Đề kiểm tra Ngữ văn 6- Học kì 2

Đề kiểm tra Ngữ văn 6- Học kì 2

I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

• Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 “Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả xô về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.

 Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả, trông như những con thuyền du ngoạn.

 Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng, trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. Phía sau, chiếc thuyền bạn, trung thành và khăng khít, cũng đang lướt chồm trên sóng bám sát chúng tôi.”

(Trích Bám biển – Bùi Hiển, Văn miêu tả tuyển chọn, NXB Giáo dục, HN.2001)

1. Trong đoạn trích trên, cảnh biển được miêu tả vào thời điểm nào?

A. Buổi sáng

B. Giữa trưa

C. Buổi chiều

D. Đêm trăng

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 3474Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn 6- Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò kiÓm tra Ng÷ v¨n 6- Häc k× 2
 §Ò 1
I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm, 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
• Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả xô về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
 Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả, trông như những con thuyền du ngoạn.
 Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng, trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. Phía sau, chiếc thuyền bạn, trung thành và khăng khít, cũng đang lướt chồm trên sóng bám sát chúng tôi.”
(Trích Bám biển – Bùi Hiển, Văn miêu tả tuyển chọn, NXB Giáo dục, HN.2001)
1. Trong đoạn trích trên, cảnh biển được miêu tả vào thời điểm nào?
A. Buổi sáng
B. Giữa trưa
C. Buổi chiều
D. Đêm trăng
2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ?
A. Miêu tả biển trong ngày giông bão
B. Miêu tả biển ngày lặng gió
C. Miêu tả cảnh những con thuyền ra khơi
D. Miêu tả cảnh những con thuyền trở về
3. Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên là gì ?
A. Sử dụng rộng rãi phép so sánh và các từ láy có ý nghĩa gợi tả
B. Sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo nên giọng điệu trang trọng
C. Sử dụng nhiều kiểu câu trần thuật kết hợp với câu cảm thán
D. Sử dụng nhiều phép ẩn dụ và hoán dụ.
4. Cảnh biển trong đoạn trích trên là cảnh như thế nào ?
A. Mênh mông và rực rỡ
B. Duyên dáng và tĩnh lặng
C. Mịt mùng và huyền ảo
D. Dịu dàng và mềm mại
5. Dòng nào sau đây không chứa từ Hán Việt?
A. nguy nga, rực rỡ, nhỏ xíu, can trường
B. long lanh, vất vả, du ngoạn, ào ào, xa xa
C. khăng khít, thon thả, lai láng, mênh mông
D. thùm thùm, nô giỡn, trắng hồng, trung thành
6. Từ “du ngoạn” có nghĩa là gì?
A. Công việc phiêu lưu, mạo hiểm
B. Cuộc sống lênh đênh, trôi nổi
C. Làm ăn vất vả, khó nhọc
D. Rong ruổi vui chơi ở những nơi xa
7. Yếu tố “võ” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với yếu tố “võ” trong “võ sĩ”?
A. võ bị
B. võ trang
C. võ vàng
D. võ tướng
8. Câu văn nào sau đây không sử dụng phép so sánh?
A. Phía sau, chiếc thuyền bạn, trung thành và khăng khít, cũng đang lướt chồm trên sóng bám sát chúng tôi.
B. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả, trông như những con thuyền du ngoạn.
C. Sóng đập vào mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.
D. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót.
9. Dòng nào sau đây chỉ chứa tính từ và cụm tính từ?
A. cảnh hừng đông, những đám mây trắng hồng, sắp cất lên tiếng hót
B. càng mạnh, càng lai láng mênh mông, trắng hồng, nguy nga, rực rỡ
C. chiếc thuyền bạn, đang lướt chồm trên sóng, tay võ sĩ can trường
D. đang chạy ra khơi, mời mọc lên đường, cảnh mây nước long lanh
10. Hình ảnh con thuyền “tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm” thể hiện rõ nhất điều gì?
A. Sự dữ dội của biển cả
B. Sự to lớn của con thuyền
C. Sự mạnh mẽ, can đảm của con người
D. Sự hăng say, phấn chấn trong lao động
II. Tự luận (7, 5 điểm)
11. (2 điểm): Vận dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét của em để viết 4 câu văn, mỗi câu miêu tả một hình ảnh sau:
- Mặt trời
- Mặt biển
- Những con thuyền
- Những cánh chim
12. (5, 5 điểm): Miêu tả một cảnh đẹp của quê hương em.
§Ò kiÓm tra Ng÷ v¨n 6- Häc k× 2
 §Ò 2
I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm; 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
• Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8:
 "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.”
( Bài học đường đời đầu tiên, Ngữ văn 6, tập 2)
1. Nhận xét nào đúng về phương thức biểu đạt của đoạn văn trên ?
A. Tự sự kết hợp với nghị luận
B. Tự sự kết hợp với miêu tả
C. Tự sự kết hợp với biểu cảm
D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm
2. Hình ảnh Dế Mèn được tái hiện qua con mắt của ai?
A. Nhà văn
B. Dế Mèn
C. Dế Trũi
D. Chị Cốc
3. Nhận xét nào phù hợp với đoạn trích?
A. Tái hiện được ngoại hình của nhân vật Dế Mèn
B. Tái hiện được ngoại hình và nội tâm của nhân vật Dế Mèn
C. Tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn
D. Tái hiện được hành động và nội tâm của nhân vật Dế Mèn
4. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. điều độ
B. phanh phách
C. hủn hoẳn
D. rung rinh
5. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?
A. thanh niên
B. cường tráng
C. lợi hại
D. mẫm bóng
6. Phép tu từ nổi bật trong câu văn "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua” là gì?
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
7. Câu " Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.” thuộc loại câu gì?
A. Câu đơn
B. Câu đặc biệt
C. Câu rút gọn
D. Câu ghép
8. Dấu phẩy trong câu " Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.” nhằm đánh dấu ranh giới nào?
A. Giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của nó
B. Giữa các từ có cùng chức năng với nhau
C. Giữa một bộ phận của câu với phần chú thích của nó
D. Giữa hai vế của một câu ghép
9. Mục đích của văn bản miêu tả là gì?
A. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người
B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
C. Trình bày diễn biến sự việc
D. Nêu nhận xét, đánh giá
10. Yêu cầu nào không nhất thiết phải có trong đơn?
A. Đơn viết phải có nội dung cụ thể, rõ ràng
B. Tên đơn bao giờ cũng phải viết hoa hoặc viết chữ in to
C. Đơn phải được trình bày sáng sủa, cân đối
D. Phải ghi rõ địa điểm viết đơn
II. Tự luận (7,5 điểm)
11. (1,5 điểm): Em hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn dẫn ở phần trắc nghiệm trên.
12. (6 điểm): Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến.

Tài liệu đính kèm:

  • dockt van 6.doc