Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 10: Lực đàn hồi (Tiếp)

Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 10: Lực đàn hồi (Tiếp)

-Kiến thức: -Nhận biết biến dạng đàn hồi của 1 lò xo - Trả lời câu hỏi đặc điểm của lực đàn hồi.

 -Từ thí nghiệm dẫn đến nhận xét sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng

2-Kỹ năng: -Biết đo độ dài biến dạng

3-Thái độ: -Hợp tác làm việc theo nhóm - Cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm

 II-CHUẨN BỊ:

1-Giáo viên: -Kẻ bảng 9.1- Thiết bị bộ thí nghiệm 9.1 ; 9.2

2-Học sinh: -Mỗi nhóm:

 -Một cái giá treo - Một chiếc lò xo ( dây cao su ) - Một cái thước chia độ (ĐCNN tới mm ) - Một hộp 4 quả nặng giống nhau 50g.

III-TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP:

1-Ổn định tổ chức lớp (2’)

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 10: Lực đàn hồi (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10: LỰC ĐÀN HỒI.
I-MỤC TIÊU
1-Kiến thức: -Nhận biết biến dạng đàn hồi của 1 lò xo - Trả lời câu hỏi đặc điểm của lực đàn hồi.
	-Từ thí nghiệm dẫn đến nhận xét sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng
2-Kỹ năng: 	-Biết đo độ dài biến dạng
3-Thái độ:	-Hợp tác làm việc theo nhóm - Cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm
 II-CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: 	-Kẻ bảng 9.1- Thiết bị bộ thí nghiệm 9.1 ; 9.2
2-Học sinh: 	-Mỗi nhóm:
	-Một cái giá treo - Một chiếc lò xo ( dây cao su ) - Một cái thước chia độ (ĐCNN tới mm ) - Một hộp 4 quả nặng giống nhau 50g.
III-TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP:
1-Ổn định tổ chức lớp (2’)
2- Bài cũ: ( 4’ )
1) Trọng lực là gì? Có phương và chiều như thế nào? ( 1 HS lên bảng trả lời miệng )
2) Đơn vị lực là gì? Ký hiệu trọng lượng quả cân 2 kg là bao nhiêu?( 2 HS lên bảng trả lời miệng )
T/G
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
3’
17’
9’
5’
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
-Đưa ra câu hỏi ở đầu bài để HS vào tình huống học tập.
Hoạt động 2: Biến dạng đàn hồi, độ biến dạng.
-Hướng dẫn HS lắp ráp thí nghiệm , đo dạc và ghi kết quả vào vở.
 ( nên hướng dẫn tỉ mỉ )
-Biểu diễn cụ thể cách ghi kết quả theo hàng và cột ( không cần kẻ bảng )
-Hướng dẫn HS tính quả nặng theo lập luận 
+1quả nặng có khối lượng 100g thì có trọng lượng 1,0N.
+1quả nặng có khối lượng 50g thì có trọng lượng 0,5N.
+2quả nặng có khối lượng 50g thì có trọng lượng 1,0N.
+3quả nặng có khối lượng 50g thì có trọng lượng 1,5N.
-Hợp thức hoá các từ điền vào câu C1.
-Kiểm tra một vài HS về việc nắm vững khái niệm biến dạng đàn hồi và độ biến dạng
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi.
-Hướng dẫn HS đọc SGK.
-Tổ chức hợp thức hoá trả lời C3 ; C4.
Hoạt động 4: Vận dụng:
-Hướng dẫn HS thảo luận đi đến hoàn thiện các câu trả lời của HS.
-Lắng nghe – Phán đoán
-Làm T/n đo chiều dài lò xo khi chưa treo quả nặng ( h ) và khi treo 1, 2, 3 quả 50g ( l1, l2, l3 )
-Ghi kết quả các ô 9.1
-Không cần kẻ bảng, có thể ghi:
+0 quả nặng thì lò xo dài : lo = 10cm
+1 quả nặng thì lò xo dài : l1 = 11cm
+2 quả nặng thì lò xo dài : l2 = 12cm
+3 quả nặng thì lò xo dài : l3 = 13cm
-Đo lại chiều dài tự nhiên lo-Tính độ biến dạng ( l-lo ) của lò xo trong 3 trường hợp rồi ghi vào các ô tương ứng
-Điền vào chỗ trống câu C1
-Đọc câu thông báo về biến dạng đàn hôì và độ biến dạng lò xo
-Đọc thông báo lực đàn hồi.
-Trả lời C3, C4 về đặc điểm của lực đàn hồi.
-Trả lời các câu C5, C6
Tiết 10: LỰC ĐÀN HỒI.
I-Biến dạng đàn hồi - Độ biến dạng:
1)Biến dạng của một lò xo:
*Lò xo là một vật đàn hồi.
2) Độ biến dạng của lò xo:
Độ biến dạng của lò xolà hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo ( l-lo ) 
II-Lực đàn hồi và khái niệm của nó:
*Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi.
*Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn
(Về nhà: 9.1 ; 9.2 ; 9.3 ; 9.4 SBT )
IV-HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: (5’) 
	-Về nhà làm vào vở bài tâp. : 9.1 ; 9.2 ; 9.3 ; 9.4 SBT 
	-Sửa qua bài KT 1tiết . Hướng dẫn soạn bài mới:”LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC “
V-RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docT 10.doc