Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 11 - Hồng Diệp

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 11 - Hồng Diệp

a. Giới thiệu hoàn cảnh truyện và nhân vật

- Truyện gồm nhiều nhân vật: Hùng vương, Mị Nương, Sơn tinh, Thuỷ tinh, lạc hầu Nhưng Sơn tinh và Thuỷ tinh là hai nhân vật chính, truyện chủ yếu kể về hai nhân vật này.

- Cả hai thần đều rất kì dị nhưng oai phong. Đều rất tài giỏi, có nhiều phép lạ (hsinh nêu cụ thể).

=> Cách giới thiệu trên nghe hấp dẫn, mặt khác sẽ hé mở chi tiết giao tranh giữa hai thần sau này.

b. Vua Hùng kén rể

- Nhà vua như có vẻ đã thiên vị cho chàng Sơn tinh. Vì những thứ vua thách đều là những thứ có ở trên cạn, xứ sở của thần núi.

- Phản ánh thái độ của người Việt cổ đối với núi rừng và lũ lụt. Rõ ràng Sơn tinh là đại diện cho chính nghĩa, cho sức mạnh của núi rừng, thuỷ tinh là kẻ thù chỉ đem lại tai hoạ cho con người

 

doc 29 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 11 - Hồng Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20 tháng 08 năm 2009
Tiết 1-2 Văn bản
Con rồng, cháu tiên
HDĐT: Bánh chưng bánh giầy
 Tiết 1. văn bản: Con rồng, cháu tiên
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh nắm được khái niệm về truyền thuyết, cách giải thích rất hay về nguồn gốc giống nòi, niềm tự hào về nguồn gốc, đề cao truyền thống đoàn kết.
- Nắm vững ghi nhớ
- Tích hợp với Tiếng Việt ở: từ đơn, từ phức, cấu tạo từ với Tập làm văn: văn bản, phương thức biểu đạt
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng đọc, nghe, kể.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	- Giáo viên: Tranh, bài soạn
	- Học sinh: Bài soạn, sách vở
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
định hướng hoạt động của học sinh
HĐI. ổn định tổ chức: (hs vắng)
6E: 
HĐII. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở - Sgk - hướng dẫn soạn bài.
HĐIII. Giới thiệu bài mới
Ca dao có câu rằng:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Đó là một câu hát rất giàu ý nghĩa về truyền thống đoàn kết và rất có hình ảnh về cội nguồn "một giàn" của dân tộc Việt Nam.
Từ xa xưa đã có một truyền thuyết rất hay của người Việt về cội nguồn cao quý đẹp đẽ của người Việt. Đó chính là truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay.
HĐIV. Bài mới.
- Gọi học sinh đọc hiểu chú thích * trong sgk.
? Em hiểu thế nào là truyền thuyết? 
- Gv cùng học sinh tìm hiểu kĩ hơn một số chú thích khó.
- Gv hướng dẫn học sinh đọc truyện: Rõ ràng mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thuần tưởng tượng. Đọc đúng lời thoại của Lạc Long Quân (tình cảm, ân cần, chậm rãi) và Âu Cơ (lo lắng, thở than).
- Gv đọc mẫu một số đoạn, đọc mẫu hai lời thoại của 2 nhân vật chính.
- Gọi 2 học sinh đọc lại lời thoại. Gọi 2 học sinh khác đọc lại truyện.
- Gv hướng dẫn kể tóm tắt, yêu cầu học sinh kể.
? Lạc Long Quân, Âu cơ được giới thiệu như thế nào?
? Em có nhận xét gì về tài năng của 2 nhân vật này? Từ đó em hiểu gì về suy nghĩ của nhân dân ta ngày xưa?
? Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của chi tiết “Cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai”
- Gv gợi mở cho học sinh bình luận ở nhiều khía cạnh khác nữa.
? Theo em cuối cùng tại sao họ lại chia con và chia tay nhau mỗi người mỗi đường như vậy?
? Chi tiết chia con ấy gợi cho em nghĩ đến điều gì?
? Lời dặn của Lạc Long Quân lúc chia tay phản ánh điều gì?
- Gọi hs đọc lại đoạn “Người con trưởngkhông hề thay đổi”.
? Đoạn truyện cho ta biết thêm điều gì về phong tục tập quán, về xã hội của người Việt cổ? 
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ (sgk trang 8).
? Chi tiết hoang đường, kì ảo là gì? Vai trò của nó trong các truyền thuyết? Mqhệ xa xôi của nó với lịch sử? 
- Tìm đọc thêm một số truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc khác trong tập “Truyện cổ các dân tộc ít người ở Việt Nam”.
? Em thích chi tiết nào trong truyện, vì sao?
- Gv yêu cầu hs kể lại truyện.
- Học sinh trình vở soạn.
- Học sinh nghe.
 I. Đọc - hiểu chú thích
- Học sinh đọc.
* Truyền thuyết (sgk trang 7)
- Học sinh hoạt động cá nhân.
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc và kể
- Học sinh nghe.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh theo dõi và kể lại truyện.
2. Tìm hiểu chi tiết
- Lạc Long Quân là con trai thần biển, vốn nói rồng, quen và thích sống ở dưới nước. Âu Cơ là con gái thần nông, thuộc dòng Tiên, ưa sống trên cạn. Chàng thì khôi ngô, nàng thì xinh đẹp. Chàng tài năng vô địch, diệt trừ yêu quái, dạy dân làm ăn. Âu Cơ duyên dáng, dạy dân phong tục lễ nghi.
- Hai người đều có tài năng phi thường. Chứng tỏ sự tượng phong phú của người xưa.
- Chi tiết lạ, mang tính chất hoang đường, nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó cũng bắt nguồn từ thực tế, những ý nghĩa vô cùng sâu sắc: gợi cội nguồn của dân tộc Việt NamNhư vậy trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc dân tộc chúng ta thật cao đẹp, là con cháu thần tiên là kết quả của một tình yêu rất đẹp, một mối lương duyên Tiên-Rồng.
- Học sinh tự do nêu ý kiến.
- Xuất phát từ thực tế về đặc điểm sống của 2 người. Họ chia tay nhau nhưng vô cùng thương nhớ và mong ngày gặp lại.
- Lịch sử đã đến thời điểm mở mang, phát triển về hai hướng: biển và rừng. Sự phong phú và đa dạng của các dân tộc người sinh sống trên đất nước ta đều chung một dòng máu, chung một gia đình, chung một cha mẹ. 
- Phản ánh ý nguyện đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó lâu bền của dân tộc Việt Nam.
- Học sinh đọc.
- Giúp chúng ta biết thêm nhiều điều: tên nước đầu tiên của ta là Văn Lang
(nghĩa là đất nước tươi đẹp, sáng ngời, có văn hoá. đất nước của những người đàn ông, các chàng trai khoẻ mạnh, giàu có). Thủ đô đầu tiên của Văn Lang đặt ở vùng Phong Châu, Bạch Hạc. Biết về vua Hùng, biết về phong tục nối đời, tục truyền ngôi cho con trưởngXã hội Văn Lang thời đại vua Hùng đã là một xã hội văn hoá dù còn sơ khai.
3. Củng cố, luyện tập 
- Học sinh nêu. 
- Học sinh nêu.
- 2 hs kể lại truyện.
HĐv. Hướng dẫn học bài
Tập đóng vai một nhân vật trong truyện để kể lại truyện.
Chuẩn bị bài “Bánh chưng, bánh giầy”
Tiết 2
HDĐT: Bánh chưng bánh giầy
 A. Mục tiêu cần đạt
- Nắm được ghi nhớ của truyện.
- Bước đầu biết phân tích, tìm hiểu nhân vật trong truyền thuyết.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	- Giáo viên: Tranh, bài soạn
	- Học sinh: Bài soạn, sách vở
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
định hướng hoạt động của học sinh
HĐI. ổn định tổ chức: (hs vắng)
6E: 
HĐII: Bài cũ: Hãy kể lại truyện “Con Rồng, cháu Tiên”.
? Nêu ý nghĩa của Truyền thuyết đó?
HĐIII: Bài mới: Giáo viên gợi dẫn bằng việc nói về tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết của dân tộc ta.
Yêu cầu học sinh nghiên cứu chú thích và cùng giải nghĩa lại một số từ khó.
- Gv hướng dẫn học sinh đọc: giọng chậm rãi, tình cảm; chú ý lời nói của Thần trong giấc mộng của Lang Liêu (giọng âm vang, xa vắng). Giọng vua Hùng (đĩnh đạc, chắc, khoẻ).
- Yêu cầu học sinh kể lại truyện: Gọn nhưng phải đầy đủ chính xác. Yêu cầu học sinh có sáng tạo(yêu cầu hs khá giỏi)
? Hãy kể lại truyện?
 ? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Điều kiện và hình thức nào?
? Em có nhận xét gì về điều kiện và hình thức truyền ngôi? có gì đổi mới và tiến bộ đây?
- Gọi hs đọc lại đoạn “Các Lang ai cũngTiên vương”.
? Các Lang đua nhau tìm lễ vật thật quý, thật hậu chứng tỏ điều gì?
- Gọi hs đọc lại đoạn “Người buồn nhấthình tròn”.
? Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào? vì sao Lang Liêu lại buồn nhất? Vì sao thần chỉ mách giúp riêng lang Liêu?
? Việc Lang Liêu làm thành công bánh cúng Tiên vương chứng tỏ đây là một con người như thế nào?
- Gọi hs đọc đoạn cuối.
? Tại sao vua lại chọn lễ vật của Lang Liêu? 
? Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời nói của nhà vua?
? Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” có ý nghĩa gì?
? Hãy kể lại truyện?
? Tại sao có thể nói đây là một truyền thuyết mang đậm màu sắc cổ tích?
- Học sinh lên bảng kể: 1 em kể tóm tắt theo diễn biến, một em kể sáng tạo theo kiểu đóng vai nhân vật trong truyện.
- Học sinh nêu.
- Học sinh cùng tham gia thảo luận.
I. Hướng dẫn đọc hiểu chú thích
- Học sinh làm việc cá nhân.
II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
1. Hd đọc và kể
- Học sinh nghe.
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc và kể truyện (làm việc cá nhân)
2. HD tìm hiểu chi tiết 
a. Vua Hùng chọn người nối ngôi
+ Hoàn cảnh: vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình, các con đông.
+ Tiêu chuẩn người nối ngôi: nối chí vua, không nhất thiết là con trưởng. 
+ Hình thức thử thách: làm vừa ý vua trong ngày lễ Tiên vương.
* Định hướng: không hoàn toàn theo tục lệ của các đời trước, chú trọng tài trí, người nối ngôi phải là người có tài, có chí khí, tiếp tục được ý chí và sự nghiệp của vua. Cách thử thách cũng rất có ý nghĩa: nó đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời đất của nhân dân ta.
Ngoài ra nó còn có ý nghĩa làm mạch nối cho câu chuyện phát triển.
b. Cuộc đua tài, dâng lễ vật
- 1 hs đọc.
* Các Lang: các Lang suy nghĩ về ý vua theo kiểu thông thường, hạn hẹp và nghĩ rằng làm vừa ý vua thì phải có những thứ quí hiếm đó, nào ngờ
- Hs đọc.
* Lang Liêu: mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng, không được vua ưu ái, sống như dân thường. Chàng buồn vì hoàn cảnh khó làm được như các anh em mình. Việc thần hiện ra trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu là một chi tiết rất cổ tích, như phép thần kì để giúp người nghèo khó. Nhưng thần chỉ gợi cho Lang Liêu làm lấy mà thôi.
- Chàng là con người thông minh, khéo léo, chịu khó
c. Kết quả cuộc thi tài
- Hs đọc.
- Lễ vật của Lang Liêu khác hẳn, vừa lạ, vừa quen, lại thông thường giản dị. Và hương vị của nó thật đặc biệt.
Vua đã suy nghĩ về ý nghĩa của lễ vật, về tình cảm và nhân cách của đứa con trai nghèo. Lời nói của vua Hùng là lời phán định công bằng và sáng suốt.
- Vua là một người sáng suốt, và lời nói đã chúng tỏ điều đó. Việc vua chọn hai loại bánh rồi đặt tên cho nó, vua giải thích rõ ý mình, quyết định chọn Lang Liêu nối ngôi càng minh chứng thêm cho điều đó.
3. Tổng kết luyện tập
* Hs chiếm lĩnh ghi nhớ.
- Hai hs kể lại truyện (một em kể tóm tắt, một em kể sáng tạo).
- Học sinh thảo luận.
HĐ iv. Hướng dẫn học bài: - Học bài và chuẩn bị bài: Từ và cấu tạo từ Tiếng việt.
Ngày soạn 23 / 08 /2009
Tiết 03 	
Từ và cấu tạo từ tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về tiếng và từ đã học ở bậc Tiểu học. Cụ thể: Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ là đơn vị cấu tạo nên câu. 
- Tích hợp với phần văn bản đã học, với phần Tập làm văn sẽ học ở tiết sau để biết cách nhận diện, xác định từ và sử dụng từ đúng và hay.
 B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 - Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị thật nhiều các ví dụ có liên quan đến nội dung bài học. 
 - Học sinh: Chuẩn bị bài soạn chu đáo trước khi đến lớp.
C.tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
định hướng Hoạt động của học sinh
HĐI. ổn định tổ chức: (hs vắng)
6E: 
HĐII: Bài cũ
? Em hiểu gì về cấu tạo từ? 
- Từ câu hỏi đó gv dẫn vào bài mới luôn.
HĐIII. Bài mới
- Gọi hs đọc ví dụ.
? Trong câu: “Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở” có mấy từ? Dấu hiệu nào cho biết điều đó?
? 9 từ ấy kết hợp với nhau, tạo thành một đơn vị trong văn bản “Con Rồng, cháu Tiên”, đơn vị ấy gọi là gì?
? Như vậy kết luận đầu tiên về từ là gì?
Cho một dãy từ sau: Nhà, làng, phố, em, nằm ,sông, Hông, Đà, La, phong cảnh, rất, đẹp, tươi, cảnh vật.
- Chọn các từ thích hợp để đặt thanh câu.
? Trong câu trên các từ có gì khác nhau về cấu tạo?
? Vậy tiếng là gì?
- Hãy xác định số lượng tiếng của mỗi từ và số lượng từ trong câu sau: Em đi xem vô tuyến truyền  ... h hết sức độc đáo về hiện tượng lũ lụt xẩy ra hàng năm. Và bởi vậy nên bền bỉ, kiên cường chống lũ bảo để tồn tại và phát triển là lẽ sống tất yếu của con người.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
3. Tổng kết luyện tập
- Học sinh kể.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
Hđ iv: Hướng dẫn học bài: ? Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
 - Hãy tập kể truyện một cách thành thạo ở nhà. 
 - Chuẩn bị bài mới: Nghĩa của từ 
Ngày soạn 06/09/2009
Tiết 10
nghĩa của từ
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Hiểu được thế nào là nghĩa của từ?
- Một số cách giải thích nghĩa của từ.
- Luyện kĩ năng giải thích nghĩa của từ để dung từ một cách có ý thức trong nói và viết.
 B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 - Giáo viên: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập, vốn từ để giải thích cho học sinh thật phong phú, từ điển. 
 - Học sinh: đọc và soạn theo yêu cầu của sgk.
 C. tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
định hướng Hoạt động của học sinh
HĐI. ổn định tổ chức: (hs vắng)
6E: ..
HĐII. Bài cũ
? Thế nào là từ thuần Việt? Thế nào là từ mượn? 
? Khi sử dụng từ mượn phải chú ý điều gì? cho ví dụ minh hoạ.
HĐIII: Bài mới
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu v dụ trong sách gk.
- Gọi 1 học sinh đọc ví dụ.
Nếu lấy dấu hai chấm làm chuẩn thì mỗi chú thích trên gồm mấy phần?
? Như vậy phần nghĩa của từ là phần nội dung hay hình thức?
? Như vậy ta hiểu nghĩa của từ là gì?
Bài tập nhanh: 
? Hãy nhắc lại nghĩa của từ tập quán?
? Trong hai câu sau đây, 2 từ tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau được không?
a. Người Việt có tập quán ăn trầu.
b. Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt.
? Giải thích lí do?
? Nhìn lại cách giải thích 3 từ trên mục 1 sgk em hãy cho biết các từ đó được giải thích bằng cách nào?
? Hãy giải thích các từ: Cây, đi, già, theo cách trình bày khái niệm?
? Hãy giải thích từ trung thực bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa?
? Hãy tìm một từ và giải thích nó theo cách dùng từ trái nghĩa?
? Nêu lại các cách giải thích nghĩa của từ?
Gọi học sinh trả lời trực tiếp bài tập 1.
- Hướng dẫn làm bt 2.
- Hdẫn làm bài tập 3.
- Hdẫn làm bài tập 4.
- Hdẫn giải bài tập 5 ở nhà.
- Học sinh lên bảng trả lời.
I. Nghĩa của từ là gì? 
- Học sinh đọc.
- Gồm 2 phần:
+ Phần bên trái là các từ in đậm cần giải nghĩa.
+ Phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của từ?
- Là phần nội dung của từ.
* Nghĩa của từ là nội dung (sự vât, tính chất, hoạt động, quan hệ,) mà từ biểu thị.
- Học sinh nêu.
- Câu a thì có thể dùng được cả 2 từ.
- Nhưng ở câu b thì chỉ dùng được từ thói quen thôi.
- + Từ tập quán có nghĩa rộng (phạm vi biểu vật rộng), thường gắn với chủ thể là số đông.
+ Từ thói quen có nghĩa hẹp (phạm vi biểu vật hẹp), thường gắn với chủ thể là một cá nhân.
II. cách giải thích nghĩa của từ
- Từ tập quán được giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Từ lẫm liệt, nao núng được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa cùng với nó.
- Cây: Một loại thực vật có rễ, thân, lá, cànhrõ rệt.
- Đi: Hoạt động dời chổ bằng chân, tốc độ bình thường, hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất.
- Già: Tính chất của sự vật, phát triển đến giai đoạn cao, hoặc giai đoạn cuối.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn.
- Cao thượng: trái với nhỏ nhen, ti tiện, đê hèn, hèn hạ
- Sáng sủa: trái với tối tăm, hắc ám, âm u, u ám, nhem nhuốc
- Nhẵn nhụi: Trái với sù sì, nham nhở, mấp mô, lởm chởm
* Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ 2.
III. Luyện tập
B tập 1: - 1 học sinh trả lời.
B tập 2: Yêu cầu nêu dược: 
a. Học tập:.
b. Học lỏm:
c. Học hỏi:..
d. Học hành:.
B tập 3: Điền từ: 
a. Trung bình.
b. Trung gian..
c. Trung niên..
B tập 4: Giải thích từ: 
- Giếng: hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước (cách giải thích trình bày khái niệm mà từ biểu thị).
Rung rinh: Chuyển động nhẹ nhàng liên tục (trình bày khái niệm).
Hèn nhát: Trái với dũng cảm (đưa ra từ trái nghĩa).
- Học sinh chú ý theo dõi và giải btập này ở nhà.
Hđ iv: Hướng dẫn học bài: Làm bài tập 5. Tra từ điển để hiểu thêm nghĩa của nhiều từ.
Ngày soạn 10/09/2009
Tiết 11 
Sự việc và nhân vật trong tự sự
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Hiểu thế nào là sự việc. Thế nào là nhân vật trong tự sự. Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: Nhân vật chính và nhân vật phụ.
- Rèn kĩ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuổi sự việc, chi tiết trong truyện.
 B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 - Giáo viên: bài soạn, Bảng phụ, 
 - Học sinh: đọc và soạn theo yêu cầu sgk.
 C. tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
định hướng Hoạt động của học sinh
HĐI. ổn định tổ chức: (hs vắng)
6E: ..
HĐII. Bài cũ
? Em hiểu thế nào là văn bản tự sự?
HĐIII: Bài mới
 - Yêu cầu hsinh đọc mục 1 trong sgkhoa.
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi trong mục này.
? Mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc trên? 
? Thử bỏ đi hoặc đảo thứ tự một sự việc xem có gì thay đổi không?
- Gọi học sinh trả lời các câu hỏi ở mục b. 
? Có thể xoá bỏ thời gian và địa điểm trong truyện được không? 
? Việc giới thiệu Sơn tinh có tài có cần thiết không?
? Nếu bỏ sự việc vua Hùng kén rể có được không vì sao?
? Việc Thuỷ Tinh nổi dận có lí không? vì sao?
? Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn tinh và vua Hùng? 
? Có thể bỏ câu: “Hàng năm, Thuỷ Tinh lại” được không? 
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Giáo viên chốt lại một số diểm chính=>
? Theo em nhân vật trong văn tự sự là ai?
? Theo em nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
? Hãy tìm và phân tích các điểm trên qua truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
- Gọi hsinh đọc ghi nhớ. 
Gviên khắc sâu những điểm chính=>
 Hướng dẫn hsinh làm btập 1.
? Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm? 
? Vai trò ý nghĩa của các nhân vật?
? Tóm tắt truyện theo các sự việc chính?
- Hướng dẫn làm bt 2 ở nhà. 
Có thể nêu một dự định một câu chuyện như sau:
Kể việc gì? không vâng lời mẹ.
Diễn biến? xẩy ra bao giờ? Chiều chủ nhật.
ở đâu? ở nhà hay ở trường. Không vâng lời mẹ, cứ đi đánh điện tử, đi tắm sông, kết quả là
- Nhân vật chính là ai? Là chính bản thân em hay một ai khác.
- Học sinh lên bảng trả lời.
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
1. Sự việc trong văn tự sự
 - Học sinh đọc.
a. - Sự việc khởi đầu:(1) vua Hùng kén rể
- Sự việc phát triển: (2,3,4): 
+ Hai thần đến cầu hôn.
+ Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
+ Sơn Tinh đến trước, cưới được Mị Nương.
- Sự việc cao trào: (5,6)
+ Thuỷ Tinh thua cuộc, tức dận dâng nước đánh Sơn Tinh.
+ Hai thần đánh nhau ròng rã, cuối cùng Thuỷ Tinh thua rút quân về.
- Sự việc kết thúc: (7)
Hàng năm oán thù trỗi dậy Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Stinh, nhưng đều thua.
- Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau, cái sau là kết quả của cái trước và là nguyên nhân của cái sau nữa. Cứ thế cho đến hết truyện.
- Không thể đảo hoặc bỏ đi sự việc nào, vì như thế lập tức cốt truyện bị ảnh hưởng, thậm chí không thành câu chuyện nữa, và có thể bị phá vỡ.
b. Sáu yếu tố cụ thể cần thiết đó trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là: 
+ Hùng Vương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
+ ở Phong Châu, đất của vua Hùng.
+ Thời gian xẩy ra: Thời vua Hùng.
+ Nguyên nhân: Sự ghen tuông dai dẳng cua Thuỷ Tinh.
+ Diễn biến: Những trận đánh nhau dai dẳng của hai thần hàng năm.
+ Kết quả: Thuỷ tinh thua nhưng không cam chịu. Hàng năm cuộc chiến vẫn xẩy ra.
- Không được vì nếu vậy cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.
- Điều đó rất cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi với Thuỷ Tinh.
- Không được vì không có lí do để hai thần thi tài.
- Thuỷ tinh nổi dận có lí vì: 
+ Thần rất kiêu ngạo, cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh. Nay chỉ vì chậm chân mà thất bại
+ Vì tính ghen tuông ghê gớm của thần.
c. - Giọng kể trang trọng thành kính khi nhắc đến vua Hùng và Sơn tinh. Khi nhắc đến Thuỷ tinh, ta không thấy có dọng này.
- Việc vua Hùng thách sính lễ đã có sự thuận lợi cho Sơn Tinh.
- Việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh nhiều lần, năm nào cũng thắng có ý là con người luôn thắng thiên tai, con người luôn khắc phục hoàn cảnh để chống lại lũ lụt.
- Không thể để cho Thuỷ tinh thắng Sơn tinh, vì như thế nghĩa là con người thất bại, bị tiêu diệt còn đâu đến ngày nay.
- Vì đó là hiện tượng xẩy ra hàng năm ở nước ta. Đó là quy luật thiên nhiên ở xứ này. 
- Học sinh đọc. 
* Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về: 
+ Thời gian, địa điểm.
+ Nhân vật cụ thể.
+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
2. Nhân vật trong tác phẩm tự sự
a. Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai?
- Là kẻ vừa thực hiện các sự việc vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án.
- Trong truyện Sơn tinh, Thuỷ tinh nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất là Sơn tinh và Thuỷ tinh.
- Nhân vật được nói tới nhiều nhất: Sơn tinh và Thuỷ tinh.
- Nhân vật phụ: Hùng vương, Mị Nương. Tuy là nhân vật phụ nhưng lại có vị trí vô cùng quan trọng, không thể bỏ được, vì nếu bỏ câu chuyện cơ nguy cơ lệch hướng và dễ bị phá vỡ.
b. Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
- Được gọi tên, đặt tên: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ tinh
- Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.
- Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói.
- Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh đọc.
 - Nhân vật trong tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản.
- Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản.
- Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
- Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm
II. Luyện tập
Bài tập 1: 
- Học sinh chỉ. Ví dụ:
Vua hùng kén rể, mời lạc hầu bàn bạc, thách sính lễ, gả Mị Nương cho Sơn Tinh.
Sơn Tinh đến cầu hon, đem sính lễ đến trước, rước Mị Nương về núi, dùng phép lạ đánh nhau với Thuỷ tinh
- Vai trò của các nhân vật:
+ Vua Hùng: Nhân vật phụ, nhưng không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử này.
+ Mị Nương: Nhân vật phụ, nhưng cũng không thể thiếu vì nếu không có nàng thì không có câu chuyện
+ Thuỷ tinh: Nhân vật chính, đối lập với Sơn tinh, được nói tới nhiều, ngang với Sơn tinh. Hình ảnh thần thoại hoá sức mạnh của lũ lụt, mưa bảo
+ Sơn Tinh: Nhân vật chính, đối lập với Thuỷ tinh, người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ.
- Học sinh nêu (theo tóm tắt ở bài Sơn tinh, Thuỷ tinh).
- Học sinh theo dõi. Về nhà làm.
Hđ iv: Hướng dẫn học bài : - Làm bài tập 2 chu đáo.
 - Chuẩn bị bài:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 moi nhat 0910 tu tiet 110.doc