Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 119: Ôn tập văn miêu tả

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 119: Ôn tập văn miêu tả

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Nắm được vững đặc điểm và yêu cầu của 1 bài văn miêu tả.

2. Kĩ năng.

- Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự thông qua các bài tập thực hành đã nêu trong SGK tự rút ra những điểm cần lưu ý, ghi nhớ chung cho văn tả cảnh, tả người.

3. Thái độ.

B. Chuẩn bị.

* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung ôn tập.

* Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

Hoạt động 2: Khởi động

Hoạt động 3: Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 119: Ôn tập văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 119 
Ngày dạy: Ôn tâp văn miêu tả
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Nắm được vững đặc điểm và yêu cầu của 1 bài văn miêu tả.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự thông qua các bài tập thực hành đã nêu trong SGK tự rút ra những điểm cần lưu ý, ghi nhớ chung cho văn tả cảnh, tả người.
3. Thái độ.
B. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung ôn tập.
* Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động 2: Khởi động
Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt.
GV: Dẫn dắt: Em đã được học văn tự sự và miêu tả, nhắc lại tự sự là gì?
GV: Trong văn miêu tả có: Tả cảnh, tả người.
? So sánh tả cảnh và tả ngươi?
- Giống: Đều là miêu tả.
- Khác: Đối tượng miêu tả.
GV: Khái quát lại các vấn đề học sinh vừa trả lời nêu yêu cầu của tiết học.
? Trong văn tả người, có những dạng văn nào?
? Khi làm văn miêu tả cần rèn luyện những kỹ năng nào?
? Bài văn miêu tả có bố cục mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?
? Điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?
?
 Theo em hình ảnh nào đã đẹp nhất, thú vị nhất? Vì sao?
GV: Hướng dẫn học sinh: Trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà lên bảng trình bày dàn ý.
? Phần mở bài cần trình bày những gì? Thân bài? Kết bài?
GV: Cho học sinh quan sát dàn ý của bạn, nhận xét, tự sửa, bổ sung cho mình.
? Với đề bài trên, em sẽ chọn hình ảnh? Chi tiết nào? Miêu tả theo trình tự nào?
? Tìm đoạn văn tự sự và đoạn văn miêu tả trong bài "Bài học đường đời đầu tiên và buổi học cuối cùng".
GV giải thích thêm.
- Hành động kể thường trả lời câu hỏi: Kể về việc gì?
- Hành động tả thường trả lời câu hỏi: Tả về cái gì? Tả về ai? Cảnh, người đó như thế nào? Có gì đặc sắc?
GV khái quát.
? Muốn làm tốt văn miêu tả cần chú ý những gì?
- Học sinh nhắc lại kiến thức cũ trả lời.
- Học sinh nhắc lại kiến thức.
- Học sinh nêu ý kiến.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nêu ý hiểu.
- Nêu ý kiến chủ quan.
- Học sinh lên bảng trình bày.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh xem lại văn bản.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tự sự là trình bày 1 chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác cuối cùng là 1 kết thúc có hậu.
- Miêu tả: Giúp người đọc hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của 1 sự vật, sự việc, con người.
I. Mấy điều cần ghi nhớ khi làm văn miêu tả:
- Đối tượng miêu tả.
+ Tả cảnh.
+ Tả người.
- Tả người gắn với hoạt động.
VD: Tả cô giáo đang giảng bài, tả ông đang tưới cây....
- Tả chân dung người.
VD: Tả chú bộ đội, bác bảo vệ ở trường em...
- Tả người trong cảnh.
a. Các kỹ năng cần có khi làm văn miêu tả.
- Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, lựa chọn.... trình bày các hình ảnh đó theo 1 trình tự nhất định.
b. Bố cục của bài văn miêu tả.
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được miêu tả 1 cách khái quát.
- Thân bài: Tả chi tiết đối tượng (cảnh hoặc người hoặc cảnh và người).
- Kết bài: Thường nêu nên cảm xúc, cảm nghĩ của bản thân về cảnh và người đã tả.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Đoạn văn tả cảnh mật trời lên trên biển.
- Lựa chọn chi tiết, hình ảnh đặc sắc thể hiện được sức sống và linh hồn của tạo vật.
- Có những liên tưởng so sánh độc đáo, mới lạ.
- Có vốn ngôn ngữ giàu có, diễn tả cảnh vật sống động, sắc sảo.
- Thể hiện rõ tình cảm, thái độ của người tả với đối tượng được tả.
-> Có thể: Hình ảnh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng...
2. Bài 2:
 Lập dàn ý cho đề bài tả cảnh đầm sen trong mùa hoa nở.
a. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh đầm sen.
b. Thân bài: Chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, miêu tả theo trình tự:
- Tả từ xa: Đầm sen rộng, hẹp?
+ Mầu sắc như thế nào? (Lá, cành, hoa màu ra sao)?
- Tả gần: Tả chi tiết 1 bông sen...
- Tả đầm sen khi bơi trên thuyền cảm giác....
3. Bài 3:
 Miêu tả em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói.
- Trình tự: Hình dáng, cử chỉ, hành động, lời nói.
+ Dáng người bụ bẫm, tóc vàng hoe nhưng đôi mắt thì đen láy.
+ Bé đang chập chững tập đi 2 chân bấm xuống, hai tay dang ra để giữ thăng bằng.
+ Có lúc ngã uỵch, bé được mẹ và mọi người động viên, bé lại dũng cảm đứng dậy tập đi.
4. Bài 4:
a. Bài học.
- Miêu tả: "Buổi tối ăn uống điều độ.... vuốt râu".
- Tự sự: "Bỗng thấy... trêu chị Cốc"
b. Buổi học cuối cùng.
- Miêu tả: "Chờ đến lúc ấy... trang sách".
- Tự sự: "Buổi sáng hôm ấy... đồng nội".
* Ghi nhớ : SGK.
*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Ôn tập văn miêu tả.
- Tham khảo 1 số đề SGK.
- Chuẩn bị bài viết số 7.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lam van 6 - Tiet 98.doc