Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Cánh

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Cánh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Hiểu được nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh quan trọng trong dịp Tết.

 - Qua cách giải thích tác giả dân gian muốn đề cao sản phẩm nông nghiệp, đề cao nghề trồng trọt, chăn nuôi và mơ ước có một đấng minh quân thông minh giữ cho dân ấm no, đất nước thái bình.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc , tìm hiểu ý nghĩa của truyện, kỹ năng tự học.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy: Bài soạn, tranh.

 - Trò : Bài chuẩn bị.

C. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Phân tích nhân vật LLQ và ÂC? Qua câu chuyện truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" em hiểu gì về truyền thống dân tộc ta?

 - HS trả lời theo ND ghi trong vở và ND ghi nhớ của bài.

 3. Giảng bài mới:

 a) Dẫn vào bài:

 Bánh chưng, bánh giầy là một thứ hương vị không thể thiếu trong ngày Tết. Nguồn gốc của hai thứ bánh này có từ đâu sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

b) Các hoạt động dạy và học:

 

doc 172 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Cánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2010
Ngày dạy: /08/2010
	tuần 1- Tiết 1 :
Văn bản: CON RồNG CHáU TIÊN
(Truyền thuyết)
 A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên.
	- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
	- Kể lại được truyện.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu truyện, kể truyện.
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh tự hàovề nguồn gốc cao quý của dântộc, giáo dục tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc.
B. Chuẩn bị 
	- Thầy: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh.
	- Trò: Sách giáo khoa, vở bài tập.
c. Tiến trình giờ dạy:
	1. ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3. Giảng bài mới :	
	a) Dẫn vào bài: 
	Truyền thuyết là loại truyện như thế nào? Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên giúp ta hiểu được điều gì về dân tộc, bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn điều đó.
	b) Các hoạt động dạy - học:
HOạT ĐÔNG CủA THầY
HOạT ĐộNG CUả TRò
NộI DUNG 
 + Gọi học sinh đọc chú thích (˜) đ Giáo viên chốt lại 3 ý chính của truyền thuyết.
+ Gọi học sinh giải thích các chú thích (1); (2); (3); (5); (7)
? Văn bản được chia bố cục làm mấy phần? Danh giới từng phần và nội dung chính của các phần đó?
? Văn bản thuộc thể loại gì?
 - Truyện kể về những ai? Kể về việc gì?
+ Gọi học sinh tóm lại truyện “Từ đầu đ Long Trang”
? Trong trí tưởng tượng của người xưa, Lang Liêu hiện lên với những đặc điểm gì?
? Theo em, sự phi thường ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào?
? Âu Cơ hiện lên với những vẻ đẹp đáng quý nào?
? Em có nhận xét gì về những chi tiết trên?
GV: Cả 2 vị thần đều là những vị anh hùng kiến tạo nền văn minh Âu Lạc. Truyện hấp dẫn người đọc với những chi tiết Rồng ở dưới nước và Tiên trên non gặp nhau, yêu thương nhau và kết duyên vợ chồng, phản ánh thời kỳ gia đình của người Việt cổ.
? Những chi tiết nào thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
(Gợi ý: Nguồn gốc, hình dạng? Nếp sinh hoạt? Tài năng? Tính cách?)
GV: Gọi học sinh tóm tắt: “Bấy giờ... khoẻ như thần”
? Cuộc hôn nhân của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kỳ lạ?
? Chuyện sinh nở của Âu Cơ có gì đặc biệt?
? Qua phân tích em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo?
? Vai trò của các chi tiết này trong truyện?
? Theo em truyện “Con Rồng Cháu Tiên” có ý nghĩa như thế nào?
? Theo em, chi tiết trên nhằm giải thích điều gì về lich sử?
? Bằng sự hiểu biết cuả em về lịch sử chống ngoại xâm và công cuộc dựng xây đất nước của dân tộc, em thấy lời căn dặn của Lang Liêu sau này có được con cháu thần thực hiên không?
- Giáo viên gọi HS đọc phần cuối truyện.
? Truyện kết thúc bằng sự việc nào?
? Chi tiết người con trưởng ở lại làm Vua nhằm giải thích điều gì?
? Theo em, cốt lõi lịch sử trong truyện là gì?
GV: Sự kết hợp giữa bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt và nguồn gốc chung của các cư dân Bách việt là có thật. Chiến tranh về tự vệ ngày càng trở nên ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng ở thời đại Hùng vuơng và công cuộc chống lũ lụt để xây dựng đời sống nông nghiệp định cư , bảo vệ địa bàn cư trú thời ấy cũng là có thật.
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo? Vai trò của nó?
GV mở rộng: Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện cổ dân gian gắn liền với quan niệm, tín ngưỡng của người xưa về thế giới.
VD: Quan niệm về các thế giới như trần gian âm phủ, thuỷ phủ. Về sự đan xen giữa thế giới thần và thế giới người. Quan niệm vạn vật đều có linh hồn.
+ Gọi học sinh đọc ghi nhớ
*) Hoạt động 4:
? Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở VN cũng giải thích nguồn gốc dân tộc như truyện: "Con Rồng, cháu Tiên"?
? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
- Học sinh đọc
- Học sinh trình bày theo SGK
- Văn bản được chia làm 3 đoạn: 
 + Đoạn 1: Từ đầu đ Long Trang: "Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ".
 + Đoạn 2: Tiếp theo đ lên đường: "Việc sinh con và chia con của Lang Liêu và ÂC"
 + Đoạn 3: Phần còn lại: "Sự trưởng thành của các con Lang Liêu và ÂU".
- Thể loại truyền thuyết.
- Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.. 
- Học sinh tóm tắt
- Lạc Long Quân: Con trai thần Long Nữ, mình rồng, sức khoẻ vô địch.
đ Thần có tài năng phi thường: diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, khai phá vùng biển, vùng rừng núi, vùng đồng bằng.
- Âu Cơ: Thuộc dòng thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.
đ Kỳ lạ, đẹp đẽ, lớn lao.
đ ý kiến cá nhân
Thảo luận nhóm theo bàn, cử đại diện trả lời:
- Có nguồn gốc cao quý: thuộc nòi Rồng, dòng Tiên
- Lạc Long Quân có tài năng và sức khoẻ phi thường; Âu Cơ “xinh đẹp tuyệt trần”
- Có công với dân: “Diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi”
- Sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 con trai.
- Bọc trăm trứng biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng của người Việt.
- Con nào con ấy hồng hào, đệp lạ thường.
- 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi để cai quản các phương: kẻ trên cạn, người dưới nước.
đ Lý giải sự phân bố dân cư ở nước ta.
- HS thảo luận và tìm dẫn chứng để chứng minh.
- HS đọc
- Việc thành lập nhà nước đầu tiên trong lịch sử.
- Phản ánh mối quan hệ và thống nhất của các cư dân người Việt thời xưa.
- Nghe
- Chi tiết không có thật được tưởng tượng và sáng tạo.
- Vai trò: Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đệp đẽ cua các nhân vật, sự kiện.
đ Thần kỳ hoá, tin yêu, tôn kính tổ tiên dân tộc mình. Tăng sức hấp dẫn cho truyện.
ị Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nội dung ta ở mọi miền đất nước
- Mường: Quả trứng to nở ra người.
- Khơ-me: Quả bầu mẹ.
đ Sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên nước ta.
I. giới thiệu văn bản
1. Chú thích:
(SGK - 7)
II. phÂn tíCH văn bản:
1. Bố cục:
- 3 phần.
- Thể loại: Truyền thuyết.
2. Phân tích:
a. Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ:
*) Nhân vật Lạc Long Quân:
- Là con thần Biển.
- Có phép lạ.
- Diệt yêu quái.
đ Vẻ đẹp anh hùng.
*) Nhân vật Âu Cơ
- Thuộc con thần Nông, xin đẹp tuyệt trần.
- Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi.
đ Phẩm chất đẹp đẽ, lớn lao.
b. Việc sinh con và ý nghĩa của việc chia con.
- Sinh ra bọc trăm trứng.
- Khoẻ mạnh, hồng hào, không cần cần ăn cũng lớn.
- 50 người con xuống biển, 50 người con xuống biển.
đ Sức mạnh của cộng đồng người Việt, lý giải sự phân bố dân cư ở nước ta.
c. Sự hình thành triều đại Hùng Vương:
- Thành lập nhà nước đầu tiên trong lịch sử.ư
iii. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Truyện nhằm giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam.
- Thể hiện lòng yêu nước, nguyện vọng đoàn kết thống nhất các dân tộc trên đất nước.
2. Nghệ thuật:
- Chi tiết tưởng tượng thần kỳ, kỳ ảo.
3. Ghi nhớ: 
(SGK - 8) 
Iv. Luyện tập:
1. Kể tên các truyện khác
2. Kể diễn cảm truyện: “Con Rồng, cháu Tiên”. 
	4. Củng cố:
	5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
	- Tập kể lại câu chuyện.
	- Học bài theo nội dung phân tích và nội dung bài học.
	- Soạn và tìm hiểu nội dung bài tiếp "Bánh chưng, bánh giầy".
---------------a b---------------	
Ngày soạn: 20/08/2010
Ngày giảng: /08/2010
Tiết 2
Văn bản: báNH chƯng, báNH giầY (Truyền thuyết)
(Tự học có hướng dẫn)
	A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Hiểu được nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh quan trọng trong dịp Tết.
	- Qua cách giải thích tác giả dân gian muốn đề cao sản phẩm nông nghiệp, đề cao nghề trồng trọt, chăn nuôi và mơ ước có một đấng minh quân thông minh giữ cho dân ấm no, đất nước thái bình.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc , tìm hiểu ý nghĩa của truyện, kỹ năng tự học.
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc.
B. Chuẩn bị
	- Thầy: Bài soạn, tranh.
	- Trò : Bài chuẩn bị. 
c. tiến trình giờ dạy:
	1. ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Phân tích nhân vật LLQ và ÂC? Qua câu chuyện truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" em hiểu gì về truyền thống dân tộc ta?
	- HS trả lời theo ND ghi trong vở và ND ghi nhớ của bài.
	3. Giảng bài mới:
	a) Dẫn vào bài:
	Bánh chưng, bánh giầy là một thứ hương vị không thể thiếu trong ngày Tết. Nguồn gốc của hai thứ bánh này có từ đâu sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b) Các hoạt động dạy và học:
HOạT ĐÔNG CủA THầY
HOạT ĐộNG CUả TRò
NộI DUNG 
- GV hướng dẫn cách đọc: chậm rãi, tình cảm.
? Truyện gồm những sự việc chính nào?
- GV yêu cầu HS kể truyện.
- Hướng dẫn tìm hiểu 1 số từ khó.
- Gọi HS đọc "Từ đầu đ có Tiên Vương chững giám".
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh ntn?
? ý định chọn người nối ngôi của Vua Hùng ntn?
? Qua cách chọn người nối ngôi đã giúp em hiểu điều gì về vị vua này?
GV: Vua Hùng đưa ra hình thức để chọn người nối ngôi... Thời gian trôi đi, ngày lễ Tiên Vương sắp đến. Ai sẽ là người làm vừa ý vua? chúng ta theo dõi phần tiếp theo của truyện.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn: "Các lang đ lễ Tiên Vương"
? Đoạn truyện kể về sự việc gì?
? Trong đoạn truyện trên chi tiết nào em thường gặp trong các truyện cổ dân gian?
GV: Đây là chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian. Trong các truyện dân gian khác ta cũng thấy sự có mặt của các chi tiết trên.
? Em hãy kể 1 vài chi tiết trong các truyện dân gian khác?
? Theo em, chi tiết trên có giá trị ntn với truyện dân gian?
Giáo viên: Lễ Tiên Vương đã trở thành cuộc đua tài giữa 20 người con trai của Vua. Trong cuộc đua tài đó Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.
? Trong lúc ấy, điều kỳ lại nào đã đến với Lang Liêu?
? Vì sao chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
? Trong giấc mộng, thần đã cho Lang Liêu biết điều gì?
? Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho Lang Liêu cách làm bánh?
? Lang Liêu có hiểu ý thần không?
Giáo viên: Lang Liêu đã hiểu giá trị lao động của nghề nông: Nhờ gạo mà dân ấm no, nước hùng mạnh, đủ sức chống giặc, giữ yên bờ cõi.
? Qua việc Lang Liêu làm ra 2 thứ bánh, em có cảm nhận gì về nhân vật này?
? Theo em, vì sao vua lại chọn bánh của Lang Liêu?
GV: Đó cũng chính là chặng đường thử thách, cụ thể là thử thách về mặt trí tuệ mà nhân vật trong truyện dân gian trải qua. Qua đó thể hiện tài năng của nhân vật.
? Nhân dân ta sáng tác truyện này nhằm giải thích điều gì?
? Truyện có ý nghĩa ca ngợi ai? Đề cao điều gì?
? Nêu ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết của nội dung ta?
? Trong truyện, em thích nhất chi nào? Vì sao?
Hướng dẫn HS phần đọc thêm.
Gọi 2 đến 3 HS đọc.
HS khác nhận xét.
1/ Nhân lúc về già, Vua Hùng thứ 7 trong ngày lễ Tiên V ... hụ, hợm mình, coi thường kẻ khác
?Từ đó, em nhận xét gì về tính cách Dế Mèn?
- Kiêu căng, tự phụ, xấu
?Em thấy hành động và tính cách Dế Mèn có gì đáng yêu và có gì đáng phê phán.
- Đẹp: Về hình dáng khỏe mạnh, đầy sức sống, ở tính yêu đời, tự tin.
Chưa đẹp : huênh hoang...
2. Bài học đường đời đầu tiên
?Mang tính kiêu căng vào đời. Dế Mèn đã gây ra chuyện gì để phải ân hận suốt đời?
- Khinh thường Dế Choắt, gây sự với chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?
?Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, tính nết Dế Choắt?
- Như gã nghiện thuốc phiện.
- Cánh ngắn ngủn, râu 1 mẫu, mặt mũi ngẩn ngơ.
- Hôi như cú mèo.
- Có lớn mà chẳng có khôn.
?Lời Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt có gì đặc biệt?
- Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù trạc tuổi nhau
?Như thế, dưới mắt Dế Mèn, Dế Choắt hiện ra ntn?
- Rất xấu xí, yếu ớt, lười nhác, đáng khinh.
?Thái độ đó tô đậm tính cách gì của Dế Mèn?
đ Kiêu căng
?Hết coi thường Dế Choắt, Dế Mèn lại gây sự với Cốc. Vì sao Mèn dám gây sự với Cốc to lớn hơn mình?
- Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ
?Em hãy nhận xét cách gây sự của Dế Mèn qua câu hát?
- Xác xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.
?Việc Dế Mèn dám gây sự với chị Cốc khỏe hơn mình gấp bội có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao?
- Ngông cuồng. Vì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Dế Choắt.
?Kẻ phải trực tiếp chịu hậu quả của trò đùa này là Dế Choắt. Nhưng Dế Mèn có chịu hậu quả không? Nếu có thì là hậu quả gì?
- Mất bạn láng giềng.
- Bị Dế Choắt dạy cho bài học nhớ đời.
- Suốt đời phải ân hận vì lỗi lầm của mình
?Thái độ Dế Mèn diễn biến như thế nào từ khi Dế Choắt chết?
- Hối hận, xót thương
- Quỳ xuống, nâng Dế Choắt lên mà than, đắp mộ to cho Dế Choắt, đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
?Thái độ ấy cho ta hiểu thêm gì về Dế Mèn?
- Còn có tình đồng loại, biết ăn năn, hối lỗi.
?Theo em, sự ăn năn, hối lỗi của Dế Mèn có cần thiết không?
- Có thể tha thứ không?
- Cần, vì kẻ biết lỗi sẽ tránh được lỗi.
- Có thể tha thứ, vì tình cảm Dế Mèn rất chân thành.
- Cần nhưng khó tha thứ vì hối lỗi cũng không cứu được mạng người đã chết
?Cuối truyện là hình ảnh Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ bạn. Em thử hình dung tâm trạng Dế Mèn lúc này?
- Cay đắng vì lỗi lầm của mình, xót thương Dế Choắt, mong Dế Choắt sống lại, nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình.
- Dế Mèn: Kiêu căng, biết hối lỗi.
- Choắt: yếu đuối, biết tha thứ.
- Cốc : Dễ tự ái, nóng nảy.
đ Các truyện : Đeo nhạc cho mèo, Hươu và Rùa.
- Bài học về thói kiêu căng.
- Bài học về tình thân ái.
?ssSau tất cả các sự việc trên, nhất là sau khi Choắt chết, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Theo em, đó là bài học gì?
G. Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác, khiến mình phải ân hận suốt đời.
- Nên biết sống, đoàn kết với mọi người, đó là bài học về tình thân ái. Đây là 2 bài học để trở thành người tốt từ câu chuyện Dế Mèn.
- Bài học về thói kiêu căng
- Bài học về tinh thần ái.
- Nghe
- Miêu tả loài vật sinh động, chính xác.
- Ngôi kể: 1
- Lời văn : Chân thực, hấp dẫn.
* Ghi nhớ.
Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài trong VB này?
- Cách miêu tả vật sinh động, ngôn ngữ miêu tả chính xác, kể chuyện từ ngôi 1.
đ Văn chân thực hấp dẫn
ơ
IV. Luyện tập.
1. Viết đoạn văn 5,6 câu về cảm nhận của em qua nhân vật Dế Choắt về câu nói cuối đời và cái chết thảm thương của nó.
2. Viết đoạn văn 4 - 5 câu về tâm trạng của Mèn trước nấm mồ Choắt.
3. Vẽ 1 bức chân dung Dế Mèn. Tự đặt đầu đề.
D. Hướng dẫn
1. Học và làm BTVN
2. Soạn "phó từ"
 Ngày soạn :
 Ngày dạy : Tiết 75
 phó từ
I. Mục tiêu cần đạt:
* Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm phó từ.
- Hiểu, nhớ ý nghĩa phó từ.
- Đặt câu có phó từ thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
II. chuẩn bị
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án.
Học sinh : Đọc kỹ bài, ôn lại các từ loại, CDT, CĐT, CTT đã học.
IiI. Tiến trình lên lớp
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
1. Kể tên những từ loại đã học ở lớp 6.
2. Phần phụ trước - phụ sau của CDT thuộc loại từ gì?
 - Số từ, chỉ từ, định từ
C. Giới thiệu bài
* Giới thiệu bài:
Vậy phó từ là gì? ý nghĩa của nó ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu.
 * Tiến trình bài giảng
Nội dung cần đạt
Hoạt Động của GV
- Hoạt Động của HS
GV treo bảng phụ chép sẵn các ví dụ sgk.
?Các từ in đậm bổ xung ý nghĩa cho từ nào? Những từ được bổ xung thuộc từ loại nào?
GV-Những từ in đậm trên được gọi là những phó từ .
- H tự trả lời qua bảng phụ
- ĐT: Đi, ra, thấy, soi...
- TT: To, ưa, bướng, lỗi lạc
1. Khái niệm:
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ ,tính từ để bổ xung,ý nghĩa cho động từ tính từ.
* Ghi nhớ.(sgk)
?Vậy em hiểu phó từ là gì
GV cho học sinh đọc ghi nhớ sgk
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ ,tính từ để bổ xung,ý nghĩa cho động từ tính từ.
Học sinh đcj ghi nhớ sgk
Quy ước các phó từ là X, những ĐT & T.T là Y, hãy vẽ mô hình từng trường hợp cụ thể?
- X + Y : đã đi, cũng ra...
- Y + X : soi gương được, to ra
2. Vị trí:
- Đứng trước hoặc sau, ĐT, TT
XY ằ YX
Em có nhận xét gì về vị trí của phó từ ?
- Phó từ có thể đứng trước hoặc sau CĐT, CTT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT 
GV treo bảng phụ chép 3 ví dụ sgk.
Yêu cầu học sinh quan sát các ví dụ sgk.
?Tìm các phó từ bổ sung cho các ĐT, TT in đậm
Chóng + lắm = YX
Đừng trêu = XY
Phải sợ = XY
Không trông thấy : XY
Trông thấy : XY
II. Các loại phó từ.
?Điền các phó từ đã tìm được ở phần I, II vào bảng phân loại.
a. Các phó từ : đã, cũng, vẫn, chưa thật, được, rất, ra, lắm, đừng, không, đang...
GV cho học sinh điền các loại phó từ vào bảng đã kẻ sẵn ở bảng phụ
b. Phân loại:
- Chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ, sắp...
- Mức độ: rất, thật, lắm, khí, khá, quá, cực kỳ, hơi
- Tiếp diễn: Đều, cũng, vẫn.
- Phủ định: cứ, còn, nữa, cùng.
- Phủ định: Không, chưa, chẳng.
- Cầu khiến: Hãy, đừng, chớ.
- Kết quả, hướng: mất, được, ra, đi.
- Chỉ khả năng : được.
Ghi nhớ (SGK/14
?Chỉ ra vị trí của những phó từ?
- H. đọc ghi nhớ.
III.Luyện tập 
1Bài tập 1
2.Bài tập 2
?Tìm và nêu TD của các phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ xung cho động từ ,tính từ ý nghĩa ghì?
?Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị cốc dẫn đến các chết thảm thương của dế choắt bằng 1 đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu .Chỉ ra 1 phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ ấy để làm gì.
a. C1 : Đã (Chỉ quan hệ thời gian).
C2: Không (Sự phủ định)
còn (Sự tiếp diễn)
C4 : đã (chỉ thời gian)
C5: Đều(chỉ sự tiếp nhận)
C6 : Đương, sắp : chỉ thời gian lại (chỉ sự tiếp diễn) ra (chỉ kết quả và hướng)
C7 : cũng : tiếp diễn
sắp : (thời gian)
C8 : đã (chỉ thời gian)
C9: Cũng (chỉ sự tiếp diễn)
sắp : chỉ thời gian.
b. Đã : chỉ thời gian .
Được : Kết quả
D. Hướng dẫnvề nhà.
- Làm BT3
Học thuộc ghi nhớ.
Soạn: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
Ngày soạn : 	Tiết : 76
Ngày dạy : 
tìm hiểu chung về văn miêu tả
I. Mục tiêu cần đạt:
* Giúp học sinh:
- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào 1 số thao tác chính nhằm tạo lập VB này.
- Nhận diện bài văn, đoạn văn miêu tả.
- Hiểu các tình huống dùng văn miêu tả.
II. chuẩn bị
Giáo viên : Soạn bài, tìm đoạn văn mẫu.
Học sinh : Đọc kỹ bài, trả lời câu hỏi HD.
IiI. thực hiện
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ:
1. Nhắc lại thế nào là văn miêu tả?
2. Em đã được học mấy loại văn miêu tả?
 C. Bài mới:
* giới thiệu bài 
* Tiến trình bài giảng:
I. Thế nào là văn miêu tả
- VD1
GV treo bảng phụ có chép sẵn các tình huống sgk.
?Trên con đường em đi học, em gặp 1 người khách hỏi thăm đường về nhà, đang phải đến trường. Làm thế nào để người khách nhận ra được nhà em.
- Tả con đường (dấu hiệu nhận biết : Cột điện, ngã rẽ, cây to, nhà mầu gì, cổng ntn...?)
?Em cùng mẹ đi cửa hàng mua áo, trước rất nhiều áo khác nhau, treo trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo em định mua?
- Kiểu dáng áo.
- Màu áo.
- Vị trí áo.
?Một hs lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là người ntn? Em phải làm gì để HS ấy hình dung ra hình ảnh người lực sĩ?
- Tả chân dung người lực sĩ.
- Nét mặt
- Cơ bắp
- Hình khối
VD 2 :
GV yêu cầu hs đọc 2 đoạn văn miêu tả 2 chú dế.
- Đọc 2 đv miêu tả Dế mèn, dế choắt.
- Dế mèn.
- Dế Choắt
?Những chi tiết và hình ảnh miêu tả 2 chú dế? Hai đoạn văn giúp em hình dung đặc điểm nổi bật của 2 chú dế?
- Dế mèn : Càng, chân kheo, vuốt, cánh, răng, râu. Động tác ra oai, khoe sức mạnh, vẻ đẹp
đ Chàng dế thanh niên cường tráng, tự tin, yêu đời, đẹp.
- Dế Choắt:
+ người gày gò, dài lêu nghêu, cánh, càng bè bè, nặng nề , râu : cụt, mặt: ngẩn ngơ.
+ ĐT ảnh so sánh : Như chàng nghiện, như người cởi trần mặc gile...
đ Xấu xí, ốm đau, yếu đuối
* Ghi nhớ : SGK/16
?Những tình huống và đoạn văn trên chính là văn miêu tả? Nhận xét thế nào là văn miêu tả? 
đ Văn miêu tả rất cần thiết trong đời sống con người và văn chương.
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc ,người nghe hình dung những đặc điểm ,tính chất nổi bật của một sự việc ,con người ,phong cảnh. 
.II. Luyện tập Bài tập 1.
1. Đọc - Trả lời câu hỏi.
Hãy đọc và trả lời câu hỏi?
- Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của SV, con người và quang cảnh được miêu tả qua 3 đv, đthơ trên.
- Đ1 : Chân dung Dế mèn được nhân hóa, khỏe, đẹp trẻ trung: càng mẫn bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt.
- Đ2 : Hình ảnh Lượm gầy nhỏ, nhanh nhẹn, vui vẻ, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chích.
- Đ3 : Cảnh hồ ao, bờ bãi sau 1 trận mưa lớn. T/g loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
2 Bài tập 2
A,Tả cảnh mùa đông
Nếu phải viết 1 bài văn tả
a. Cảnh mùa đông đến ở quê hương, em sẽ nêu những đặc điểm nổi bật nào?
- Sự thay đổi của trời, mây cỏ, mặt đất, vườn gió, mưa, không khí , con người.
+ Thời tiết : Lạnh lẽo.
+ Đêm dài, ngày ngắn...
+ Bầu trời : âm u, như thấp xuống, ít trăng sao, nhiều mây và sương mù.
+ Cây cối : Trơ trọi, khẳng khiu, lá vàng rụng...
+ Mùa của hoa...
b. Tả khuôn mặt mẹ
D. Hướng dẫn về nhà
1.Bài tập 1
b. Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em: Nếu tả khuôn mặt mẹ thì em chú ý đặc điểm nổi bật nào?
GV yêu cầu học sinh đọc bài đọc thêm
- Sáng và đẹp : lam lũ, vất vả.
- Hiền hậu và nghiêm nghị.
- Vui vẻ hay lo âu, trăn trở.
- Mắt? Miệng? Trán?...
"- Đọc kỹ đoạn "Lá rụng
2. Bài tập 2.
- Viết hoàn chỉnh phần b (Luyện tập)
Tả khuôn mặt mẹ
Những biện pháp NT được sử dụng rất thành công ở đây?
Cảm nhận của em về đoạn văn đó?
- Tìm đọc "Đất rừng phương Nam" - Đoàn Giỏi. Lọc ra những đoạn văn miêu tả.
- Soạn "Sông nước Cà Mau".

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6(36).doc