I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ thân phận nhỏ nhoi, bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp của loại truyện truyền kỳ.
3. Thái độ:
Giáo dục thái độ chân trọng đối với người phụ nữ.
2. Kĩ năng:
-Rèn kỹ năng đọc, phân tích tác phẩm.
II. Chuẩn bị:
HS: soạn bài.
GV: tìm hiểu thêm hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, liên hệ.
III. Hoạt động dạy- học
1.Tổ chức:
9A 9B .
2. Kiểm tra:
Phân tích nhân vật Vũ Nương.
3. Bài mới:
Ngày giảng: 9A 9B Tiết 17- CHUYệN NGƯờI CON GáI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. - Thấy rõ thân phận nhỏ nhoi, bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền phong kiến. - Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp của loại truyện truyền kỳ. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ chân trọng đối với người phụ nữ. 2. Kĩ năng: -Rèn kỹ năng đọc, phân tích tác phẩm. II. Chuẩn bị: HS: soạn bài. GV: tìm hiểu thêm hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. 2. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, liên hệ. III. Hoạt động dạy- học 1.Tổ chức: 9A9B. 2. Kiểm tra: Phân tích nhân vật Vũ Nương. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1 HS: theo dõi đoạn 2 GV: Nỗi oan của Vũ Nương là gì? HS: GV: T/g đã dẫn dắt câu chuyện ntn để nỗi oan không thể thanh minh được? HS: t/g giới thiệu chồng nàng là người đa nghi. Sau đó câu chuyện lại được nói ra từ miệng con trẻ “trước đây có một người đàn ông”. Điều đó khiến người bình thường cũng phải nghi ngờ. Trương Sinh vốn đa nghi và hay ghen nên tin chắc vợ thất tiết àkhông nghe vợ giải thích GV:Vũ Nương đã làm gì để bày tỏ nỗi oan của mình? Với tính cách của nàng, điều đó có hợp lí không? HS: tự tử là hành động phù hợp với tính cách của nàng mà cũng là vì nàng không còn sự lựa chọn nào khác. Hoạt động nhóm: GV: suy nghĩ về nguyên nhân cái chết củaVũ Nương? HS: thảo luận, trình bày, nhận xét. GV: nhận xét, hướng dẫn KL (chiến tranh phong kiến àTrương Sinh đi lính xa àhiểu lầm Lễ giáo PK với quan niệm.không chấp nhận khả năng lầm lỡ của người phụ nữ àđẩy Vũ Nương đến chỗ chết) GV: bi kịch của Vũ Nương muốn nói lên điều gì? HS: bi kịch là lời tố cáo XHPK, bày tỏ niềm thương cảm của t/g đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. GV: cuối cùng nhờ đâu mà Trương Sinh hiểu rõ sự thật? ý nghĩa của chi tiết đó? HS: cái bóng của Trương Sinh GV: hình ảnh cái bóng tưởng vô tình, ngẫu nhiên nhưng thực ra nó là một chi tiết quan trọng. Cái bóng xuất hiện với Vũ Nương là cách để dỗ con, để nguôi ngoai nỗi nhớ chồng. Nàng có ngờ đâu vì nó mà nàng phải chết. Cái bóng xuất hiện lần 1 với Trương Sinh là bằng chứng không thể chối cãi về sự hư hỏng của vợ. ở lần 2, cái bóng của chính TS giúp chàng nhận ra tội lỗi của mình. Hình ảnh cái bóng trở thành đầu mối, điểm nút của câu chuyện làm người đọc ngỡ ngàng xúc động. Chỉ vì một câu chuyện đùa con trẻ,một cái bóng nhỏ nhoi mà có thể gây án mạng giết người oan khuất. GV: theo em truyện có thể kết thúc ở đâu? Vì sao t/g lại viết thêm đoạn kết? HS: đã qua rồi. .làm cho truyện trở nên kì ảo, hấp dẫn hơn thể hiện được nguyện vọng của ND : ở hiền gặp lành. GV: Vũ Nương được giải oan ntn? Kết quả? HS:.. GV: Vì sao Vũ Nương không muốn trở về với chồng con rồi lại quyết định trở về rồi cuối cùng lại không về? HS: đầu tiên nàng không muốn trở về vì nghĩ mình oan chưa được giải, trong lòng chồng nàng vẫn là người bội bạc.Sau đó nàng gửi hoa vàng nhắn chồng lập đàn giải oan rồi sẽ trở về. Trước hết nàng muốn được thanh minh được bảo toàn danh dự. Nhưng rồi nàng chỉ về giữa sông nói vọng vào rồi biến mất vì nàng không thể trở về được nữa àtố cáo hiện thực sâu sắc. XH ấy không có chỗ cho người như nàng dung thân. HS: quan sát kênh hình sgk T47 GV: ngôi đền thờ này muốn chứng minh điều gì? HS: là minh chứng khẳng định cái thực của câu chuyện, khẳng định cho phẩm hạnh cao đẹp cuả người phụ nữ Việt Nam xưa. HĐ2: GV: T/g đã sắp xếp tình tiết câu chuyện ntn để cho truyện sinh động, hấp dẫn? HS: GV: đoạn đối thoại và lời tự bạch của nhân vật có giá trị ntn? HS: GV: tìm các yếu tố kì ảo và yếu tố thực trong văn bản? HS: yếu tố kì ảo: động Linh Phi Yếu tố thực: địa danh, thời điểm lịch sử, n/v lịch sử GV: qua truyện, em hiểu được những điều sâu sắc nào về số phận người phụ nữ trong XHPK? HS: trả lời, đọc ghi nhớ GV: Giáo dục thái độ chân trọng đối với người phụ nữ. 2. Nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương. - Nỗi oan của nàng là bị nghi ngờ thất tiết. - Vũ Nương tìm cách tự vẫn để bày tỏ nỗi oan ức. * Nguyên nhân đẫn tới cái chết của Vũ Nương: - Nguyên nhân trực tiếp: nàng bị chồng nghi oan, ruồng rẫy. - Nguyên nhân gián tiếp: Do chiến tranh PK Do lễ giáo PK với quan niệm đạo đức hẹp hòi ngặt nghèo. 3. Vũ Nương được giải oan: - Nàng được Trương Sinh lập đàn giải oan. - Nàng quyết định không trở về dương thế. IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - T/g sắp xếp lại tình tiết, thêm, bớt, tô đậm tình tiết quyết định àdiễn biến câu chuyện, tăng tính bi kịch. - Đoạn đối thoại và lời tự bạch của nhân vật tạo sự sinh động góp phần khắc hoạ tâm lí, tính cách nhân vật. - Đan xen yếu tố kì ảo và yếu tố thực. 2. Nội dung (ghi nhớ-sgk) 4. Củng cố: GV hệ thống nội dung toàn bài. 5. Hướng dẫn: Về nhà liên hệ so sánh giữa phụ nữ Việt Nam dưới CĐPK và phụ nữ hiện đại ngày nay. Chuẩn bị bài : Xưng hô trong hội thoại. ..
Tài liệu đính kèm: