Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Lan

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Lan

I. YÊU CẦU: Giúp học sinh:

– Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện

– Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

Kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên” – nêu ý nghĩa truyện.

3. Bài mới:

Giới thiệu: Hằng năm, cứ mỗi dịp xuân về tết đến, con cháu vua Hùng lại nô nức hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quý tự hào về nền văn hóa cổ truyền độc đáo của dân tộc, và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm 2 loại bánh trong ngày tết; đồng thời đề cao sự tôn kính đất trời, tổ tiên của nhân dân ta. Qua đó ca ngợi tài năng phẩm chất của cha ông ta trong công cuộc xây dựng nền văn hóa dân tộc.

 

doc 157 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ I
Tuần 1
Tiết 1:	Con Rồng, cháu Tiên
Tiết 2:	Bánh chưng, bánh giầy
Tiết 3:	Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
Tiết 4:	Giao tiếp, văn bản 
	 và phương thức biểu đạt
Tiết 1:	CON RỒNG, CHÁU TIÊN
	(Truyền thuyết)
I. YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
– Hiểu nội dung ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”
– Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện
– Kể được chuyện
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài mới:
Giới thiệu: “Con Rồng, cháu Tiên” là một truyền thuyết mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại Hùng Vương và truyền thuyết Việt Nam nói chung. Vậy truyền thuyết là gì? Nội dung ý nghĩa truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là gì? Truyện đã sử dụng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao bao đời nay, nhân dân ta rất đỗi tự hào và yêu thích câu chuyện này?
Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi ấy!
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
[ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích (*), chú ý cần nắm được những nội dung quan trọng sau:
– Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử
– Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
– Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân...
I. Khái niệm về truyền thuyết:
Học SGK / 7
[ Hoạt động 2: GV cho HS đọc văn bản
Yêu cầu 3 HS đọc theo 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu ... Long Trang
Đoạn 2: Tiếp ... lên đường.
Đoạn 3: Còn lại
® Sau khi HS đọc xong từng đoạn, GV cho cả lớp nhận xét và góp ý.
II. Tìm hiểu văn bản:
[ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trả lời, thảo luận các câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu:
1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao và đẹp đẽ về nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
a) Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện:
– Họ đều là thần: Lạc Long Quân là thần Rồng sống dưới nước; Âu Cơ là dòng Tiên thuộc họ Thần Nông sống trên núi.
– Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ; Âu Cơ thì xinh đẹp tuyệt trần.
– Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
– Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần
2. Việc kết duyên của 2 người và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì khác lạ?
– Người dưới nước, kẻ ở núi cao, thuộc 2 dòng khác nhau lại kết duyên chồng vợ.
® 2 người lại kết duyên chồng vợ
– Âu Cơ sinh ra cái bọc 100 trứng, nở thành 100 con trai. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn lên và khoẻ mạnh như thần.
– Âu Cơ sinh ra một bọc 100 trứng, nở 100 con. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn lên và khoẻ mạnh như thần
w Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
– Chia con: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương.
– Người con trưởng lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang...
® Người Việt Nam là đồng bào của nhau, cùng là con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
3. Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện?
Þ Tưởng tượng kỳ ảo: là những chi tiết không có thật, nhưng được dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
Ghi bảng
– Trong truyền thuyết này, các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo có một số ý nghĩa sau đây:
+ Tô đậm tính chất lớn lao, kỳ lạ, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện.
+ Thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên dân tộc mình.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
↳
4. Nêu ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên” 
	(HS thảo luận)
b) Ý nghĩa truyện:
w Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời, người Việt luôn tin vào tính chất xác thực về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, giống nòi Tiên Rồng rất đẹp, rất cao quý và linh thiêng của mình.
w Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù ở đâu đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ. Vì vậy phải luôn thương yêu đoàn kết.
w Các ý nghĩa trên góp phần vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc.
® GV hướng dẫn HS đọc phần Đọc thêm (ở nhà) để hiểu đầy đủ ý nghĩa trên.
w Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi.
w Biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta.
w Góp phần vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần cho dân tộc.
[ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thực hiện phần Ghi nhớ ở SGK / 8
– Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ
– GV giải thích thêm: Đây là phần tổng kết, khái quát về đề tài, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.
c) Ghi nhớ: học SGK / 8
[ Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập
– Câu 1/8: Yêu cầu 2 HS trả lời 2 vế, sau đó GV bổ sung (nếu cần) và ghi bảng.
III. Luyện tập:
Câu 1/8:
– Đó là các truyện: Quả trứng to nở ra còng (Mường), Quả bầu mẹ (Khơ mú), ...
– Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên đất nước.
– Câu 2/8: HS kể lại truyện “Con Rồng, cháu Tiên”, chú ý những yêu cầu:
+ Đúng cốt truyện (đảm bảo những chi tiết cơ bản)
+ Dùng lời văn của cá nhân để kể
+ Kể diễn cảm
4. Củng cố:
– Nhắc lại ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
– Thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo?
5. Dặn dò:
– Học thuộc lòng Ghi nhớ (SGK/8)
– Tập kể lại truyện (kể tóm tắt)
– Làm bài tập 1, 2 – Sách BT / 3
– Soạn bài: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
+ 	Đọc văn bản. Tìm hiểu kỹ phần chú thích
+ 	Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 – SGK/12. Riêng câu 4, HS có thể tham khảo ghi nhớ và yêu cầu trả lời ngắn gọn.
+ 	Đọc xong truyện, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
Tiết 2:	BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
 (Truyền thuyết)
(Tự học có hướng dẫn)
I. YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện
– Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo 
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
Kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên” – nêu ý nghĩa truyện.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Hằng năm, cứ mỗi dịp xuân về tết đến, con cháu vua Hùng lại nô nức hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quý tự hào về nền văn hóa cổ truyền độc đáo của dân tộc, và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm 2 loại bánh trong ngày tết; đồng thời đề cao sự tôn kính đất trời, tổ tiên của nhân dân ta. Qua đó ca ngợi tài năng phẩm chất của cha ông ta trong công cuộc xây dựng nền văn hóa dân tộc.
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
[ Hoạt động 1: 
– 	GV cho HS đọc truyện (3HS):
Đoạn 1: Từ đầu ... chứng giám.
Đoạn 2: Tiếp ... hình tròn.
Đoạn 3: Phần còn lại
® GV nhận xét, hướng dẫn, bổ sung cách đọc
– Hướng dẫn HS chú ý các chú thích: 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13 (SGK/11,12)
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
Học SGK / 7
[ Hoạt động 2: Hướng dẫn thảo luận, trả lời câu hỏi
?	Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao? Bằng hình thức gì?
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
–	Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, Vua có thể tập trung chăm lo cho dân no ấm; Vua đã già, muốn truyền ngôi
–	Hoàn cảnh: Giặc đã dẹp yên, Vua đã già, muốn truyền ngôi để chăm lo cho dân no ấm
–	Ý của Vua: Người nối ngôi phải nối được chí Vua và không nhất thiết phải là con trưởng
–	Ý Vua: Người nối ngôi phải nối được chí Vua
–	Hình thức: Điều Vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý Vua, sẽ được truyền ngôi)
–	Hình thức: Thử tài bằng một câu đố đặc biệt
?	Vì sao trong các con Vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
–	Chàng là người “thiệt thòi nhất”
–	Tuy là con vua, nhưng từ khi lớn lên, chàng ra ở riêng và chỉ chăm lo đồng áng nên rất gần gũi với dân thường
–	Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần (trong trời đất không có gì quý bằng gạo) và thực hiện được ý thần (lấy gạo làm bánh tế Tiên Vương)
® GV bình giảng thêm về ý: Thần ở đây chính là nhân dân
2.	Lang Liêu là người hiểu và thực hiện được ý thần (lấy gạo làm bánh tế Tiên Vương)
?	Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được Vua chọn để tế trời đất?
–	Có ý nghĩa thực tế (quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra) và có ý tưởng sâu xa (tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài)
–	Hợp ý Vua: Chứng tỏ được đây là con người có tài đức, nối được chí Vua – là đem cái quý nhất trong trời đất, ruộng đồng, do chính tay mình làm ra tiến cúng Tiên Vương, dâng lên cha ® Đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng người sinh thành ra mình.
3.	Vua chọn 2 thứ bánh của Lang Liêu để tế trời đất và nhường ngôi cho chàng
?	Truyện có chi tiết kỳ ảo nào? Phân tích ý nghĩa?
–	Lang Liêu được thần giúp đỡ ® đề cao nghề nông, đề cao lao động
?	Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”. (HS thảo luận)
w 	Ý nghĩa truyện:
–	Giải thích nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của 2 loại bánh (qua lời mách bảo của thần và lời nhận xét của Vua cha)
–	Giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của 2 loại bánh 
–	Đề cao lao động, đề cao nghề nông. Lang Liêu hiện lên như một người anh hùng văn hóa. Bánh càng có ý ng ... ån có quan hệ như thế nào?
2.	Nghĩa của từ:
	– Nghĩa gốc
	– Nghĩa chuyển
[ Hoạt động 3: Quan sát sơ đồ 3/170
?	Xét về nguồn gốc, người ta chia từ Tiếng Việt thành những loại nào?
?	Thế nào là từ thuần Việt? Từ mượn? Trong lớp từ mượn cần chú ý đến loại từ nào? Thử nêu một số từ mượn của tiếng Hán?
3.	Phân loại từ theo nguồn gốc:
	– Từ thuần Việt
	– Từ mượn: mượn của tiếng Hán (bộ phận quan trọng, cần chú ý) và mượn của các ngôn ngữ khác
[ Hoạt động 4: Quan sát sơ đồ 4/171
?	Trong khi nói, viết ta thường mắc những lỗi dùng từ nào? Hậu quả và hướng khắc phục?
4.	Lỗi dùng từ:
	– Lỗi lặp từ
	– Lẫn lộn các từ gần âm
	– Dùng từ không đúng nghĩa
[ Hoạt động 5: Quan sát sơ đồ 5/171
?	Ở học kì I, chúng ta đã tìm hiểu những từ loại nào? Từ loại nào có khả năng phát triển thành cụm?
?	Hãy nêu đặc điểm ý nghĩa về từng từ loại? Ví dụ.
?	Danh từ, Động từ, Tính từ có khả năng hoạt động như thế nào trong câu?
?	Vẽ mô hình cấu tạo đầy đủ của 3 cụm từ đã học? Ví dụ minh họa?
	(Những từ ngữ, từ loại nào có thể làm phần phụ trước trong từng cụm? Phân phụ sau của từng cụm là những từ ngữ làm rõ thêm về ý nghĩa gì?)
5.	Từ loại và cụm từ:
	– Số tứ
	– Lượng từ
	– Chỉ từ
	– Danh từ ® cụm danh từ
	– Động từ ® cụm động từ
	– Tính từ ® cụm tính từ
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
Danh từ
w	Lượng từ
w	Số từ (chỉ số lượng)
w	Chỉ từ
w	Số từ (chỉ thứ tự)
Ví dụ: những (tất cả)
học sinh
này
Động từ
w	đã, sẽ, đang . . .
w	cũng, vẫn, cứ . . .
w	hãy, đừng, chớ . . .
w	không, chưa, chẳng . . .
w	các phụ ngữ chỉ quan hệ thời gian, đối tượng, nơi chốn, cách thức, phương tiện . . .
Ví dụ: đã (chưa . . . )
làm
bài tập (chỉ đối tượng)
Tính từ
w	đã, cũng, vẫn . . .
w	rất
w	chưa, chẳng, còn
w	quá, lắm
w	các phụ ngữ về so sánh, đặc điểm . . .
Ví dụ: vẫn (còn)
trẻ
như một thanh niên (quan hệ so sánh)
[	Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập 
II. Luyện tập:
w	Bài 1: Xác định và phân tích cụm động từ trong các phần trích sau:
a)	Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước cho ướt rồi vẽ tôm cá lên đá.
b)	Mã Lương thích học vẽ từ nhỏ. . . Đối với người nghèo trong làng, em đã vẽ cày, cuốc, đèn, thùng... cho họ. Khi bị nhốt trong chuồng ngựa, em vẽ cái thang để đi trốn. Sau đó, em vẽ một con ngựa đẹp rồi phi nhanh như gió.
c)	Bác tiều phu trèo xuống, lấy tay thò vào cổ họng hổ, từ từ lấy ta một chiếc xương bò to như cánh tay.
w	Bài 2: Tìm và phân tích các cụm danh từ trong những phần trích sau:
a)	Một tà áo của nhân dân
	Một cành tre nhỏ đủ làm quê hương
	Những chiều biên giới mù sương
	Lòng ta vẫn sáng dặm đường tuần tra
b)	Nhà vua bèn sai người đúc cho cậu bé một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một bộ áo giáp sắt.
4. Củng cố:
– 	Yêu cầu không nhìn SGK, kẻ lại sơ đồ những vấn đề vừa ôn tập (5 HS) 
	® GV chấm điểm, tuyên dương
5. Dặn dò:
–	Ôn lại 5 nội dung kiến thức vừa hệ thống
–	Ôn lại bài “Ôn tập về truyện cổ dân gian”
–	Ôn thể loại kể chuyện (theo văn bản – đời thường – tưởng tượng)
® Chuẩn bị cho tiết sau:	KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KỲ I
Tiết 67+68: 	BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
	CUỐI HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU: 
Bài viết nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
–	Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả 3 phân môn trong một bài kiểm tra
–	Năng lực vận dụng phương thức tự sự (kể chuyện) nói riêng và kỹ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài viết
II. CÁC BƯỚC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
–	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
–	GV phát đề trắc nghiệm cho học sinh làm bài (lưu ý không chọn 2 tình huống). Sau 10 – 15’ (có hiệu lệnh), GV thu bài trắc nghiệm
–	Phát đề tự luận cho HS làm tiếp vào giấy (đã in sẵn, HS phải điền đầy đủ các thủ tục)
	Yêu cầu HS đọc kỹ đề, làm nháp cẩn thận; cần xem lại trước khi viết vào giấy kiểm tra
–	Trước khi thu bài (khoảng 5’) yêu cầu HS xem lại bài (lỗi chính tả, dùng từ, dấu câu...) sau đó mới nộp cho giám thị
4. Dặn dò:
–	Chuẩn bị bài mới:	CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
+	Trả lời 6 bài tập SGK/167, 168
	(Tổ 1,2: 1 + 3 + 5; Tổ 3, 4: 2 + 4 + 6)
+	Xem lại bài “Chữa lỗi dùng từ”
Tuần 18
Tiết 69+70	:	Chương trình ngữ văn địa phương
Tiết 71	:	Hoạt động ngữ văn: 
	 Thi kể chuyện
Tiết 69+70: 	CHƯƠNG TRÌNH
	NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I. YÊU CẦU: Giúp học sinh:
–	Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương
–	Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết, và phát âm đúng chuẩn khi nói
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
–	Hãy nêu một số lỗi dùng từ thường mắc phải?
3. Bài mới:
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
[ Hoạt động 1: Viết đúng các phụ âm đầu và cuối
–	GV gọi 5HS lên bảng lần lượt điền phụ âm đầu hoặc cuối ở những từ cho sẵn
1. Điền phụ âm ch / tr , s / x , 
d / gi , n / ng , c / t: 
–	trái cây, chờ đợi, trải qua, trơ trụi, chuyển chỗ, trôi chảy, nói chuyện, chẻ tre, chương trình, vợ chồng
–	sấp ngữa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ
–	giảm giá, giáo dục, dao kéo, giang sơn, rau diếp, giao kèo, giáo mác
–	lan man, cái thang, than thở, nhà sàn, sang trọng, lòng lang dạ thú, chùn bước
–	nước mắt, mắc áo, ăn mặc, giặt giũ, ước mơ, bánh ướt, măng cụt, lạc hậu, lén lút, bếp núc
[ Hoạt động 2: Cho HS điền từ để tập viết đúng chính tả những từ thường gặp
2. Chọn từ điền vào chỗ trống:
a.	vây, dây, giây:
	vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây
b.	viết, diết, giết:
	giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết, tập viết
c.	vẻ, dẻ, giẻ:
	hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, giẻ lau, vẻ đẹp, giẻ rác
[ Hoạt động 3: Cho HS làm bài tập phát hiện và sửa lỗi chính tả trong một câu, một đoạn
3. Chọn s / x điền vào chỗ trống trong đoạn văn:
Bầu trời xám xịt như sà xuống sát mặt đất. Sấm rền vang chớp lòe sáng rực rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên trận mưa giông sầm sập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng.
[ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập điền từ và điền dấu (hỏi, ngã)
4. Điền từ có vần uôc / uôi vào chỗ trống:
thắt lưng .......... bụng, .......... miệng nói ra, con bạch .........., quả dưa .........., con .......... trắng, bị .......... rút.
5. Viết hỏi hay ngã ở từ gạch chân:
ve tranh, bieu quyết, dè biu, bủn run, dai dăng, hương thụ, tương tượng, ngày giô, lô mang, cổ lô sỉ, ngâm nghi.
[ Hoạt động 5: Chữa lỗi chính tả trong câu văn, đoạn văn
6. Chữa lỗi chính tả:
–	Tía đã nhiều lần căng dặn rằn không được kiêu căn.
–	Một cây che chắng ngan đường chẳn cho ai vô dừng chặc cây, đốn gỗ.
–	Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.
[ Hoạt động 6: GV đọc đoạn văn ở SGK/168 cho HS viết chính tả
7. Viết chính tả:
4. Củng cố:
– 	Nhắc lại một số lỗi chính tả đã sửa sai trong tiết học
–	Suy nghĩ của em khi nói, viết Tiếng Việt
5. Dặn dò:
– 	Chuẩn bị tiết sau:	THI KỂ CHUYỆN
+	Mỗi HS chuẩn bị kể lại một truyện mà mình yêu thích (soạn nháp)
+	Đọc kỹ các câu hỏi ở SGK/168 (câu 3, 4, 5, 6, 7)
Tiết 71: 	HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
	THI KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU: 
–	Lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động về ngữ văn
–	Tập thói quen yêu văn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
–	Thế nào là tự sự? Hãy nêu các kiểu tự sự mà em biết?
–	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
[ Hoạt động 1: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học
–	Tất cả học sinh đều phải tham gia
–	Biết kể chuyện (tập nói) một cách rõ ràng, tự nhiên, diễn cảm, phù hợp với câu chuyện, nói đủ to cho cả lớp nghe
–	Ban giám khảo: giáo viên và học sinh
[ Hoạt động 2: Giáo viên đưa ra thang điểm đánh giá chung
–	Biết kể trong thời gian quy định, khi kể cần có mở đầu và kết thúc	(2 điểm)
–	Lời kể rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm	(2 điểm)
–	Phát âm đúng, có ngữ điệu	(2 điểm)
–	Tư thế tự tin, điệu bộ tự nhiên	(2 điểm)
–	Nội dung truyện hay, kể hấp dẫn, thu hút sự chú ý, gây ấn tượng	(2 điểm)
[ Hoạt động 3: Cho học sinh kể theo nhóm
–	Thi kể trong nhóm ® bình chọn học sinh đại diện nhóm thi trước lớp
[ Hoạt động 4: Kể trên lớp
–	Các đại diện nhóm thi kể trước lớp
–	Những học sinh còn lại theo dõi, nhận xét ® ghi vào giấy để góp ý kiến cho điểm
[ Hoạt động 5: Thảo luận
–	Các nhóm thảo luận, nhận xét, chấm điểm các bạn vừa kể
–	Chọn 2 học sinh kể hay nhất
[ Hoạt động 6: Phát thưởng
–	Thưởng cá nhân xuất sắc giữa các tổ
–	Thưởng 2 học sinh đạt loại Xuất sắc
4. Củng cố: Nhận xét tiết kể chuyện
5. Dặn dò: Ôn lại các kiến thức đã học ở học kỳ I
Tiết 72: 	TRẢ BÀI KIỂM TRA
	HỌC KỲ I
I. YÊU CẦU: 
–	Học sinh nhận rõ ưu khuyết điểm trong bài làm của mình
–	Hệ thống hóa, củng cố thêm các kiến thức đã học
–	Biết cách chữa lỗi trong bài văn để rút kinh nghiệm cho học kỳ II
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
–	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
[ Hoạt động 1: 
–	Giáo viên trả bài
–	Học sinh tự sửa lỗi (khi đã đọc kỹ bài)
[ Hoạt động 2: 
–	Giáo viên nhận xét ưu, nhược điểm trong bài văn của học sinh
–	Giáo viên cùng học sinh thống nhất yêu cầu: trả lời từng câu, từng ý của phần trắc nghiệm
–	Giáo viên nhận xét phần bài trắc nghiệm
–	Học sinh ghi vào vở câu hỏi trắc nghiệm rồi đánh dấu các câu đúng nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6(15).doc