Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

- HS nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc, rễ chùm.

- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.

 2. Kỹ năng:

- Rèn KN quan sát, so sánh.

 - Hoạt động nhóm.

 3. Thái độ: GD lòng say mê môn học, .

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 3254Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Bài 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
- HS nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc, rễ chùm.
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
 2. Kỹ năng: 
- Rèn KN quan sát, so sánh.
 	- Hoạt động nhóm.
 3. Thái độ: GD lòng say mê môn học, .
CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng khi thảo luận về cách chia cây thành hai nhóm căn cứ vào cấu tạo của rễ.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh hình dạng ngoài của các loại rễ với nhau, các miền của rễ và chức năng của chúng.
CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
Động não
Vấn đáp – tìm tòi.
Trực quan – tìm tòi.
Dạy học nhóm.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh phóng to hình 9.1, 9.2, 9.3 ( trang 29,30/SGK)
Miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ, chúc năng của từng miền.
Phiếu học tập (để sử dụng trong hoạt động 1)
Các cây còn nguyên bộ rễ ( cây rau cải, cây nhãn, cây hành, cỏ dại, cây đậu, cây lúa,...), cây cao chừng 20 đến 40 cm, có đủ rễ, thân, lá ( giáo viên phân công học sinh chuẩn bị)
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Khám phá.
Rễ có hình dạng và cấu tạo như thế nào? Nó có vai trò gì với cây? Để có thể trả lời được câu hỏi đó, chúng ta cùng nghiên cứu bài mới. (tùy theo nếu không cần ghi nội dung cũng được)
Kết nối.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ:
 - MT: HS phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của HS.
- Yêu cầu HS đặt mẫu vật theo nhóm.
- Đưa ra yêu cầu hoạt động cho các nhóm:
(Treo tranh H 9.1)
+ Xếp các loại rễ thành 2 nhóm: rễ cọc, rễ chùm.
+ Cho biết đặc điểm của từng loại rễ?
(Gợi ý kích thước của rễ)
- Gọi đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
- Tuyên dương những nhóm chuẩn bị tốt vật mẫu, có đáp án chính xác.
- Yêu cầu HS làm nhanh BT điền chữ vào ô trống / SGK tr.29.
-> Vậy, có mấy loại rễ chính?
(?) Rễ cọc có đặc điểm gì? VD
(?) Rễ chùm có đặc điểm gì? VD
- Quan sát H 9.2 và làm BT điền chữ vào ô trống.
- Đưa một số mẫu vật đã chuẩn bị cho HS quan sát và yêu cầu HS phân loại rễ.
- Đặt mẫu vật cho GV kiểm tra.
- Đặt mẫu vật theo nhóm.
- Quan sát tranh và thực hiện theo yêu cầu của GV:
+ Phân loại rễ.
+ Tìm đặc điểm của từng loại rễ.
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
- Hoạt động cá nhân làm BT.
* Kết luận: có 2 loại rễ chính.
- Rễ cọc: có rễ cái to, khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. VD.
-Rễ chùm: gồm nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân, kích thước gần bằng nhau. VD
- Cây có rễ chùm: tỏi tây, mạ.
 Cây có rễ cọc: bưởi, cải, hồng xiêm.
- Quan sát mẫu vật và phân loại rễ.
 (?) Rễ có cấu tạo như thế nào?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các miền của rễ:
 - MT: Phân biệt cấu tạo, chức năng các miền của rễ.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Treo tranh H 9.3 và bảng phụ ghi ND bảng trang 30.
- Đặt những tấm bìa đã chuẩn bị (ghi tên và chức năng các miền của rễ) -> Yêu cầu HS chọn tấm bìa thích hợp ghi chú lên tranh.
- Hoàn chỉnh và tuyên dương những HS có đáp án chính xác.
- GT lại trên tranh cấu tạo và chức năng của từng miền.
-> Rễ gồm mấy miền?
(?) Chức năng của từng miền?
(*)? Tế bào miền nào có khả năng phân chia?
(*)? Trong các miền của rễ, miền nào quan trọng nhất? Vì sao?
- Quan sát tranh và nội dung bảng phụ.
- Quan sát tranh và chọn tấm bìa thích hợp 
-> Ghi chú.
- Nghe.
* Kết luận: Rễ gồm 4 miền:
- Miền trưởng thành: chức năng dẫn truyền.
- Miền hút: gồm các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
- Tế bào miền sinh trưởng có khả năng phân chia.
- Trong các miền của rễ, miền hút là quan trọng nhất vì đảm nhận chức năng huít nước và muối khoáng hòa tan.
3. Thực hành – luyện tập.
- Gv yêu cầu mỗi nhóm nhỏ ( 4à 6 Hs) ngoài những ví dụ trên hãy lấy VD 3 cây có rễ cọc. 3 cây rễ chùm ( sử dụng kỹ thuật chúng em biết 3)
- Gv giúp Hs liên hệ thực tiễn trả lời câu hỏi: Miền rễ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Kết luận: Rễ có 4 miền chính .
Kết luận chung: Hs đọc kết luận trang 31/SGK
4. Vận dụng: (nếu có, nếu không thì không đưa vào mục này)
Lưu giữ nhật ký trong ghi lại những cây trồng trong vườn nhà em ( Hoặc vườn trường) và phân chia chúng thành hai nhóm rễ cọc và rễ chùm.
Dặn dò:
Đọc mục “em cần biết” 
Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 trang 31/SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 9 cac loai re, cac mien cua re tap huan.doc