Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện - Năm học 2011-2012

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện - Năm học 2011-2012

A.VĂN – TIẾNG VIỆT (8 điểm):

Câu 1: (3,0 điểm)

 Từ “mòn” trong câu ca dao sau có phải hiện tượng từ nhiều nghĩa không? Vì sao?

“ Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

 Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.”

Câu 2: (2,0 điểm)

 Giải thích nghĩa của hai từ sau và đặt câu với mỗi từ.

- Khinh khỉnh.

- Băn khoăn.

Câu 3: (3,0 điểm)

 Nêu ý nghĩa truyện “ Em bé thông minh”. Em học được gì qua câu chuyện này ?

B. TẬP LÀM VĂN: ( 12 điểm)

 Kể về một lần em mắc lỗi khiến cha mẹ buồn và nêu những suy nghĩ của em sau lần mắc lỗi đó.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng Huyện - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
 ----------------- Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
A.VĂN – TIẾNG VIỆT (8 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm)
 Từ “mòn” trong câu ca dao sau có phải hiện tượng từ nhiều nghĩa không? Vì sao?
“ Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
 Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.”
Câu 2: (2,0 điểm)
 Giải thích nghĩa của hai từ sau và đặt câu với mỗi từ.
- Khinh khỉnh.
- Băn khoăn. 
Câu 3: (3,0 điểm)
 Nêu ý nghĩa truyện “ Em bé thông minh”. Em học được gì qua câu chuyện này ? 
B. TẬP LÀM VĂN: ( 12 điểm)
 Kể về một lần em mắc lỗi khiến cha mẹ buồn và nêu những suy nghĩ của em sau lần mắc lỗi đó. 
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
-------------------------------
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (8 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm) Yêu cầu trả lời:
 - Từ “mòn” trong câu ca dao là hiện tượng từ nhiều nghĩa. (1 điểm)
 - Đó là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì:
 + Từ “mòn ” trong “đá mòn” có nghĩa là: bị mất dần từng ít một trên bề mặt do cọ sát nhiều. Đây là nghĩa gốc. (1 điểm) 
 + Từ “mòn” trong “dạ chẳng mòn” có nghĩa là: bị tiêu hao dần, thay đổi dần. Đây là nghĩa chuyển được hình thành từ nghĩa gốc. (1 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm) Giải thích nghĩa của hai từ: 
 - Khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình. ( 0,5 điểm) 
 - Băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu. (0,5 điểm) 
* Học sinh đặt câu đúng với mỗi từ, mỗi câu. (0,5 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm) Yêu cầu trả lời: 
 * Ý nghĩa truyện: 
 - Truyện đề cao trí thông minh, đề cao kinh nghiệm đời sống. ( 0,5 điểm) 
 - Thể hiện ước mơ của người lao động về một người tài năng giúp nước. Em bé tiêu biểu cho trí tuệ của người dân đúc kết từ cuộc sống lao động và luôn vận dụng trong thực tế. ( 0,5 điểm) 
 - Ý nghĩa hài hước, mua vui. ( 0,5 điểm) 
 * Bài học: Để giải quyết các khó khăn trong thực tiễn, con người không chỉ cần có các kiến thức trong sách vở mà còn phải có những kinh nghiệm đời sống thực tế. (1,5 điểm) 
B. TẬP LÀM VĂN: ( 12 điểm)
A- Yeâu caàu chung:
 Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học về văn tự sự để làm một bài văn hoàn chỉnh kể chuyện một lần mình mắc lỗi khiến cha, mẹ buồn và nêu được suy nghĩ của mình sau lần mắc lỗi đó. Chuyện kể có bố cục rõ ràng, tình huống, diễn biến sự việc hợp lí, có ý nghĩa giáo dục. 
B- Yeâu caàu cuï theå:
 Dàn bài:
a- Mở bài:
 - Dẫn dắt để giới thiệu câu chuyện.
 - Giới thiệu câu chuyện một lần mắc lỗi khiến cha, mẹ buồn và thấy ân hận.
b- Thân bài: 
 - Kể về lần mắc lỗi lầm của mình:
 + Hoàn cảnh mắc lỗi. 
 + Diễn biến của việc mắc lỗi. 
 + Hậu quả do việc mắc lỗi gây ra. 
 - Kể về thái độ, việc làm của cha mẹ trước lỗi lầm của em. 
 + Thái độ của cha mẹ. 
 + Hành động của cha mẹ. 
 - Kể về những suy nghĩ của em sau lần mắc lỗi đó:
 + Nhận ra lỗi lầm, ân hận day dứt.
 + Xúc động trước sự khoan dung, dạy bảo của cha mẹ. 
 + Tự nhủ sẽ không bao giờ tái phạm. 
c- Kết bài: 
 - Bài học mà em rút ra sau lần mắc lỗi ấy. 
 - Thái độ và tình cảm của em đối với cha mẹ. 
C- Tiêu chuẩn cho điểm
 - Điểm từ 10 → 12: Bài viết có bố cục rõ ràng, tình huống truyện hấp dẫn, các sự việc chi tiết hợp lí. Đảm bảo các nội dung đã nêu ở phần dàn bài. Biết kết hợp tự sự với các yếu tố khác làm cho câu chuyện sinh động. Mắc không quá 4 lỗi về diễn đạt hoặc viết câu, dùng từ, chính tả. 
 - Điểm từ 7 → 9: Bài viết có bố cục rõ ràng, các sự việc, chi tiết hợp lí. Đảm bảo các nội dung đã nêu ở phần dàn bài. Chuyện kể lưu loát. Mắc không quá 6 lỗi về diễn đạt hoặc viết câu, dùng từ, chính tả.
 - Điểm từ 5 → 6: Bài viết có bố cục rõ ràng. Đảm bảo các nội dung đã nêu ở phần dàn bài, có thể có một, hai sự việc, chi tiết chưa thật hợp lí. Sai không quá 8 lỗi về diễn đạt hoặc viết câu, dùng từ, chính tả.
 - Điểm từ 3 → 4: Bài viết có bố cục rõ ràng. Còn thiếu một vài ý trong dàn bài, chuyện kể sơ sài, nhiều chi tiết chưa hợp lí. Mắc không quá 10 lỗi về diễn đạt hoặc viết câu, dùng từ, chính tả. 
 - Điểm từ 1 → 2: Các trường hợp còn lại. 
 Trên đây là những gợi ý, khi chấm bài các giám khảo cần căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để đánh giá cho điểm chính xác. Đặc biệt khuyến khích những học sinh có cách kể sáng tạo, hấp dẫn và những truyện có nội dung tư tưởng tốt, thiết thực. 
----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG Ngu van 6 cap huyen.doc