Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 41, bài 51

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 41, bài 51

Kiến thức:HS:

- Nu được thực vật Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả ( hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép). Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín và cây hạt trần.

- Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡngvà cơ quan sinh sản của cây hạt kín.

- Biết cách quan sát 1 cây hạt kín.

 1.2 / Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năg khái quát hóa kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

 1.3 / Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 41, bài 51", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 51 Tiết 51
Tuần: 27
Ngày dạy: 07/03/2011
Bài 51: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA
THỰC VẬT HẠT KÍN
1 / Mục tiêu:
 1.1 / Kiến thức:HS:
Nêu được thực vật Hạt kín là nhĩm thực vật cĩ hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả ( hạt kín). Là nhĩm thực vật tiến hĩa hơn cả (cĩ sự thụ phấn, thụ tinh kép). Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín và cây hạt trần.
Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡngvà cơ quan sinh sản của cây hạt kín.
Biết cách quan sát 1 cây hạt kín.
 1.2 / Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năg khái quát hóa kiến thức.
Kĩ năng hoạt động nhóm.
 1.3 / Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.
2/ Trọng tâm:
- Đặc điểm của thực vật hạt kín.
3 / Chuẩn bị:
 3.1* Giáo viên:
Bảng phụ kẻ bảng SGK/135
 3.2* Học sinh:
Chuẩn bị: mỗi nhóm 1 số cây: bưởi con, đậu, huệ, bèo tây
4 / Tiến trình:
 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sỉ số HS: 	
 4.2/ Kiểm tra miệng:
- GV: cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao? Hoa Dâm bụt cĩ cơ quan sinh sản gì? (10đ)
- HS: là nón, cấu tạo: - Nón đực: nhỏ, mọc thành cụm. 
 + Vảy mang 2 túi phấn chứa hạt phấn. 
 +Nón cái: lớn, mọc riêng lẻ + Vảy mang 2 noãn.
- Hoa Dâm bụt cĩ cơ quan sinh sản là lưỡng tính cĩ cả nhụy và nhị.
 4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Mở bài: Chúng ta đã quen thuộc với nhiều cây có hoa như: cam, đậu, ngôChúng cũng đươÏc gọi chung là cây hạt kín tại sao vậy? Chúng khác với cây hạt trần ở đặc điểm gì?
Hoạt động 2: Quan sát cây có hoa.
* Phương pháp: Thực hành, Trực quan. Hợp tác trong nhóm nhỏ;
- GV yêu cầu các nhóm để mẫu vật lên bàn, quan sát từ cơ quan sinh dưỡng đến cơ quan sinh sản theo trật tự SGK, ghi lại các đặc điểm đã quan sát được.
- Cac nhóm quan sát mẫu vật, thảo luận nhóm ghi lại các đặc điểm.
- GV kẻ bảng (như mẫu bảng tr13 5), yêu cầu các nhóm lần lượt điền vào bảng theo thứ tự 1 -> 2
- HS lần lượt điền vào bảng cho hoàn chỉnh.
- GV: Nhận xét: Rễ, thân, láĐa dạng cả về hình thái.
Hoạt động 3: tìm hiểu đặc điểm của cây hạt kín.
* Mục tiêu: HS nêu được thực vật đa dạng thể hiện qua các cơ quan ( sinh dưỡng, sinh sản).
Phương pháp: Trực quan, Hợp tác trong nhóm nhỏ, Vấn đáp.
- GV yêu cầu các nhóm căn cứ vào bảng, nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả
- HS đại diện nhóm nhận xét, nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV: vì sao gọi là cây hạt kín? Đặc điểm của thực vật hạt kín là gì?
- HS trả lời rồi rút ra kết luận.
- GV: Cây hạt kín là những cây cĩ hoa, trong đĩ các nỗn được đĩng kín trong một hoặc nhiều lá nõan kết hợp thành bầu nhụy; Do đĩ khi nõan được thụ tinh tạo thành hạt thì hạt nằm trong quả (bầu phát triển thành quả chứa hạt) 
1/ Cơ quan sinh dươÕng.
- Phát triển rất đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép), trong thân có mạch dẫn phát triển.
2/ Cơ quan sinh sản.
- Có hoa, quả, hạt nằm trong quả, hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV: trong nhóm cây sau, nhóm nào gồm toàn cây hạt kín?
a/ Cây mít, cây rêu, cây ớt. b/ Cây thông, cây lúa, cây đào.
c/ Cây ổi, cây cải, cây dừa. - HS: c
- GV: Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là gì?
a/ Có hoa, quả, hạt nằm trong quả. b/ Có sự sinh sản bằng hạt.
c/ Có rễ, thân, lá. - HS: a.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học thuộc bài và trả lời câu hỏi sgk:
+ Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là gì?
+ Cơ quan sinh dươÕng của thực vật hạt kín?
- Xem bài “ lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm”
- Chuẩn bị: mỗi nhóm mang 1 cây dừa, 1 cây hành, lúa
- Kẻ sẵn bảng sgk
5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
-Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	
Bài 42 Tiết 52 
Tuần 27
Ngày dạy: 09 / 3 / 2011
LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
1 / Mục tiêu:
 1.1 / Kiến thức:
So sánh một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
Căn cứ vào đặc điểm để nhận dạng nhanh 1 cây thuộc lớp hai lá mầm hay lớp 1 lá mầm.
 1.2 / Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát phân tích đối chiếu để tìm ra đặc điểm giống và khác nhau giữa cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp một lá mầm .
Kĩ năng hợp tác nhóm, đảm nhận trách nhiệm trong nhĩm tìm đặc điểm cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp một lá mầm.
Kỹ năng trình bày ngắn gọn, xúc tích, sáng tạo. 
 1.3 / Thái độ:Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.
2/ Trọng tâm:
- Đạc điểm phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm
3 / Chuẩn bị:
 3.1* Giáo viên:-Tranh vẽ cây 1 lá mầm và cây hai lá mầm.
 3.1* Học sinh:-Chuẩn bị: mỗi nhóm mang 1 cây dừa, 1 cây hành, lúa
4 / Tiến trình:
 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm tra sỉ số HS: 	
 4.2/ Kiểm tra miệng:
- GV: Tính chất đặc trưnh nhất của cây hạt kín là gì? Cho ví dụ cây 1 và cây 2 lá mầm? (10đ)
HS: - Có hoa, quả, hạt nằm trong quả. (5đ)
- Cây 1 lá mầm: hành, dừa, bắp; Cây 2 lá mầm: Mít, me, tràm vàng (5đ)
 4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Mở bài : Các cây hạt kín rất khác nhau về cơ quan sinh dưỡng lẫn cơ quan sinh sản. Để các cây hạt kín với nhau, các nhà khoa học đã chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn, đó là lớp, họThực vật hạt kín gồm 2 lớp: lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm.
Hoạt động 2: Phân biệt đặc điểm của cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
* Phương pháp: Thực hành, Hợp tác trong nhóm nhỏ. Trực quan.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật của nhóm, ghi lại các đặc điểm về kiểu rễ, kiểu gân lávào bảng sau:
Đặc điểm
Cây hai lá mầm
Cây 1 lá mầm
Kiểu rễ
Kiểu gân lá
Số cánh hoa
- HS quan sát mẫu vật, thảo luận, hoàn thành bảng.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV: đặc điểm nào phân biệt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm?
- HS trả lơi, rút râ kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm phân biệt giữa lớp một lá mâm và lớp hai lá mầm.
* Phương pháp: Trực quan. Vấn đáp.
- GV treo tranh H42.2 yêu cầu HS quan sát, tìm ra cây 1 lá mầm và cây hai lá mầm.
- HS quan sát, trả lời được: 
+ Cây 1 lá mầm: 2, 5
+ Cây 2 lá mầm: 1, 3, 4
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và hỏi: có thể nhận biết cây thuộc lớp 2 lá mầm hay lớp 1 lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?
- HS trar lời: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa
- GV: Để nhận biết cây thuộc lớp 1 lá mầm hay 2 lá mầm, có thể dựa vào 1 đặc điểm nào đó được không?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
1/ Cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm.
- Căn cứ vào kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoađể phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
- Ngoài ra, còn đặc điểmquan trọng là số lá mầm cúa phôi trong hạt, thân
2/ Đặc điểm phân biệt giữa lớp 1 lá mầm và lớp hai lá mầm.
- Lớp 1 lá mầm:
+ Rễ chùm
+ Gân lá song song
+ Thân cỏ, cột
+ Phôi có một lá mầm
- Lớp 2 lá mầm
+ Rễ cọc
+ Gân lá hình mạng
+ Thân gỗ, cỏ, leo
+ Phôi có hai lá mầm.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV: Sự khác nhau giữa lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm?
- HS: - Lớp 1 lá mầm:
+ Rễ chùm + Gân lá song song
+ Thân cỏ, cột + Phôi có một lá mầm
- Lớp 2 lá mầm
+ Rễ cọc + Gân lá hình mạng
+ Thân gỗ, cỏ, leo + Phôi có hai lá mầm.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học thuộc bài và trả lời câu hỏi sgk :
+ Cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm ?
+ Sự khác nhau giữa lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm?
- Xem bài “ Khái niệm sơ lược về thực vật”
- Đọc phần “Em có biết”
- Chuẩn bị: nghiên cứu bài 42, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Thế nào là phân loại thực vật? - Kẻ sẵn sơ đồ sgk
+ Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó.
5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

Tài liệu đính kèm:

  • dochat kin lop 1 la mam lop 2 la mam.doc