Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011

I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1/. Kiến thức:Hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương II: Số nguyên.

 2/. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải các dạng bài tập cơ bản có liên quan.

 3/. Thái độ: Có ý thức tự lực giải toán, vận dụng kiến thức vào giải toán tự tin và chính xác, hợp lí.

II/.CHUẨN BỊ:

 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Thước thẳng, bảng phụ.

 2/. Học sinh: Xem lại hệ thống kiến thức của chương II: Số nguyên. Dụng cụ học tập.

III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 1/.On định : (1) Kiểm tra sĩ số hs.

 2/.Kiểm tra: (5)

 ?/ Thực hiện phép tính:

 a) (-12) + 6; b) (-3) + (-4); c) ((-5) + (-6) + 5.

 Đáp án:

a) (-12) + 6 = -6; b) (-3) + (-4)= - 7; c) ((-5) + (-6) + 5 = -6. ( 9đ)

 ? phụ: Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu?

Quy tắc ( sgk) ( 1đ)

 3/. Bài mới:

 Nêu vấn đề:” Hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương II”

Trợ giúp của thầy (1) Hoạt động của trò (2) Nội dung (3)

* Hoạt động 1: Ôn tập phần lí thuyết

Mục tiêu: Nắm vững phần lí thuyết của chương II : Số nguyên

?/ Tập hợp số nguyên gồm những số nào?

?/ Số đối của số nguyên a là số nào?

?/ Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì?

?/ Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu , cộng hai số nguyên khác dấu?

?/ Quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế?

?/ Tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên?

trả lời ( âm, 0 , dương)

trả lời ( -a)

trả lời ( khoảng cách từ a đến 0)

nêu quy tắc cộng hai số nguyên)

nhớ lại quy tắc dấu ngoặc, chuyển vế

nhớ lại các tính chất

 (16) I/. Lý thuyết:

 1. Tập hợp các số nguyên :

Z = { , -2, -1 ,0; 1; 2, .}

 2. Hai số đối nhau có tổng bằng 0.

 3. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là số không âm.

 4. nếu a,b cùng dấu thì a+b=

 Nấu a,b khác dấu thì a+b= -()

 5. Quy tắc dấu ngoặc .

 6. Quy tắc chuyển vế .

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 : BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
Tuần: 22 Tiết: 65
Ngày soạn:3.1.11
Ngày dạy:10.1.11 
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức: Học sinh cần phải biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên, khái niệm “ chia hết cho”.
	 Hiểu được ba tính chất liên quan với khái niệm “ chia hết cho”.
 2/. Kĩ năng: Biết tìm ước và bội của một số nguyên.
 3/. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải toán thành thạo và chính xác
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Thước thẳng, bảng phụ.
 2/. Học sinh: Nắm vững bội và ước của số tự nhiên, xem trước nội dung bài.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số.
 2/.Kiểm tra: (6’)
 ?/ Bài 1:Tìm tập hợp các ước của 6 và 5 số là bội của 6?
	 Bài 2: Tính: (-5) .(-4) .25 .(-2).
 Đáp án:
 Bài 1: Ư(6) = { 1; 2; 3; 6}.	(3đ)
 B(6) = { 0; 6; 12; 18; 24}.	(3đ)
 Bài 2: (-5) .(-4) .25 .(-2) = [ (-5) .(-2) ].[(-4) .25] = 10 . (-100) = - 1000.	(4đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:” Bội và ước của một số nguyên có những tính chất gì?...”
Trợ giúp của thầy (1)
Hoạt động của trò (2)
Nội dung (3)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tìm bội và ước của một số nguyên.
Mục tiêu: Biết được cách tìm ước và bội của số nguyên
-Yêu cầu hs làm ?1 sgk
-Nhận xét: hai số nguyên đối nhau cùng là ước hoặc bội của một số nguyên.
-Chú ý đây là điểm khác biệt giữa bội và ước của số nguyên và số tự nhiên.
-Cho hs làm ?2 . Gv nhắc lại khái niệm “ chia hết cho “ trong N.
?/ Tương tự hãy phát biểu khái niệm “ chia hết cho “ trong Z?
-GV chính xác và cho hs ghi bài .
-Gv nêu ví dụ , yêu cầu hs trả lời.
- Yêu cầu hs làm ?3 , Gv mở rộng thêm các ước và một số bội còn lại.
-Giới thiệu các chú ý trong sgk , mỗi chú ý nêu ví dụ minh họa.
hs làm ?1
chú ý nhận xét
ghi nhận bội và ước của số nguyên
làm ?2. nhớ lại khái niệm chia hết cho trong N
phát biểu khái niệm
ghi bài
làm ?3, tìm thêm các ước và một số bội còn lại
ghi nhận chú ý sgk
 (18’)
1/. Bội và ước của một số nguyên.
 ?1. 6 = 1.6 = 2.3
 -6 = (-1).6 = 1.(-6) = 2.(-3) = (-2).3.
 ?2. Nếu có số tự nhiên x sao cho a= b.x thì ta nói a chia hết cho b .Kí hiệu a b.
 * Cho a, b Z và b 0 . Nếu có số nguyên q sao cho a= b.q thí ta nói a chia hết cho b. ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.
 Ví dụ: -6 là bội của 3 vì -6 = 3.(-2)
 ?3. hai bội của 6 là : -6 và 6
 Hai ước của 6 là 3 và -2
 * Chú ý ( sgk)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các tính chất
Mục tiêu: Hiểu và vận dụng được các tính chất.
-Gv giới thiệu các tính chất , hướng dẫn cho hs hiểu từng tính chất.
-Nêu ví dụ sgk.
-Yêu cầu 2 hs trung bình hoàn thành ?4.
-Nhận xét.
ghi nhận tính chất 
Hiểu từng chú ý thông qua các ví dụ
2 hs trung bình làm ?4
nhận xét
 (12’)
 2/. Tính chất.
+ Nếu a b và b c suy ra a c
 + Nếu a b suy ra m.a b ( m Z)
 + Nếu a c và b c suy ra (a+b) c 
 và (a – b ) c
 ?4. a) ba bội của 5 là : -5; 5 và 10.
 b) các ước của 10 là: -1; 1; -2; 2; -5; 5; -10; 10.
 4/. Củng cố: (7’)
 Bài tập 101 ( sgk/97) – dành cho hs TB + Y
 Năm bội của 3 và -3 là: 0; 3; -3; 6; -6.
 Bài tập 102 ( sgk/97) – dành cho hs Tb + Y
Các ước của -3 là: 1; -1; 3; -3
 	Các ước của 6 là: -1; 1; -2; 2; -3; 3; -6; 6
Các ước của 11 là: -1 ;1;-11; 11.
Các ước của -1 là: -1 và 1
Bài tập 104 ( sgk/97) – dành cho hs K – G
 b) 3. = 18
 = 18 : 3 = 6
Vậy x = 6 hoặc x = -6.
 5/. Dặn dò: (1’)
- Học bài theo sgk.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm các bài tập còn lại từ bài 103 đến 106 ( sgk/97).
- Chuẩn bị ôn lại hệ thống kiến thức chuẩn bị ôn tập chương II.
ÔN TẬP CHƯƠNG II
Tuần: 22 Tiết:64
Ngày soạn:3.1.11
Ngày dạy:10.1.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:Hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương II: Số nguyên.
 2/. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải các dạng bài tập cơ bản có liên quan.
 3/. Thái độ: Có ý thức tự lực giải toán, vận dụng kiến thức vào giải toán tự tin và chính xác, hợp lí.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Thước thẳng, bảng phụ.
 2/. Học sinh: Xem lại hệ thống kiến thức của chương II: Số nguyên. Dụng cụ học tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sĩ số hs.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ Thực hiện phép tính:
	a) (-12) + 6;	b) (-3) + (-4);	c) ((-5) + (-6) + 5. 
 Đáp án:
a) (-12) + 6 = -6;	b) (-3) + (-4)= - 7;	c) ((-5) + (-6) + 5 = -6.	( 9đ) 
 ? phụ: Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu?
Quy tắc ( sgk)	( 1đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:” Hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương II”
Trợ giúp của thầy (1)
Hoạt động của trò (2)
Nội dung (3)
* Hoạt động 1: Ôn tập phần lí thuyết
Mục tiêu: Nắm vững phần lí thuyết của chương II : Số nguyên
?/ Tập hợp số nguyên gồm những số nào?
?/ Số đối của số nguyên a là số nào?
?/ Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì?
?/ Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu , cộng hai số nguyên khác dấu?
?/ Quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế?
?/ Tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên?
trả lời ( âm, 0 , dương)
trả lời ( -a)
trả lời ( khoảng cách từ a đến 0)
nêu quy tắc cộng hai số nguyên)
nhớ lại quy tắc dấu ngoặc, chuyển vế
nhớ lại các tính chất 
 (16’)
I/. Lý thuyết:
 1. Tập hợp các số nguyên : 
Z = {, -2, -1 ,0; 1; 2,.}
 2. Hai số đối nhau có tổng bằng 0.
 3. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là số không âm.
 4. nếu a,b cùng dấu thì a+b= 
 Nấu a,b khác dấu thì a+b= -()
 5. Quy tắc dấu ngoặc..
 6. Quy tắc chuyển vế.
* Hoạt động 2: Giải các bài tập về tập hợp số Z và các phép tính cộng , trừ số nguyên.
Mục tiêu: Giải được các bài tập về số nguyên
-Nêu bài tập 107 (sgk/98), yêu cầu hs xác định trên trục số trống.
- Nhận xét.
- Vấn đáp hs trả lời bài tập 108 ( sgk/98)
-Vấn đáp hs trả lời bài tập 110 ( sgk/99).
- Gv nêu tiếp bài tập 111 ( sgk/99)
-Gọi 4 hs lên bảng giải bài tập.
-Nhận xét. Chú ý những trường hợp sai.
- Nêu tiếp bài tập 114 ( sgk./99) a. Gọi 1 hs trả lời
- Nhận xét .
-bài tập 115 ( sgk/99) a) hướng dẫn hs cách trình bày bài giải.
- Nhận xét.
xác định trên trục số trống
nhận xét
trả lời
trả lời
quan sát bài tập
4 hs lên bảng thực hiện phép tính
nhận xét
1 hs trả lời
nhận xét, ghi bài giải
làm bài tập
nhận xét
(20’)
 II/. Bài tập:
Bài tập 108 (sgk/98)
 Xét: nếu a> 0 thì –a < 0 và –a < a
 Nếu a 0 và –a > a.
Bài tập 110 ( sgk/99).
Đ ,b)Đ , c)S , d) Đ
Bài tập 111 ( sgk/99)
a)[(-13) + (-15) ]+ (-8) = (-28) + (-8) = - 36.
b) 500 – (- 200) – 210 -100 = 500 +200 – 210 – 100 = 390.
c) –(-129) + (-119) – 301 + 12 
= 129 + (-119) -301 +12 = - 293.
d)777 –(-111) –(-222) + 20
= 777+111+222+20 = 1130.
Bài tập 114 ( sgk./99) 
a). -8 < x<8 
x { -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1 ;0; 1; 2; 3;4;5;6;7}
Tổng: (-7)+( -6)+( -5)+( -4)+( -3)+( -2)+
( -1)+0+ 1+ 2+ 3+4+5+6+7= 0.
Bài tập 115 ( sgk/99) 
a) = 5 suy ra a= 5 hoặc a= -5
 4/. Củng cố: (2’)
 Bài tập bổ sung:
Câu 1: Số đối của 7 là?
Câu 2: Trong tập hợp Z , tìm tất cả các ước của 9.
Câu 3: Bỏ ngoặc rồi tính: 2003 – (5- 9 + 2002).
 5/. Dặn dò: (1’)
- Học lại bài theo sgk.
- Xem lại tất cả các bài tập đã giải.
- Làm các bài tập còn lại.
-Chưẩn bị tiết ôn tập tiếp theo.
ÔN TẬP CHƯƠNG II
(tiếp theo)
Tuần: 22 Tiết:65
Ngày soạn:3.1.11
Ngày dạy:12.1.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:Hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương II: Số nguyên.
 2/. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải các dạng bài tập cơ bản có liên quan.
 3/. Thái độ: Có ý thức tự lực giải toán, vận dụng kiến thức vào giải toán tự tin và chính xác, hợp lí.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Thước thẳng, bảng phụ.
 2/. Học sinh: Xem lại hệ thống kiến thức của chương II: Số nguyên. Dụng cụ học tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sĩ số hs.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ Thực hiện phép tính:
	a) (-4) .(-5).(-6);	b) (-3+6).(-4);	c) (-3-5).(-3+5) ; d) (-5 -13) : (-6).
Đáp án:
 a) (-4) .(-5).(-6) = -120; b) (-3+6).(-4) = -12;	c) (-3-5).(-3+5) = -16; 	d) (-5 -13) : (-6) = 3 (10đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:” Hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương II, vận dụng giải các dạng bài tập cơ bản..””
Trợ giúp của thầy (1)
Hoạt động của trò (2)
Nội dung (3)
* Hoạt động 1: Giải các bài tập về phép nhân số nguyên.
Mục tiêu: Hiểu được cách giải các bài tập.
?/ Nhắc lại quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và khác dấu?
-Nêu bài tập 117 ( sgk/99).
-Hướng dẫn hs cách giải, gọi 2 hs lên bảng giải bài tập.
-Yêu cầu tất cả hs còn lại thực hiện giải bài tập.
-Nhận xét.
-Nêu tiếp bài tập 118 ( sgk/99)
-Gọi 2 hs Tb lên bảng giải bài tập a; b.
-Nhận xét.
- Hướng dẫn hs giải bài tập c.
-Chốt lại từng dạng bài tập.
nhắc lại quy tắc nhân hai số nguyên 
quan sát bài tập
2 hs lên bảng giải bài tập ( hs khá )
tất cả hs cùng giải bài tập
nhận xét , sửa bài 
quan sát tiếp bài tập
2 hs trung bình lên bảng giải BT
sửa bài vào vở
chú ý tìm ra cách giải
lưu ý dạng bài tập
 (12’)
Bài tập 117 ( sgk/99)
 a) (-7) 3. 24 = (-7).(-7) .(-7).2.2.2.2 = -5488
 b) 54.(-4)2=5.5.5.5.(-4) .(-4) = 10 000.
Bài tập 118 ( sgk/99)
 a) 2x -35 = 15 b) 3x +17 =2
 2x = 15+35 3x = 2-17
 x = 50 :2 x = -15 :3
 x = 25 x = -5
 c) = 0
Nên : x -1 = 0 suy ra x = 1
*Hoạt động 2: Giải bài tập tổng hợp.
Mục tiêu: Hiểu được cách giải các bài tập
?/Nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính?
- Gọi 3 hs lên bảng giải bài tập 119(sgk/100) :
Hs Tb giải bài tập a và b, Hs khá giải bài tập c.
- Nhận xét, chốt lại dạng bài tập.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận giải bài tập 120 ( sgk/99)
- Theo dõi các nhóm thảo luận , gợi ý.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, nhấn mạnh ý cho hs nắm.
nhắc lại kiến thức cũ
3 hs lên bảng giải bài tập
nhận xét, sửa bài
các nhóm thảo luận
Giải bài tập
làm bài tập
đại diện nhóm trình bày
sửa bài vào vở
 (16’)
Bài tập 119(sgk/100) :
15.12 – 3.5.10 = 180 – 150 = 30.
45 – 9 .(13+5) = 45 – 9 .18 
= 45 – 162 = -117 .
29.(19 – 13) – 19 .(29 -13)
=29.19 – 29.13 – [19.29 -19.13]
= -29.13 + 19.13
=13.(-29 +19)
=13. (-10)
= -130.
Bài tập 120 ( sgk/99)
12 tích 
6 tích > 0 và 6 tích < 0
6 tích là B(6)
2 tích là Ư(20).
 4/. Củng cố: (10’)
Câu 1: (dành cho hs Tb)
Tổng các số nguyên n , biết 
-5 < n < 4 Tổng : (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 +1+2+3= -4
-2002 <n < 2002 Tổng = 0.
Câu 2: Tìm số nguyên x, biết (dành cho hs Tb + Khá)
x+ 5 = 20 – (12 – 7)
-18 x = -90
Câu 3: (dành cho hs khá )
Aùp dụng tính chất của phép cộng và phép nhân tính:
194.12 + 6.437.2 + 3.369.4
 5/. Dặn dò: (1’)
- Học bài hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương II
-Xem lại các bài tập đã giải.
-làm các bài tập còn lại
-Chuẩn bị kiến thức kiểm tra 45 phút tiết sau.
Bài 3 : SỐ ĐO GÓC
Tuần: 22 Tiết:18
 Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức: - Công nhận mỗi góc có một số đo xác định . Số đo của góc bẹt là 180 0.
	 - Biết định nfghĩa góc vuông , góc nhọn, góc tù. 
 2/. Kĩ năng: -Biết dùng thước đo góc để đo số đo của góc.
	 -Biết so sánh hai góc.
 3/. Thái độ: Đo góc cẩn thận , chính xác.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng , Thước đo góc, thước thẳng, êke,đồng hồ có kim.
 2/. Học sinh: Xem trước nội dung bài, các dụng cụ học tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ Hãy nêu định nghĩa góc? Vẽ một góc xOy bất kì ?
 Đáp án:
	Định nghĩa: Góc là hình gồm hai tia chung gốc.	(2đ)
	x
	O.	y	(4đ)
 ? phụ: Quan sát hình vẽ :
 	t
	x	O	y
	-Hãy đọc tên tất cả các góc? ( )	(3đ)
	- Cho biết góc nào là góc bẹt? ()	(1đ)
 3/. Bài mới: 
 Nêu vấn đề:” là góc vuông , có số đo bằng bao nhiêu? là góc bẹt có số đo bằng bao nhiêu?”
Trợ giúp của thầy (1)
Hoạt động của trò (2)
Nội dung (3)
* Hoạt động 1: Thực hiện đo góc.
Mục tiêu: Hiểu được cách đo góc
- Gv giới thiệu thước dùng để đo góc , các số ghi trên thước , đơn vị đo góc là độ ( 0).
- Hãy đọc thông tin sgk để biết được cách dùng thước đo số đo của một góc.
?/ Hãy đo góc xOy vừa vẽ trên . Viết kết quả vào dấu chấm ( )?
?/ Nêu lại cách thực hiện đo góc như thế nào?
 ?/ Thực hiện đo các góc trên hình vẽ: góc xOy, xOt, yOt .
-Nêu nhận xét (sgk) 
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm làm ?1. 
- Giới thiệu chú ý sgk: các giới hạn đo và đơn vị phút , giây. 
- Treo bảng phụ bài tập 11 ( sgk/79). Gọi 1 hs trung bình trả lời.
-Nhận xét.
quan sát thước đo góc, tìm hiểu thước đo góc
đọc thông tin sgk
thực hiện đo góc xOy
Ghi kết quả
nêu cách đo góc
thực hiện đo các góc
ghi bài
làm việc nhóm giải ?1
theo dõi chú ý
Lưu ý các đơn vị
quan sát bài tập 11
trả lời
sửa baìo vào vở
1/. Đo góc: 
 x
 O y
 = 450
* Nhận xét: Mỗi góc có một số đo . Số đo của góc bẹt là 180 0
 Số đo của mỗi góc không vượt quá 180 0
 ?1. ( Hs tự giải)
 * Chú ý:
 10 = 60’ ( 1 độ bằng 60 phút)
 1’ = 60’’ ( 1 phút bằng 60 giây)
Hoạt động 2: So sánh 2 góc.
Mục tiêu: 
?/ để so sánh hai góc ta so sánh bằng cách nào?
?/ Quan sát hình 14. Em có nhận xét gì? hãy dùng thước đo góc để kiểm tra lại khẳng định trên.
?/ Quan sát hình 15 cho biết góc nào lớn hơn? Vì sao?
- Nêu các kí hiệu > ( lớn hơn ) , < ( nhỏ hơn, = ( bằng nhau).
-giải bài tập ?2 sgk.
trả lời ( so sánh hai số đo của chúng)
quan sát hình 14
( bằng nhau)
Dùng thước đo kiểm tra
quan sát hình 15( góc sOt lớn hơn góc qIp)
sử dụng kí hiệu Giải ?2
2/. So sánh hai góc:
 Hình 14: Góc xOy bằng với góc uIv
Kí hiệu : 
 Hình 15: Góc sOt lớn hơn góc qIp
Kí hiệu : 
 Hay: Góc qIp nhỏ hơn góc sOt
Kí hiệu : 
 ?2. 
* Hoạt động 3: hình thành các khái niệm : góc vuông , góc nhọn, góc tù.
- Yêu cầu hs trung bình dùng thước êke vẽ một góc vuông và tự đặt tên cho nó.
?/ Số đo của góc vuông là bao nhiêu?
?/ Góc nhọn là gì? Góc tù là gì? Góc bẹt có số đo bằng bao nhiêu?
- Quan sát hình 21 .(BT 14/sgk) ước lượng xem góc nào là góc nhọn, vuông, tù, bẹt.
 vẽ góc vuông bằng êke, đặt tên
trả lời ( bằng 900)
 trả lời ( nhớ lại kiến thức tiểu học)
giải bài tập 14 /sgk
nhận xét
3/. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù.
Góc vuông
Góc nhọn
Góc tù
Góc bẹt
x
O y
 x
O y
x
 O y
<<1800
x .O y
 4/. Củng cố:	Bài tập 11 ( sgk/79) 500, 1000, 1300.
 	Bài tập 14 (sgk/79)	 Góc nhọn: 3; 6	Góc vuông: 1; 5	Góc tù: 4	Góc bẹt: 2
 5/. Dặn dò:	- Học bài theo sgk. 	- Làm các bài tập 12; 13; 15; 16 ( sgk/79; 80)
	- xem lại các bài tập đã giải.	- Chuẩn bị trước bài 4: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc