Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 55 đến tiết 57

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 55 đến tiết 57

Ngày soạn: 22/11/2010

Ngày giảng: 6B:26/11;6A:01/12.

 Tiết 55

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN (Tiếp)

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: Cảm nhận được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truỵện.

- Phân biệt các truyện dân gian.

- HS yếu: Thấy được nội dung, ý nghĩa của truyện.

2.Kĩ năng: - So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- HS yếu: Phân biệt được các loại truyện dân gian đã học.

3.Thái độ: Có ý thức học tập, trân trọng thể loại truyện dân gian.

B. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Bảng phụ

2.Học sinh: Đọc nắm nội dung, nghệ thuật các câu chuyện đã học.

C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1.Ổn định tổ chức.

2.Kiểm tra:

a, Bài cũ: Cho biết thế nào là truyện truyền thuyết, truyện cổ tích?

b, Bài mới: Có mấy thể loại truyện dân gian đã được học ?

3.Bài mới: Giờ trước các em đã được tìm hiểu về các tác phẩm văn học dân gian . Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đặc điểm, so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa các thể loại.

 

doc 7 trang Người đăng thu10 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 55 đến tiết 57", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2010
Ngày giảng: 6B:26/11;6A:01/12.
 Tiết 55
Ôn tập truyện dân gian (Tiếp)
A.Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: Cảm nhận được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truỵện.
- Phân biệt các truyện dân gian.
- HS yếu: Thấy được nội dung, ý nghĩa của truyện.
2.Kĩ năng: - So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- HS yếu: Phân biệt được các loại truyện dân gian đã học.
3.Thái độ: Có ý thức học tập, trân trọng thể loại truyện dân gian.
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ 
2.Học sinh: Đọc nắm nội dung, nghệ thuật các câu chuyện đã học.
C.Tổ chức hoạt động trên lớp
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra: 
a, Bài cũ: Cho biết thế nào là truyện truyền thuyết, truyện cổ tích? 
b, Bài mới: Có mấy thể loại truyện dân gian đã được học ? 
3.Bài mới: Giờ trước các em đã được tìm hiểu về các tác phẩm văn học dân gian . Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đặc điểm, so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa các thể loại. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức trọng tâm
GV
?
HD Tìm hiểu đặc điểm, so sánh các thể loại.
HS đọc yêu cầu BT 4 SGK
Nhắc lại các đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại ?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại: nhân vật, nội dung, ý nghĩa ?
HS hoạt động nhóm 5 phút.
HS báo cáo- Nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét chốt lại.
4. Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại:
a.Truyền thuyết: 
- Kể về các NVvà SK LS trong quá khứ.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các NV, lịch sử được kể.
b.Cổ tích: - Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện như là có thật.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
c.Ngụ ngôn: Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió
 chuyện con người.
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.
d.Truyện cười: - Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (hiện tượng có tính chất ngược đời, lỗ bịch, trái tự nhiên)
- Có yếu tố gây cười.
- Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong XH từ đó hướng người ta tới cái đẹp.
GV
?
HS đọc yêu cầu BT 5 SGK
So sánh sự giống nhau và khác nhau gữa truyện truyền thuyết với cổ tích, truyện ngụ ngôn với truyện cười ?
HS hoạt động nhóm (Bàn) 5phút
HS báo cáo-NX bổ sung.
GV NX chốt lại.
Nội dung, ý nghĩa
Thể hiện cách được kể
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuói cùng của cái thiện đối với cái ác.
Tính xác thực
Người kể, người nghe tin câu chuyện là có thật.
Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.
5. So sánh sự giống và khác nhau giữa các thể loại:
a. Truyền thuyết và cổ tích:
* Giống nhau:
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường.
* Khác nhau:
Truyền thuyết
Cổ tích
Kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến LS thời quá khứ.
Đánh giá của nd đối với nhân vật và sự kiện LS.
-Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật nhất định.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân cái thiện chiến thắng cái ác.
GV
Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn thầy bói... thường gậy cười.
GV nêu yêu cầu của việc tập kể.
HD HS thực hiện kể theo nhóm bàn.
HS nhận xét- GV Chốt lại
b. Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
a. Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười.
b. Khác nhau:
- Truyện cười: gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.
- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
Bài tập 6. Thi kể chuyện
4: Củng cố-Dặn dò
 4.1.Củng cố: GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm.
 Nêu đặc điểm của các thể loại truyện đã học.
 4.2. Dặn dò: Về nhà học thuộc định nghĩa, đọc và kể lại các câu chuyện dân
 gian đã học.
 Đọc và thực hiện bài tập 6 ở nhà (Tập kể chuyện)
 Soạn: Con hổ có nghĩa.
=============================================
Ngày soạn: 22/11/2010
Ngày giảng: 6B:26/11;6A:01/12.
 Tiết 56
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A.Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: Nhận thấy ưu điểm, khuyết điểm của bài làm
- Giáo viên đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức, ý thức học bài,làm bài của học sinh.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức tiếng việt, rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra lần sau.
3.Thái độ: Có ý thức tiếp thu sửa lỗi.
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ, chấm, chữa lỗi.
2.Học sinh: Trả lời câu hỏi trong đề.
C.tổ chức hoạt động trên lớp
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới: Giờ trước các em đã được thực hiện bài kiểm tra tiếng việt. Trong giờ trả bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài làm của các em có những ưu điểm và nhược điểm nào.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
GV
GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Xác định phạm vi kiến thức của bài kiểm tra.
Theo em bài viết phải đảm bảo yêu cầu gì về nội dung và hình thức.
1. Hình thức : Bài kiểm tra trình bày sạch sẽ, không tẩy xoá, trình bày khoa học 
2. Nội dung :
- Đáp ứng đầy đủ nội dung theo yêu cầu của đề .
- Biết huy động, tổng hợp kiến thức tiếng việt vào từng dạng câu hỏi của đề kiểm tra.
I.Xác định yêu cầu của đề.
1. Đề bài.
2. Yêu cầu.
- Phạm vi kiến thức: Danh từ, cụm danh từ, vận dụng để nhận diện danh từ, vận dụng viết đoạn văn có sử dụng danh từ. 
3. Đáp án
Câu1.Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ làm chủ ngữ. Khi làm vị.
 ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. 
- Đặt được hai câu có: Danh từ làm chủ ngữ và vị ngữ.
Câu2. Danh từ chung: Vua, công ơn, đền thờ, làng, xã, huyện. 
- Danh từ riêng: Thánh Gióng, Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
Câu3.- Học sinh thực hiện đảm bảo như sau: 
+ Ba con trâu ấy.
+ Những căn nhà mới đó.
+ Một ngôi trường mới
+ Những học sinh ấy.
Câu4. HS viết được đoạn văn từ 6 đến 8 câu có nội dung, diễn đạt lưu loát.
- Trong đó có sử dụng từ 3 đến 5 danh từ.
GV
GV nhận xét ưu nhược điểm bài làm của HS.
1. Ưu điểm: Học sinh đã biết cách làm 1 bài kiểm tra tiếng việt.
- Biết vận dụng biết thức đã học vào làm bài tập, 1 số bài làm tốt, trình bày rõ ràng, sáng sủa. Mùi, Lài, May, Thoa
2. Hạn chế:
- 1 số em chưa nắm chắc lí thuyết, vận dụng còn sai. 
- Phần bài tập 1 số em chưa nắm chắc tác dụng các khái niệm còn nhầm lẫn.
VD: Than, Kính, Chiến, Quỳnh, Lị...
GV treo bảng phụ điền một số lỗi cơ bản. Yêu cầu HS lên bảng sửa lỗi. NX bổ sung.-GV chốt lại
Nêu ý kiến về bài kiểm tra.
GV trả bài, gọi điểm.
Thống kê kết quả.
Lớp 6A: G= K = Tb= Y=
Lớp 6B: G= K = Tb= Y=
II. Trả bài, chữa lỗi
1.Nhận xét
a, Ưu điểm
b, Tồn tại.
2. Chữa lỗi.
3. Trả bài-Thống kê điểm
4. Củng cố-Dặn dò
	4.1. Củng cố: GV nhận xét giờ trả bài.
	4.2. Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà xen lại các khái niệm.
 Học và tìm thêm VD minh hoạ cho các nội dung đã học.
	 Soạn bài: Chỉ từ. Thực hiện theo yêu cầu SGk.
Ngày soạn: 24/11/2010.
Ngày giảng: 6B:29/11.6A:04/12.
	 	Tiết 57	
Chỉ từ
A. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: Nắm được khái niệm của chỉ từ.
- Nhận biết đặc điểm ngữ pháp, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
- HS yếu: Nắm được khái niệm về chỉ từ.
2. Kĩ năng: Nhận diện được chỉ từ. Sử dụng được chỉ từ trong nói và viết.
- HS yếu: Nắm được khái niệm, nhận diện được chỉ từ
3. Thái độ: Tiếp thu và vận dụng được chỉ từ. 
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
Bảng phụ
2.Học sinh:
Đọc và thực hiện yêu cầu SGK.
C. Tổ chức hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
a, Bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị bài của HS.
b, Bài mới: Em hiểu như thế nào là chỉ từ ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
GV
?
?
?
?
?
-HS đọc VD - SGK.
- GV treo bảng phụ đã viết VD.
Những từ in đậm đó bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại nào đã học ?
 Em thấy những từ: nọ, kia, ấy có ý nghĩa gì ?
Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
So sánh các từ ấy, nọ, ở VD 1 với các từ ấy, nọ ở VD 2 vừa phân tích, chúng có điểm gì giống và khác nhau?
I. Chỉ từ là gì ?
1. VD: SGK - tr137
* VD 1
- Nọ bổ sung ý nghĩa cho ông vua
- ấy bổ sung ý nghĩa cho viên quan
- Kia bổ sung ý nghĩa cho làng
- Nọ bổ sung ý nghĩa cho nhà
- Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại DT.
- So sánh các từ và cụm từ:
+ ông vua / ông vua nọ
+ Viên quan / viên quan ấy
+ Làng / làng kia
+ Nhà / nhà nọ
- Các từ nọ, kia, ấy dùng đẻ trỏ vào sự vật, xác định vị trí của sự vật ấy, tách biệt sự vật này với sự vật khác.
* VD 2:
- ây bổ nghĩa cho nọ
- Hồi bổ nghĩa cho đêm
- So sánh:
+ Giống: đều xác định vị trí sự vật
* GV: Những từ: nọ. ấy, kia là chỉ từ
- Em hiểu thế nào là chỉ từ?
+ Khác:
VD 1: Xác định vị trí sự vật trong không gian
VD 2 Xác định vị trí của sự vật trong thời gian
GV
?
?
?
HS đọc ghi nhớ SGK- GV khái quá lại
GV sử dụng bảng phụ viết 3 VD (SGk - tr 137,138) 
VD1 phần I
VD 2 phần II.
- Xét VD1, cho biết vai trò ngữ pháp của chỉ từ trong VD1?
- Xét VD2 Tìm chỉ từ, xác định chức vụ của chỉ từ trong câu?
HS đọc ghi nhớ SGK-GV khái quát lại.
- Đặt câu có chỉ từ? Cho biết vai trò ngữ pháp của chỉ từ trong câu đó ?
Chỉ từ hoạt động trong câu ntn ?
HS đọc ghi nhớ SGK- GV khái quá lại
2.Ghi nhớ 1.
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu:
1. VD:
* VD 1:
- Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm DT, hoạt động trong câu như một DT.
- Có thể làm CN, VN, TN:
+ Hồi ấy, đêm nọ : TN
+ Viên qua ấy: CN
+ Ông vua nọ, nhà nọ, làng kia: BN
* VD 2:
a. Đó: CN
b. Đấy: CN
2. Ghi nhớ 2 : 
HD hs làm bài tập.
III. Luyện tập:
GV
GV
HS đọc yêu cầu HS đọc bài tập 1
GV hướng dẫn HS làm.
HS đọc yêu cầu HS đọc bài tập 
GV hướng dẫn HS làm.
Bài tập 1: Tìm chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ ngữ pháp của chỉ từ:
a. ấy (hai thứ bánh ấy): dùng để định vị sự vật trong không gian và làm phụ ngữ trong cụm DT.
b. đấy, đây: định vị sự vật trong không gia, làm CN.
c. Này: Định vị sự vật về thời gian, làm TN.
d. Đó: định vị sự vật về thời gian, làm TN.
Bài 2: Thay các từ in đậm bằng các chỉ từ thích hợp
a. Chân núi Sóc = đấy, đó
đinh vị về không gian.
b. Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy. làng đấy, làng đó.
định vị về không gian.
 ị Cần viết như vậy để không bị lặp từ.
4: Củng cố – Dặn dò
1.Củng cố: Thế nào là chỉ từ ? Hoạt động của chỉ từ trong câu ntn ?
2.Dặn dò: - Học bài, thuộc ghi nhớ.
 - Hoàn thiện bài tập.
 - Soạn bài: động từ.
=======================================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 De nhat.doc