Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 47, tiết 48

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 47, tiết 48

/ Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của Dương xỉ.

- Biết nhận dạng 1 cây thuộc Dương xỉ v so snh với cy ru.

- Nói rõ nguồn gốc hình thành các mỏ than đá.

 1.2 / Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.-Kĩ năng hoạt động nhóm.

- Rn kĩ năng tự tin khi trình by trước lớp, kĩ năng lắng nghe tích cực, tìm kiếm v xử lí thơng tin về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, túi bào tử, sực phát triển của cây dương xỉ và sự hình thnh than đá.

 1.3 / Thái độ:Yêu và bảo vệ thiên nhiên.

2. Trọng tm:

- Cấu tạo của Dương xỉ liên quan đến môi trường sống.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 47, tiết 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 39 Tiết 47
Tuần: 25
Ngày dạy: 21/02/2011
Bài 39: QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ
1/ Mục tiêu:
 1.1 / Kiến thức:
Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của Dương xỉ.
Biết nhận dạng 1 cây thuộc Dương xỉ và so sánh với cây rêu.
Nói rõ nguồn gốc hình thành các mỏ than đá.
 1.2 / Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.-Kĩ năng hoạt động nhóm.
Rèn kĩ năng tự tin khi trình bày trước lớp, kĩ năng lắng nghe tích cực, tìm kiếm và xử lí thơng tin về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, túi bào tử, sực phát triển của cây dương xỉ và sự hình thành than đá.
 1.3 / Thái độ:Yêu và bảo vệ thiên nhiên.
2. Trọng tâm:
- Cấu tạo của Dương xỉ liên quan đến mơi trường sống.
3 / Chuẩn bị:
 3.1* Giáo viên:-Tranh vẽ cây dương xỉ và sự phát triển của Dương xỉ.
 3.2* Học sinh:-Mẫu: cây dương xỉ, rau bợ
4 / Tiến trình:
 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:- Kiểm tra sỉ số HS 	
 4.2/ Kiểm tra miệng:
- GV: Rêu có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Trên lá cây dương xỉ cĩ đặc điểm nổi bật gì? (10đ)
- HS: Đặc điểm: (5đ)	
+ Thân ngắn, không phân cành. + Lá nhỏ, mỏng.
+ Rễ giả có khả năng hút nước. + Chưa có mạch dẫn
- Cĩ các nốt là túi bào tử chứa bào tử (5đ)
4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Mở bài : Quyết là tên gọi chung của 1 nhóm thực vật sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Vậy ta hãy xem sự khác nhau đó như thế nào?
Hoạt động 2: Quan sát cây Dương xỉ.
a. Quan sát cơ quan sinh dưỡng.
* Mục tiêu: nêu được các đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá Dương xỉ.
* Phương pháp: Thực hành, Trực quan. Vấn đáp. Hợp tác trong nhóm nhỏ.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát mẫu cây Dương xỉ, đối chiếu với tranh vẽ, ghi lại các đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng của cây.
- HS quan sát, thảo luận tìm ra các đặc điểm về rễ, thân, lá.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận chung nhất.
- GV: em hãy so sánh đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ với rêu với thực vật cĩ hoa?.
- HS: Dương xỉ có rễ thật sự, có mạch dẫn
b. Quan sát túi bào tử và sự phát triển của Dương xỉ.
* Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của túi bào tử, điểm sai khác trong quá trình phát triển của Dương xỉ so với rêu.
* Phương pháp: Trực quan. Vấn đáp. Hợp tác trong nhóm nhỏ.
- GV treo tranh vẽ túi bào tử và sự phát triển của Dương xỉ, yêu cầu HS quan sát, thảo luận các câu hỏi:
+ Vòng cơ có tác dụng gì?
+ Nhận xét sự phát triển của bào tử và so sánh với rêu.
- HS quan sát hình thảo luận nhóm, trả lời.
- GV mời đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra lết luận.
Hoạt động 3: Quan sát một vài loại Dương xỉ thường gặp.
* Phương pháp: Trực quan. Vấn đáp.
GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ cây rau bợ và cây lông cu li trả lời câu hỏi: 
+ Khi quan sát 1 số cây Dương xỉ, có thể nhận ra 1 cây thuộc nhóm Dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá?
- HS: lá non cuộn tròn
Hoạt động 4: Quyết cổ đại và sự hình thành than đá.
* Phương pháp: Trực quan. Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 39.4 trả lời câu hỏi: than đá được hình thành như thế nào?
- HS đọc thông tin, quan sát hình, trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
1/ Quan sát cây Dương xỉ.
a/ Cơ quan sinh dưỡng.
- Cơ quan sinh dưỡng gồm:
+ Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn.
+ Thân ngắn, hình trụ.
+ Rễ thật
+ Có mạch dẫn.
b/ Túi bào tử và sự phát triển của Dương xỉ.
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản, cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.
2/ Một vài loại Dương xỉ thường gặp.
- Cây rau bợ
- Cây lông cu li
3/ Quyết cổ đại và sự hình thành than đá.
- Do biến đổi của vỏ trái đất những khu rừng quyết cổ đại chết và vùi sâu dưới đất, dưới tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của trái đất mà chúng dần dần thành than đá.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV: điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Mặt dưới lá Dương xỉ có những đốm chứa ..
Vách túi bào tử có 1 vòng cơ mang tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng..khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nẩy mầm và phát triển thànhrồi từ đó mọc ra
Dương xỉ sinh sản bằngnhư rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có..do bào tử phát triển thành.
- HS: túi bào tử, đẩy bào tử bay ra, nguyên tản, cây Dương xỉ con, bào tử, nguyên tản.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học thuộc bài và trả lời câu hỏi sgk
- Đọc “em có biết”
 - Ôn lại kiến thức đã học về hoa và sinh sản hữu tính, quả và hạt, tảo, rêu, quyết, dương xỉ.
 Chuẩn bị “Ơn tập” 
5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy: 	 
Tiết 48 Tuần 25
Ngày dạy: 23/02/2011 ÔN TẬP
1 / Mục tiêu:
 1.1 / Kiến thức:
- Củng cố 1 số kiến thức về: hoa và sinh sản hữu tính, các loại quả và hạt, đặc điểm cấu tạo và sinh sản của tảo, rêu, dương xỉ.
 1.2 / Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức
 1.3 / Thái độ: Tích cực học tập.
2/ Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu tạo các loại quả và hạt và sinh sản của tảo, rêu, dương xỉ.
3 / Chuẩn bị:
 3.1* Giáo viên:- Hệ thống câu hỏi và đáp án.
 3.2* Học sinh:
Ôn lại kiến thức đã học về hoa và sinh sản hữu tính, quả và hạt, tảo, rêu, quyết, dương xỉ.
4 / Tiến trình:
 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm tra sỉ số HS 	
 4.2/ Kiểm tra miệng: 
- GV: Nêu đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của Dương xỉ? - Hạt gồm những bộ phận nào? (10đ).
- HS: - Cơ quan sinh dưỡng gồm: (2,5đ).
 + Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn. + Thân ngắn, hình trụ. + Rễ thật + Có mạch dẫn.
 - Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản, cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh. (2,5đ). 
- Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. (2,5đ).
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm là số lá mầm của phôi. (2,5đ).
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
1. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
+ Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?
+ Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì?
- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
- Phân biệt thụ phấn và thụ tinh?
- Có mấy loại quả chính? Cho ví dụ?
- Hạt gồm những bộ phận nào? Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm?
- Có mấy cách phát tán của quả và hạt?
- Để hạt nẩy mầm cần những điều kiện gì?
® HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, đại diện từng nhóm lần lượt trả lời, bổ sung lẫn nhau
2. Tìm từ thích hợp thay thế các số 1-6 sau cho hoàn chỉnh:
- Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm ..(1).., chưa có ..(2).thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có ..(3) Rêu sinh sản bằng ..(4)..được chứa trong ..(5).., cơ quan này nằm ở ..(6)..cây rêu. (3đ)
3. lần lượt treo bảng phụ có nội dung các câu hỏi sau:
- Đặc điểm khác nhau giữa rêu và dương xỉ trong quá trình sinh sản là gì?
I/ Quả và hạt:
- Hoa gồm: đài, tràng, nhuỵ và nhị.
+ Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ.
+ Nhị và nhuỵ duy trì và bảo vệ nòi giống. 
- Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
+ Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhụy
+ Hoa lưỡng tính: có cả nhụy và nhị.
- Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
- Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác.
- Có màu sắc sặc sở, có hương thơm, vị ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ, đầu nhụy dài, có nhiều lông.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái tạo thành hợp tử.
- Có 2 loại quả chính: quả khô và quả thịt.
VD: quả khô: đậu xanh, chò, thìa là
Quả thịt: táo, mơ, xoài
- Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm là số lá mầm của phôi.
- Có 3 cách phát tán của quả và hạt: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ động vật.
- Ngoài chất lượng hạt cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
II/ Tảo – rêu – dương xỉ:
(1) – Thân, lá 
(2) – Rễ 
(3) – Mạch dẫn 
(4) – Bào tử 
(5) – Túi bào tử 
(6) – Ngọn 
- Chưa có thân, lá, rễ thật sự.
- Ở rêu bào tử phát triển thành cây con, ở Dương xỉ bào tử phát triển thành nguyên tản, sự thụ tinh xảy ra ở nguyên tản sau đó mới phát triển thành cây con.
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét kết quả hoạt động của từng nhóm
 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học thuộc bài 
- Ôn lại tấût cả các bài đã ôn tập, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	

Tài liệu đính kèm:

  • docquyet on tap kt.doc