Giáo án Ngữ văn 6 - Phạm Thị Thu Thanh - Năm học 2013-2014

Giáo án Ngữ văn 6 - Phạm Thị Thu Thanh - Năm học 2013-2014

1 Hướng dẫn đọc thêm

 Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết)

I/Mục Tiêu Cần đạt: GV hướng dẫn ngắn gọn cho hs nắm được:

1. Kiến thức

- Khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.

- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

2. Kỹ năng:

- Nhận ra những sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.

3Thái độ:

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi gống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

-Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.

II/ Phương pháp: -Nêu vấn đề, vấn đáp

III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

• Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

• Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau

• Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu.

2. Học sinh:

• Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.

• Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.

IV.Tiến trình tiết dạy:

1Ổn định lớp:(1’)

2.Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra việc soạn bài của học sinh

3. Bài mới:

Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gôc riêng của mình, gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thống xa xăm, huyền ảo: “Con rồng cháu tiên”.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Phạm Thị Thu Thanh - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:15.8.2013
Bài 1 Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết)
I/Mục Tiêu Cần đạt: GV hướng dẫn ngắn gọn cho hs nắm được:
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước. 
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
2. Kỹ năng:
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
3Thái độ:
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi gống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
-Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.
II/ Phương pháp: -Nêu vấn đề, vấn đáp
III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau 
Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu.
Học sinh:
Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.
Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.
IV.Tiến trình tiết dạy:
1Ổn định lớp:(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
Bài mới: 
Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gôc riêng của mình, gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thống xa xăm, huyền ảo: “Con rồng cháu tiên”.
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức
HĐ1
I. Tìm hiểu chung:
- Gọi HS đọc chú thích có dấu *
1,Thế nào là truyền thuyết?
H: Qua theo dõi bạn đọc, em hãy nhắc lại thế nào là truyền thuyết?
(SGK)
- GV: Hướng dẫn HS cách đọc- kể ở nhà
2. Hướng dẫn đọc văn bản
+ Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thuần tưởng tượng.
+ Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở.
Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần, chậm rãi
GV yêu cầu:Em hãy về nhà kể tóm tắt văn bản “Con rồng cháu tiên” và tìm hiểu các chú thích .
Văn bản “Con rồng cháu tiên” được liên kết bởi ba đoạn:
- Đoạn1: Từ đầu đến “Long trang”.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “lên đường”.
- Đoạn 3: Phần còn lại
3.Bố cục:3 phần
H: Em hãy nêu sự việc chính được kể trong mỗi đoạn? Đoạn 1: Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đoạn 2: Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đoạn 3: Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ
HĐ2:Gv chỉ hướng dẫn HS tự trả lời các câu hỏi ở SGK
II. Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản
H: Truyền thuyết này kể về ai và về sự việc gì? - Truyện kể về Lạc Long Quân nòi rồng kết duyên cùng bà Âu Cơ dòng tiên sinh ra cái bọc trăm trứng, nở trăm con từ đó hình thành nên dân tộc Việt Nam.
H:Em có nhận xét gì về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?(kì lạ,cao quí)
H: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ có gì kì lạ? - Vẻ đẹp cao quí của thần tiên được hòa hợp.
H: Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ? Qua mối duyên tình này, người xưa muốn chúng ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc? Dân tộc ta có nòi giống cao quí, thiêng liêng:Con rồng, cháu Tiên
.
H: Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào và đẻ làm gì?Vậy người Việt là con cháu của ai? Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra. 
- Ý nguyện phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai.
. - Ý nguyện đoàn kết và thống nhất dân tộc
1. Nội dung
.- Cho HS xem tranh Đền Hùng:
Em hãy nêu ý nghĩa của truyện “Con rồng cháu Tiên”?
H: Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì? ?
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt
H: Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo có vai trò ra sao ?
2. Nghệ thuật:
Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng).
- - Gọi HS đọc ghi nhớ.
.* Ghi nhớ (SGK)
HĐ4
IV. Luyện tập:
H: Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con rồng cháu tiên”?
- Người Mường có truyện “Quả trứng to nở ra con người”.
- Người Khơ Mú có truyện “Quả bầu mẹ”.
	 Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY (Truyền thuyết )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện Bánh chưng bánh giầy
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 
 1. Kiến thức: 
- Nhân vật , sự việc, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện Bánh chưng bánh giầy
- Cách giải thích của ngườiì Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2.Kĩ năng: - Đọc -hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
 - Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
 3.Thái độ: Xây dựng lòng tự hào về trí tuệ và vốn văn hóa của dân tộc.
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm... .
IV. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:	- Tranh : Cảnh gia đình Lang Liêu làm bánh.
	 - Cảnh vua chọn bánh của Lang Liêu để tế Trời , Đất, Tiên Vương.
 2. Học sinh: Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số.
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung 
- HS đọc định nghĩa truyền thuyết SGK . 
Hoạt động II: GV hướng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản
GV hướng dẫn HS đọc truyện
- Đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm, chú ý lời nói của Thần trong giấc mộng của Lang Liêu, giọng âm vang, xa vắng. Giọng vua Hùng đĩnh đạc,chắc, khỏe.
- Kể ngắn gọn nhưng đủ ý và mạch lạc.
Gọi HS đọc chú thích .
Văn bản có thể chia thành mấy phần ? 
-Hoàn cảnh, ý định và cách thức của Vua Hùng chọn người nối ngôi . 
.-Lang Liêu được thần giúp đỡ : 
-Lang Liêu được chọn nối ngôi vua . 
+ Học sinh thảo luận các câu hỏi . Đại diện nhóm trả lời 
+ Học sinh nhận xét bổ sung.
- Các nhóm thảo luận câu 1 ( trang 12 ) . Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào , với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? 
-GV: Vua Hùng rất anh minh, sáng suốt, biết chọn người có tài đức để nối ngôi để lo cho dân, cho nước . Người nối ngôi phải nối được chí vua không nhất thiết phải là con trưởng . 
- Các nhóm thảo luận câu 2 và 3 . 
+ Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
+ Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời , Đất, Tiên Vương và Lang liêu được chọn nối ngôi vua ? (Thần ở đây chính là nhân dân. Họ rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra)
 H: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” có ý nghĩa gì?
H:Em hãy nêu nghệ thuật của truyện ?
\
Học sinh đọc mục ghi nhớ.
I.TÌM HIỂU CHUNG 
1.Thể loại:Truyền thuyết-về thời đại v. Hùng 
2.Đọc: -Chú thích :(SGK)
 3.Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1 : Từ đầu ->. “ chứng giám “ 
+ Đoạn 2 : Tiếp -> “ hình tròn “ 
+ Đoạn 3 : Còn lại
. II. Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản 
1 Nội dung:
- Truyện vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông.
- Thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta
 2Nghệ thuật :
-Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo Trong trời đất , không gì quý bằng hạt gạo ".
-Lối kể chuyện dân gian : theo trình tự thời gian.
.* Ghi nhớ (SGK)
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
-Về nhà học bài và làm câu 4, 5 ở bài 1 SBT.
- GV nhắc lại nội dung , kiến thức bài học.
 - Đọc kĩ để nhớ những sự việc chính trong truyện.
 - Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy ".
 -Chuẩn bị bài “Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt”.
 .	Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 6 CKTKN Ca nam(được)-thanh.doc