con người và cuộc sống.
* Em hãy nêu lại ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng.
HS nêu lại được ý nghĩa của hai truyện.
* Từ những phần ôn tập trên, em hãy nhắc lại cho cô: Thế nào là văn tự sự? Hình thức tự sự có vai trò như thế nào với chúng ta trong cuộc sống?
Ghi nhớ: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc; sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện ý nghĩa cụ thể nào đó.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
B. Luyện tập các bài về văn tự sự:
Bài 1: So sánh các đoạn văn bản sau, đâu là văn bản tự sự ? Dấu hiệu nhận biết của mỗi loại văn bản?
a. “ ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng”.
b “ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”
c. “ Thoắt cái, Diều Giấy đã rơi gần sát ngọn tre. Cuống quýt, nó kêu lên:
- Bạn Gió ơi, thổi lại đi nào, tôi chết mất thôi. Quả bạn nói đúng, không có bạn, tôi không thể nào bay được. Cứu tôi với, nhanh lên, cứu tôi
Gió cũng nhận thấy điều nguy hiểm đang gần kề Diều Giấy. Thương hại, Gió dùng hết sức thổi mạnh. Nhưng muộn mất rồi! Hai cái đuôi xinh đẹp của Diều Giấy đã bị quấn chặt vào bụi tre. Gió kịp nâng Diều Giấy lên, nhưng hai cái đuôi đã giữ nó lại. Diều Giấy cố vùng vẫy” .
d. “ Việc quay cóp bài kiểm tra sẽ gây nhiều tác hại. Trước hết, việc thường xuyên quay cóp sẽ tạo nên một thói quen xấu là lười nhác trong học tập, lười suy nghĩ. Mặt khác, nếu không học bài, bạn sẽ bị hổng kiến thức, rất nguy hiểm. Tác hại hơn nữa, quay cóp chính là gian lận, không trung thực trong học tập. Đây là một điều nên tránh.”
đ. “ Rô - bốt hút bụi ” có khả năng làm việc tự động, nhờ kích thước nhỏ, máy có thể chui vào mọi ngóc ngách, xó xỉnh để tiêu diệt bụi bẩn. Đây là sản phẩm của hãng Ê- lếch - trô - lúc.
Giải đáp:
- Đoạn văn (c) là văn bản tự sự, bởi trong đó có các sự việc được kể lại theo một trình tự nhất định, nhằm thể hiện một ý nghĩa cụ thể.
- Đoạn văn (a) là văn bản miêu tả vì nó tả lại vẻ đẹp của một cánh đồng lúa đang chín .
- Đoạn văn (b) là văn bản nghị luận xã hội vì nó sử dụng phương thức biểu đạt là nghị luận.
- Đoạn văn (d) là nghị luận chứng minh về một vấn đề cần quan tâm của học sinh trong nhà trường.
- Đoạn văn (đ) là văn bản thuyết minh vì nó sử dụng kiểu phương thức biểu đạt thuyết minh.
Bài 2: Quan sát văn bản (c), trả lời các câu hỏi sau:
a) Đoạn văn có mấy nhân vật? Người kể chuyện đã khéo dùng nghệ thuật tu từ nào để xây dựng nhân vật?.
b) Kể ra các sự việc trong đoạn văn? Chuỗi sự việc ấy có thể hiện ý nghĩa nào không?
c) Em hãy thử viết thêm vào một số các sự việc khác để câu chuyện được hoàn chỉnh?
Bài 3: Về nhà:
- Lấy ví dụ về một số kiểu văn bản khác nhau, chỉ ra sự khác biệt giữa chúng. 
- Bài thơ này là thuộc kiểu văn bản nào? Dựa vào nội dung, em có thể kể lại câu chuyện này một cách ngắn gọn:
Vịt đánh vỡ trứng như thế nào? - Nguyễn Hoàng Sơn
Gà than ấp trứng khó
Vịt dẩu mỏ: thường thôi!
Đôi bên sinh cãi cọ
Dễ gì ai chịu ai!
Vịt về ăn nhiều thóc
Đẻ một ổ trứng đầy
Rồi tự mình ủ ấp
ý cho gà biết tay.
Nhưng chị chàng loay hoay
Trứng va nhau vỡ nát!
Vịt xấu hổ với gà
 Bỏ đi kêu “Mặc! Mặc”.
Còn gà hay cục tác
Đố bạn biết vì sao?
ấy là gà bảo nhau
“Vịt nói khoác! Khoác! Khoác!”.
GV hướng dẫn gợi ý:
* Bài thơ có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? Em hãy nêu những đặc điểm của mỗi loại nhân vật ấy?
- Hai nhân vật là gà và vịt. Đây đều là loại gia cầm quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên chúng có sự khác biệt thú vị là cả hai cùng đẻ trứng nhưng chỉ gà là biết ấp trứng còn loài vịt không bao giờ biết ấp trứng. Chúng thường nhờ gà ấp hộ hoặc con người chăm sóc và giúp cho trứng nở. Vì thế, loài vịt thường xuyên bị chê là vụng về và trong các câu chuyện, chúng từng bị chế diễu vì điều đó.
* Trong câu chuyện có những sự việc nào chính? Em hãy sắp xếp chúng theo trình tự.
- Gà than vãn về việc ấp trứng khó. Vịt lại cho rằng không và hai con cãi nhau vì điều đó.
- Vịt đẻ ra một ổ trứng và tự mình ấp để chứng minh mình đúng.
- Vịt vụng về đã làm vỡ nát hết trứng, liền bỏ đi, mặc kệ gà xoay xở nốt.
- Giải thích gà kêu cục tác vì chế diễu vịt nói khoác.
* Muốn kể lại câu chuyện sinh động, chúng ta có những cách kể như thế nào?
- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, thay lời của gà hoặc vịt kể lại chuyện.
* Giao việc về nhà cho các em.
Bài 1. 	Tìm hiểu chung về văn học dân gian.
Yêu cầu: Nâng cao thêm một bước cho HS những hiểu biết sơ giản về VHDG, các thể loại cơ bản của VHDG VN. Trên cơ sở đó các em phân biệt được các thể loại học trong chương trình NV 6.
- Yêu mến và trân trọng các sáng tác của nhân dân.
Lên lớp.
I. Khái niệm:
* Trong chương trình học ở bậc tiểu học và trong cuộc sống hàng ngày, em đã được biết đến những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, tục ngữ nào?. Hãy liệt kê một số tên truyện hoặc đọc một vài câu ca dao, tục ngữ mà em biết?
HS kể hoặc đọc, từ 3-5 em. 
* Những câu chuyện, những bài ca hay câu tục ngữ ấy do ai sáng tác? Theo em, chúng ra đời từ khi nào?
- Do nhân dân sáng tác, ra đời từ thời kỳ xa xưa của lịch sử dân tộc.
* Chúng còn có một tên gọi khác nữa là văn học truyền miệng. Em hãy giải thích tên gọi đó?
- Những tác phẩm ra đời rất sớm khi chưa có chữ viết, chỉ được truyền miệng trong nhân dân lao động từ đời này sang đời khác-> VH truyền miệng.
* Như vậy, các tác phẩm này có tác giả cụ thể hay không?
=> Bất cứ dân tộc nào cũng có nền văn học dân gian. Nền văn học này xuất hiện rất sớm từ khi chưa có chữ viết, được người lao động sáng tác và truyền miệng trong dân gian từ đời này sang đời khác. nên còn được gọi là văn học truyền miệng. Vì vậy, VHDG là các sáng tác của quần chúng lao động, phản ánh cách nhìn nhận và tìm hiểu thế giới xung quanh của người lao động, động thời cũng thể hiện đời sống tư tưởng tình cảm của họ.
* So sánh truyện Tấm Cám với truyện Cô bé Lọ Lem; Cây tre trăm đốt với truyện Ai mua hành tôi; Công chúa ếch với Sọ Dừa; hoặc hai câu ca dao cùng bắt đầu bằng hai tiếng “Thân em”. Em hãy nhận xét xem chúng có điểm nào chung?
- Kiểu nhân vật; Diễn biến sự việc, kết thúc tương tự nhau
GV: Sự giống nhau đó bắt nguồn từ tính chất truyền miệng của các sáng tác dân gian. Không lưu giữ bằng chữ viết mà bằng trí nhớ, không thể giữ nguyên vẹn các sáng tác như ban đầu chúng ra đời. Thêm nữa, khi hát hay kể lại những sáng tác ấy, mỗi người có thể tuỳ ý thay đổi theo sở thích cá nhân mình và sở thích người nghe. Sự khác nhau đó tạo nên các dị bản, tức là bản kể khác của câu chuyện, bài ca.
* Cũng có chung một nội dung nói về nguồn gốc của người Việt Nam, cùng với truyện Con Rồng cháu Tiên, em còn biết thêm những bản kể nào khác?
- Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú.
- Quả trứng to nở ra con ngừơi của dân tộc Mường.
- Đẻ đất đẻ nước.
* Trong các câu chuỵên dân gian mà em đã biết, hãy phát hiện điểm chung trong cách kể của chúng?
- Thường có xuất hiện các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
* Em hiểu như thế nào là các cho tiết tưởng tượng kỳ ảo? Theo em, chúng có tác dụng gì trong các câu chuyện đó?
- Đó là những chi tiết không có thực, do trí tưởng tượng phong phú của người bình dân sáng tạo ra. Chúng khiến các sự việc và nhân vật trong truyện trở nên đẹp đẽ, kỳ diệu, tạo sức hấp dẫn lôi cuốn đặc biệt cho diễn biến truyệnđồng thời bày tỏ thái độ đánh giá của người xưa đối với nhân vật và sự kiện đó.
GV: Trong xã hội nguyên thuỷ, người nguyên thuỷ có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm rất khác với con người ngày nay. Cuộc sống gắn bó gần gũi với thiên nhiên và chưa có sự ra đời cũng như phát triển của KHKT nên họ tin rằng, các vật vô tri vô giác cũng có tâm tư tình cảm như con người. Do đó, hình thành tín ngưỡng thờ thần núi thần sông, và trong VHDG đã hình thành các nhân vật thần như Lạc Long Quân, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Thậm chí, mối quan hệ với thiên nhiên còn tạo nên các truyện kể về các hiện tượng người hoá vật, vật hoá người, về các con vật biết nói, các con vật linh thiêng, có nhiều phép lạCách nghĩ và cách cảm đó đã khiến hầu hết các truyện kể dân gian đã tái hiện lại hiện thực một cách kỳ ảo, dựa vào suy nghĩ và tình cảm chủ quan của người xưa. Chính yếu tố đó đã làm nên vẻ đẹp riêng của VHDG, một vẻ đẹp gắn liền với thời thơ ấu của nhân loại.
II. Các thể loại của VHDG.
* Em thử kể tên gọi các thể loại VHDG mà em biết?
- HS nhắc tên các thể loại, bổ sung ý kiến cho nhau. GV nhắc lại.
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu.
* Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất. Em biết truyện thần thoại nào? Theo em hiểu, tần thoại là những truyện kể như thế nào?
- Thần thoại VN có thể nhắc đến: thần trụ trời, 
- Đây là những truyện kể dân gian hoang đường, phản ánh nhận thức và sự hình dung của người xưa về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người.
* Thần thoại và truyền thuyết có gì giống nhau và khác nhau?
- Giống nhau ở chỗ chúng đều có các yếu tố hoang đường, tưởng tượng kỳ ảo; tuy nhiên yếu tố hoang đường trong thần thoại chiếm vị trí tuyệt đối, không có trong hiện thực; còn truyền thuyết thì trái lại. Những sự kiện và nhân vật lịch sử đều là có thực, song đó chỉ là cái lõi được tô vẽ thêm bởi các yếu tố không có thực khiến nhân vật và sự kiện được nói đến có một vẻ đẹp khác thường, thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện ấy.
* Truyền thuyết có giống truyện cổ tích hay không?
- Truyện cổ tích giống truyền thuyết ở chỗ cũng có các yếu tố hoang đừng kỳ ảo, tuy nhiên nếu các yếu tố hoang đường kỳ ảo là vỏ bọc lấp lánh tô điểm cho hiện thực lịch sử trong truyền thuyết thì nhân vật và sự kiện trong truyện cổ tích lại đều được hư cấu, không có thực. Đó là nhữn ... Vậy từ mượn có điểm khác biệt gì với từ thuần Việt?
- Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra còn từ mượn là những từ có nguòn gốc tiếng nước ngoài dược dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng,đặc điểm mà tiéng Việt ta chưa có từ thật thích hợp.
* Trong tiếng Việt, bộ phận từ mượn nào chiếm số lượng nhiều nhất và có vai trò quan trọng nhất?. Theo em, vì sao?
- Bộ phận từ mượn tiếng Hán, bao gồm từ gốc Hán và từ Hán- Việt.
Trong quá trình giao lưu văn hoá, chính trị, kinh tế, sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa dân tộc này với dân tộc khác là điều đương nhiên. Trong quá trình đó, ngôn ngữ này vay mượn từ của ngôn ngữ khác để làm giàu cho tiếng mình nhằm diễn đạt đầy đủ chính xác suy nghĩ của con người. Do mối quan hệ đặc biệt về văn hoá của nước ta và nước Trung Quốc từ xa xưa trong lịch sử nên ngôn ngữ Hán đã gia nhập vào kho từ vựng của dân tộc ta một cách tự nhiên. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta khó phân biệt được từ nào là của tiếng Việt, từ nào là từ vay mượn. Từ nào có hình thức ngữ âm và ngữ pháp giống tiếng Việt, ta cho là từ thuần Việt. Những từ có ngữ âm và ngữ pháp không giống tiếng Việt ta cho đó là từ mượn. Nhìn chung, những từ một tiếng có nguồn gốc tiếng nước ngoài khi vào Vn nếu được Việt hoá hoàn toàn do từ VN không có, người Việt cho đó là từ gốc Việt:
VD: điện, ghế, sinh, tùng, bách, táo, lê gốcHán.
	+ săm, lốp, xôgốc Pháp.
Chỉ có những từ gồm hai tiếng trở lên ta mới phân biệt từ thuần Việt với từ vay mượn.
2. Các loại từ mượn.
a, Từ mựơn tiếng Hán( từ Hán Việt)
- Các từ một tiếng trong tiếng Việt dù là từ gốc Hán ta đều cho là từ thuần Việt:đầu, vua, chúa, tùng, cúc, trúc, mai
- Từ mượn tiếng Hán chủ yếu là các từ phức gồm hai tiếng trở lên mới cần pân biệt với từ thuần Việt: giang sơn, hải cảng, tham quan, quốc gia, siêu trường, siêu trọng
- đặc điểm của từ Hán Việt.
+ Từ Hán Việt là một kết hợp chặt chẽ gồm hai tiếng trở lên, trong đó mỗi tiếng đều có nghĩa.
VD: quốc gia, quốc tế, gia bảo
+ Mỗi tiếng trong từ Hán Vệt đều có nghĩa tương đương với một từ thuần Việt:
VD: giang sơn, hải đăng, hải đồ
Nguyên nhân là do mỗi tiếng trong từ ghép Hán Việt vốn là những từ đơn gốc Hán, nhưng khi du nhập vào VN do ở VN đã có từ thuần Việt đồng nghĩa rồi, do đó nó không thể độc lập mà chỉ trở thành yếu tố cấu tạo từ mà thôi. Còn những từ đơn gốc Hán khi du nhập vào VN dễ dàng được coi như một từ thuần Việt bởi trong tiếng Việt ta không có từ tương đương.
+ Trong từ phức Hán Việt, một tiếng gốc Hán thường kết hợp với nhiều tiếng khác để tạo thành một từ khác:
VD: Giả: khán giả, thính giả, độc giả, tác giả
	Gia: thi gia, triết gia, danh gia, quốc gia
	Thảo: bách thảo, phương thảo, thu thảo, thanh thảo, thảo am,thảo nguyên
+ Trật từ giưã các tiếng trong danh từ Hán Việt thừơng là trật tự ngược với tiếng Việt. ở tiếng Việt, yếu tố chính đứng trước, có nghĩa khái quát, yếu tố sau có nghiã thu hẹp:
Bánh chưng, bánh ú, bánh bột lọc, bánh nướng
Tiếng Hán tiếng chính lại đứng sau, tiếng phụ đứng trước:
Thảo trong các từ, gia trong các từ
+ Quan hệ giưã các tiếng trong từ ghép Hán Việt rất chặt chẽ làm thành khối đọc lên nghe trang trọng. Vì vậy, khi cần khái quát trang trọng ta nên dùng từ Hán Việt, còn khi bình thường ta nên dùng từ thuần Việt:
VD So sánh: Thủ tướng cùng phu nhân ra đón đoàn.
	Anh Hai cùng vợ đi chơi chợ.
b, Từ mượn các ngôn ngữ khác:
* Ngoài các từ mượn tiếng Hán, ngôn ngữ ta còn mựơn thêm ngôn ngữ nào nữa?
- Anh, Pháp, Nga
* Các tiếng trong từ mượn kiểu này có nghĩa hay không?
- Không có nghiã riêng mà nghĩa từ là nghĩa chung của cả khối.
VD: in-tơ-nét, mít tinh, ca cao
c, Cách dùng từ mượn:
* Việc dùng từ mượn có ích lợi gì trong việc diễn đạt?
- Làm giàu vốn từ tiếng Việt, biểu đat được ý nghĩa của sự vật hiện tượng một cách chính xác, ngắn gọn. Đôi khi không dùng từ mượn còn là cho vuệc diễn đạt của ta bị sai lệch, nghèo nàn: 
- Du kích: đánh chơi.
- độc lập: đứng một.
* Tuy nhiên không thể dùng từ mượn một cách tuỳ tiện, mà phải theo những nguyên tắc cụ thể như thế nào?
- những từ nào mà tiếng ta dùng đúng, chính xác thì khồn dùng từ mượn
- Dùng đúng lúc, đúng chỗ mới có giá trị
d, Cách giải thích từ Hán Việt.
VD: Hải quân: hải là biển; quân là quân đội => quân đội canh gác biển cả.
	+ Giang sơn: giang là sông; sơn là núi => núi sông.
Cách 1: Tìm nghĩa của từng tiếng sau đó ghép chúng lại.
VD2: dân ý: ý dân; võ tướng là tướng võ; cao điểm là điểm cao.
Cách 2: Khi một từ phức Hán Việt có các tiếng là những từ đơn tạo thành ta chỉ cần đảo ngược trật tự là hiểu nghĩa của từ đó.
HS giải nghiã các từ sau:
- Nhóm 1: sinh tử, sơn thuỷ hữu tình, tổ quốc, hải đăng, hảo hán, nhập gia tuỳ tục.
+ sinh là sống; tử là chết : sóng chết.
+ Sơn là núi; thuỷ là nước, sông; hữu là có, tình là tình cảm : núi sông có vẻ đẹp nên thơ như có tình cảm.
+ tổ là tổ tiên; quốc là nước : đất nước do tổ tiên để lại.
+ hải là biển; đăng là đèn : đèn biển.
+ hảo là tốt đẹp, hán là người đàn ông : người đàn ông tốt đẹp có dũng khí.
+ nhập là vào; gia là nhà, tuỳ là theo, tục là thói quen, tục lệ : vào nhà phải tuân theo nề nếp thói quen của nhà đó.
- Nhóm 2: sơn thần, Hùng vương, 
II. Luyện tập:
1. Bộ phận từ mượn nào quan trọng nhất trong tiếng Việt và bộ phận nào tiếng Việt ít mượn nhất?
A. Tiếng Hán.
B. Tiếng Anh.
C. Tiếng Pháp.
D. tiếng Nga.
2. Chia các từ mượn theo nhóm :
Ăn, ăn uống, ẩm thực, văn hoá, học sinh,người dậy, khí hậu, không gian, quốc gia, hoà bình, đầm ấm, vui vẻ, ti vi, pa-ra-bôn, ô tô, tàu thuỷ, xe lửa, gác-đờ-bu, săm lốp, pê-đan, ten nít, tuốc-nơ-vít, nước, sông.
3. So sánh hai bài thơ sau, nêu nhận xét xem bài thơ nào sử dụng nhiều từ mượn, đó là loại từ mượn nào?
- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
 Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Thu điếu- Nguyễn Khuyến)
-Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
 Gỗ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
(Chiều hôm nhớ nhà- Bà huyện Thanh Quan)
- Gạch chân dưới các từ mượn có trong bài thơ và giải thích những từ dó theo ý hiểu của em.
4. Tìm những từ ghép thuần Việt tưng ứng với các từ Hán Việt sau đây:
thiên địa, giang sơn, huynh đệ, phụ tử, nhật dạ, phong vân, quốc gia, tiền hậu, tiến thoái, cường nhược, sinh tử, tồn vong, mĩ lệ, sinh nhật, ca sỹ, hải quân, phụ huynh.
5. Đặt câu với các từ thuần Việt và Hán Việt:
phụ nữ, đàn bà, thanh niên, tuổi trẻ, sinh nhật, ngày sinh.
B. Hướng dẫn cách tóm tắt văn bản tự sự
I. Nám vững về thể loại truyền thuyết:
1. khái niệm:
- Là loại truyện dân gian: truyện kể do nhân dân sáng tác, thưởng thức và lưu truyền bằng con đường truyền miệng.
- Nhân vật trong truyền thuyết là ai? Nhân vật liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Sự việc: Là những sự việc quan trọng để lại những dấu ấn về những thời kỳ lịch sử khác nhau.
- Nghệ thuật của truyền thuyết có điểm gì nổi bật? Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo: tức là những chi tiết kỳ lạ, lớn lao do trí tưởng tượng của nhân dân tạo nên không có thực trong cuộc sống.
- ý nghĩa của truyền thuýet? Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự việc lịch sử được nói đến.
VD: Thần trụ trời có phải là truyền thuyết hay không?
- Không là truyền thuyết vì nhân vật trong truyện không liên quan đến lịch sử thời quá khứ, sự kiện cũng không có thực trong lịch sử.Truyện không nhằm đánh giá hay thể hiện thái độ của nhân dân mà chỉ để giải thích các hiện tựơng của thiên nhiên. đây là thể loại thần thoại.
II.. Kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
a. Tìm hiểu chung về văn bản
* Khi đi vào tóm tắt cốt truyện, điều đầu tiên ta cần biết là gì?
- Nhân vật chính và sự việc chính.
* Mối quan hệ giưã hai yếu tố đó?
- Nhan vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều lần trong truyện, là người tạo nên các sự việc hoặc là người có liên quan trực tiếp và nhiều nhất đén các sự việc.
* Sau khi đã xác định các sự việc chính và nhân vật chính, ta cần làm gì tiếp theo?
- Tìm cac sự việc cụ thể có vai trò làm rõ hơn nhân vật và sự việc.
=> Như vậy, trước khi đi vào tóm tắt truyện, cần xác định nhân vật và sự việc chính xoay quanh nhân vật ấy. Tiếp theo là xác định bố cục: truyện gồm mấy đoạn, mỗi đoạn có sự việc nào , những sự việc đó được sắp xếp theo trình tự diễn biến ra sao( thời gian, không gian, quan hệ nhân quả).
b. Các kỹ năng cụ thể:
* Về trình bày ý:
- Không nêu các chi tiết cụ thể về thời gian, không gian, các chi tiết về mặt ngoại hình, tài năng, lời nói, suy nghĩ cụ thể của nhân vật.
- Chỉ nêu những sự việc chính. Những chi tiết cụ thể nên tìm từ ngữ khác để tóm lược. Không dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật và các đối thoại mà chỉ tóm tắt ngắn gọn bằng lời văn cuả mình.
* Về tổ chức câu:
- Chủ ngữ phải là nhân vật chính, vị ngữ là sự việc chính.
- Một số chi tiết về thời gian, không gian không thể bỏ qua thì đẩy ra ngoài nòng cốt câu làm trạng ngữ.
- Các sự việc phụ chỉ nguyên nhân cũng chỉ dùng làm trạng ngữ cho câu.
- Giữa các câu trong bài văn tóm tắt phải có sự liên kết về nội dung: hướng về nhân vật chính, nội dung chính; có sự liên kết về hình thức: dùng các từ nối để chuyển ý, để thay thế 
III. Luyện tập:
Tóm tắt văn bản “ Sơn tinh thuỷ tinh”
* Nhân vật chính là ai?
- Sơn tinh và Thuỷ Tinh.
* Sự việc cốt yếu nhất là gì?
- Cụộc giao tranh giữa hai vị thần.
* Qua câu chuyện nhân dân lao động muốn bày tỏ thái độ và tình cảm của mình như thế nào?
- Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra và thể hiện sức mạnh cũng như mơ ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Như vậy, khi tóm tắt chúng ta cần lưu ý đến các nhân vật chính và sự việc chính, làm sao cho việc tóm tắt thể hiện đúng ý nghĩa của tác phẩm.
* HS tóm tắt: Liệt kê các sự việc chính:
- Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thể hiện tài năng lạ để cầu hôn con gái vua Hùng.
- Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể và Sơn Tinh đã thắng được cưới Mỵ nương về.
- Thuỷ tinh nối giận và gây dông bão hòng đánh Sơn Tinh cướp Mỵ Nương về.
- Sơn Tinh dùng phép lạ quyết chống lại Thuỷ Tinh.
- Thuỷ tinh kiệt sức, đành rút quân.
- Sự trả thù hàng năm của Thuỷ Tinh và Sơn Tinh luôn chiến thắng.
HS đọc văn bản tóm tắt, Gv nhận xét và chấm điểm cho các em.
BVN: Tóm tắt văn bản: Sự tích hồ Gươm. Nêu ý nghĩa truyện.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong van 6 -2.doc