Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 3 - Tiết 5: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 3 - Tiết 5: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Kiến thức

- Học sinh nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 SGK trang 27.

- HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Kích thước của tế bào thực vật?

 - Nêu những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật?

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 3 - Tiết 5: Sự lớn lên và phân chia của tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	NS: 13/09/10
Tiết 5
SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 SGK trang 27.
- HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kích thước của tế bào thực vật?
 - Nêu những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hình dạng, kích thước của tế bào
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS:
+ Hoạt động theo nhóm.
+ Nghiên cứu SGK.
+ Trả lời 2 câu hỏi mục thông tin SGK trang 27.
- GV gợi ý:
- Tế bào trưởng thành là tế bào không lớn thêm được nữa và có khả năng sinh sản.
- Trên hình 8.1 khi tế bào phát triển bộ phận nào tăng kích thước bộ phận nào nhiều lên?
- GV: từ những ý kiến HS đã thảo luận trong nhóm yêu cầu HS trả lời tóm tắt 2 câu hỏi trên. Gọi bổ sung và rút ra kết luận. 
- HS đọc thông tin mục £ kết hợp hợp quan sát hình 8.1 SGK trang 27.
- Trao đổi nhóm, thảo luận ghi lại ý kiến sau khi đã thống nhất ra giấy.
- Có thể HS chỉ thấy rõ: tăng kích thước.
- Từ gợi ý của GV học sinh phải thấy được vách tế bào lớn lên, chất tế bào nhiều lên, không bào to ra.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Tế bào con có kích thước nhỏ, lớn dần lên thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.
Hoạt động 2: Sự phân chia của tế bào
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK theo nhóm.
- GV viết sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào.
- Tế bào non lớn dần thành tế bào trưởng thành phân chia thành tế bào non mới.
- GV: yêu cầu thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi ở mục s.
- GV gợi ý: sự lớn lên của các cơ quan của thực vật do 2 quá trình:
+ Phân chia tế bào.
+ Sự lớn lên của tế bào.
- Đây là quá trình sinh lí phức tạp ở thực vật. GV có thể tổng kết toàn bộ nội dung theo 3 câu hỏi thảo luận của HS để cả lớp cùng hiểu rõ.
- GV đưa ra câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
- HS đọc thông tin mục £ SGK trang 28 kết hợp quan sát hình vẽ 8.2 SGK trang 28, nắm được quá trình phân chia của tế bào.
- HS theo dõi sơ đồ trên bảng và phần trình bày của GV.
- HS thảo luận và ghi vào giấy.
+ Quá trình phân chia: SGK trang 28
+ Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
+ Các cơ quan của thực vật lớn lên nhờ tế bào phân chia.
+ Các cơ quan của thực vật lớn lên nhờ tế bào phân chia.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS phải nêu được: sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật lớn lên 
( sinh trưởng và phát triển).
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
- HS làm bài tập trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất:
Bài tập 1: Các tế bào ở mô nào có khả năng phân chia trong các mô sau:
a. Mô che trở
b. Mô nâng đỡ
c. Mô phân sinh
Đáp án c.
Bài tập 2: Trong các tế bào sau đây tế bào nào có khả năng phân chia:
a. Tế bào non
b. Tế bào trưởng thành
c. Tế bào già
Đáp án b
Bài tập 3: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống:
	“ Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành ......... sau đó chất tế bào ........, vách tế bào hình thành ............... tế bào cũ thành .................... tế bào non”.
V. DẶN DÒ:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị một số cây rửa sạch như: Cây rau cải, cây cam, cây nhãn, cây rau dền, cây hành, cây cỏ.
Tuần 3	NS: 15/09/10
Tiết 6
Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
- Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thực hành, vẽ tế bào quan sát được
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- GV: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi. Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.
- HS: 1 đám rêu, rễ hành.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ
 - Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
 - Kể tên 5 cây trồng làm lương thực? Theo em, những cây lương thực trên thường là cây 1 năm hay lâu năm?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
+ Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính lúp.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin £ SGK trang 17, cho biết kính lúp có cấu tạo như thế nào?
+ Vấn đề 2: Cách sử dụng kính lúp cầm tay.
- HS đọc nội dung hướng dẫn SGK trang 17, quan sát hình 5.2 SGK trang 17.
+ Vấn đề 3: Tập quan sát mẫu bằng kính lúp.
- GV: Quan sát kiểm tra tư thế đặt kính lúp của HS và cuối cùng kiểm tra hình vẽ lá rêu.
- Đọc thông tin, nắm bắt, ghi nhớ cấu tạo.
- HS cầm kính lúp đối chiếu các phần như đã ghi trên.
- Trình bày lại cách sử dụng kính lúp cho cả lớp cùng nghe.
- HS quan sát 1 cây rêu bằng cách tách riêng 1 cây đặt lên giấy, vẽ lại hình lá rêu đã quan sát được trên giấy.
Kết luận:
+ Kính lúp gồm 2 phần: tay cầm bằng kim loại, tấm kính trong lồi 2 mặt.
Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
+ Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm vì mỗi nhóm (1 bàn) có 1 chiếc kính (nếu không có điều kiện thì dùng 1 chiếc kính chung).
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện của 1-2 nhóm lên trước lớp trình bày.
- Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?
- GV nhấn mạnh: đó là thấu kính vì có ống kính để phóng to được các vật.
+ Vấn đề 2: Cách sử dụng kính hiển vi
- GV làm thao thao tác sử dụng kính để cả lớp cùng theo dõi từng bước.
- Nếu có điều kiện GV có thể phát cho mỗi nhóm 1 tiêu bản mẫu để tập quan sát.
- Đặt kính trước bàn trong nhóm cử 1 người đọc SGK trang 18 phần cấu tạo kính.
- Cả nhóm nghe đọc kết hợp với hình 5.3 SGK trang 18 để xác đinh các bộ phận của kính.
- Trong nhóm nhắc lại 1-2 lần để cả nhóm cùng hiểu rõ đầy đủ cấu tạo của kính.
- Các nhóm còn lại chú ý nghe rồi bổ sung (nếu cần).
- HS có thể trả lời những bộ phận riêng lẻ như ốc điều chỉnh hay ống kính, gương....
- Đọc mục £ SGk trang 19 nắm được các bước sử dụng kính.
- HS cố gắng thao tác đúng các bước để có thể nhìn thấy mẫu.
Kết luận:
- Kính hiển vi có 3 phần chính:
 + Chân kính
 + Thân kính
 + Bàn kính
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - Gọi 1-2 HS lên trình bày lại cấu tạo của kính lúp và kính hiển vi.
 - Nhận xét, đánh giá, cho điểm nhóm học tốt trong giờ.
V. DẶN DÒ:
 - Học bài.
 - Đọc mục “Em có biết”
 - Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet5,6.doc