Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 125 đến 129 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 125 đến 129 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- í nghĩa của việc bảo vệ mụi trường.

- Tiếng núi đầy tỡnh cảm và trỏch nhiệm đối với thiờn nhiờn, mụi trường sống của vị thủ lĩnh Xi- ỏt- tơn.

2. Kĩ năng:

- Biết cỏch đọc ,tỡm hiểu nội dung văn bản nhật dụng .

- Cảm nhận được tỡnh cảm tha thiết với mảnh đất quờ hương của vị thủ lĩnh Xi- ỏt- tơn.

- Phỏt hiện và nờu được tỏc dụng của một số biện phỏp tu từ trong văn bản.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường quanh ta.

II. CHUẨN BỊ :

- GV:Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án trên Powerpoint

- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK

III. TIẾN TRÌNH :

1. Kiểm tra:

- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa con người và thiên nhiên của người da đỏ ?

- Em thấy mình có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường ?

2. Bài mới

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 125 đến 129 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng.6a6b.. 
 Tiết 125: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- í nghĩa của việc bảo vệ mụi trường.
- Tiếng núi đầy tỡnh cảm và trỏch nhiệm đối với thiờn nhiờn, mụi trường sống của vị thủ lĩnh Xi- ỏt- tơn.
2. Kĩ năng:
- Biết cỏch đọc ,tỡm hiểu nội dung văn bản nhật dụng .
- Cảm nhận được tỡnh cảm tha thiết với mảnh đất quờ hương của vị thủ lĩnh Xi- ỏt- tơn.
- Phỏt hiện và nờu được tỏc dụng của một số biện phỏp tu từ trong văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường quanh ta.
II. Chuẩn bị :
- GV: 
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK
III. Tiến trình :
1. Kiểm tra:
- Vì sao nói cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử ?
2. Bài mới
* Giới thiệu bài : Năm 1854, tổng thống thứ 14 của Mĩ là Phreng- klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Tù trưởng Xi- át- tơn của bộ lạc da đỏ Đu- oa- mix và Su- qua mix đã viết bức thư trả lời tỏ ý không muốn bán mảnh đất quê hương của mình cho người da trắng mặc dù người da đỏ rất nghèo. Tại sao lại như vậy ? bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và hiểu chú thích
GV hướng dẫn đọc: Lời lẽ trong bức thư có tính chất như một tuyên ngôn, vì vậy cần đọc bằng một chất giọng mạnh mẽ, khúc chiết.
GV đọc mẫu đoạn 1
HS đọc tiếp/ Lớp nhận xét 
GV:Hoàn cảnh ra đời bức thư ?
GV:Lưu ý các chú thích 1,3,4, 8, 10,11
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản 
GV:Bức thư có mấy phần ? ( 3 phần)
HS đọc đoạn đầu.
GV:Tác giả đã nêu mối quan hệ giữa người và đất của người da đỏ như thế nào?
(Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ là một phần của chúng tôi: Đất là bà mẹ, hoa là chị, là em, tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nõi cha ông )
GV:Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
HS: trả lời
GV:Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nữa ? Em hãy tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn?
HS: tỡm/ trỡnh bày
GV:Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì?
HS:Thiên nhiên gần gũi, gắn bó và cần thiết với con người
GV: Thiên nhiên với người da đỏ gắn bó rất thân thiết, như những người con trong một gia đình: cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy. Đó là quê hương đã gắn bó giống nòi bao đời nên nó là máu thịt của họ. Thiên nhiên và môi trường của người da đỏ là những điều hết sức thiêng liêng. 
GV:Trong đoạn đầu bức thư có những từ nào lặp lại?
HS: tỡm/ trỡnh bày
GV:Dùng từ lặp như vậy có ý nghĩa gì ?
HS: phỏt biểu /nhận xột
GV:Từ "Mỗi" lặp lại nhấn mạnh ý nghĩa của đất đai thấm đượm trong từng đơn vị nhỏ bé và đơn lẻ- Sự gắn bó vô cùng bền chặt, sâu sắc.
* Luyện tập: Viết một đoạn văn ngắn nói về môi trường ở địa phương em 
I. Đọc văn bản , hiểu chú thích 
1. Đọc văn bản:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Phần đầu bức thư :
- Đất là mẹ của người da đỏ
- Hoa là chị, em 
- Người, mỏm đá, chú ngựa ... cùng chung một gia đình.
 -> Nghệ thuật nhân hoá 
- Nước óng ánh ... là máu 
- Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.
 -> So sánh
ị Nhờ sự so sánh và nhân hoá, mối quan hệ của đất với người da đỏ thể hiện bằng sự gắn bó như những người thân trong gia đình. Đó là điều hết sức thiêng liêng. 
3. Củng cố :
- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa con người và thiên nhiên của người da đỏ ?
- Em thấy mình có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường ?
4. Hướng dẫn:
- Đọc lại toàn bài, nắm được mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người của người da đỏ.
- Soạn bài, tìm hiểu phần còn lại.
.
Ngày giảng.6a6b.. 
 Tiết 126 : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- í nghĩa của việc bảo vệ mụi trường.
- Tiếng núi đầy tỡnh cảm và trỏch nhiệm đối với thiờn nhiờn, mụi trường sống của vị thủ lĩnh Xi- ỏt- tơn.
2. Kĩ năng:
- Biết cỏch đọc ,tỡm hiểu nội dung văn bản nhật dụng .
- Cảm nhận được tỡnh cảm tha thiết với mảnh đất quờ hương của vị thủ lĩnh Xi- ỏt- tơn.
- Phỏt hiện và nờu được tỏc dụng của một số biện phỏp tu từ trong văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường quanh ta.
II. Chuẩn bị :
- GV:Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án trên Powerpoint
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK
III. Tiến trình :
1. Kiểm tra:
- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa con người và thiên nhiên của người da đỏ ?
- Em thấy mình có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường ?
2. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1: Học sinh nhắc lại nội dung học giờ trước
GV:Phần đầu lá thư tác giả nêu mối quan hệ giữ thiên nhiên với con người của người da đỏ như thế nào ?
HS:Thiên nhiên là quê hương, máu thịt của người da đỏ, là những điều thiêng liêng của họ
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp phần cũm lại của văn bản.
HS đọc phần giữa lá thư
GV:Đoạn văn nêu vấn đề gì?
GV cho học sinh thảo luận nhóm (nhóm bàn trong 5') GV phát phiếu học tập
GV giao nhiệm vụ: Chỉ ra sự đối lập trong cách sống, thái độ đối với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ về đất đai, cảnh vật, không khí và muông thú ?
HS:Đại diện nhóm trình bày/ Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận (Trình chiếu)
GV:Tác giả sử dụng những nghệ thuật gì? tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này ?
( So sánh, nhân hoá, lặp , phép đối:
* Sự khác biệt trong cách sống của người da trắng và người da đỏ.
* Thái độ bảo vệ thiên nhiên, đất đai, môi trường.
* Bộc lộ những lo âu của người da đỏ khi đất đai, thiên nhiên, môi trường thuộc về người da trắng.)
GV:Qua đó, những lo âu về đất đai, môi trường tự nhiên bị xâm hại cho em hiểu gì về cách sống của người da đỏ ?
 Trình chiếu trang tàn phá thiên nhiên
GV:Bức tranh có nội dung gì ?
(Cảnh bắn giết động vật của người da trắng, cảnh tác hại của phá hoại thiên nhiên dẫn đến đất đai nứt nẻ, cảnh động vật bị bắn giết trái phép, cảnh tàn phá rừng để xây dựng)
GV:Em có suy nghĩ gì qua quan sát những cảnh trên ?
( Không giết hại động vật trái phép, phải bảo vệ thiên nhiên, môi trường để có được không khí trong lành)
GV: Người da đỏ yêu mảnh đất quê hương như máu thịt nên thủ lĩnh Xi-át- tơn đã kiến nghị với người da trắng trong phần cuối bức thư.
GV:Thủ lĩnh Xi- át- tơn đã kiến nghị những gì với người da trắng ?
- Về đất đai ?
- Về không khí ?
- Về loài vật ?
GV:Em hiểu thế nào về câu nói " Đất là mẹ"?
Trình chiếu Đáp án: Đất là mẹ.
GV:Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì khác với các đoạn trên?
HS:Chứa đựng tình cảm, triết lí, khoa học. Giọng vừa thống thiết, vừa đanh thép, hùng hồn)
 ( Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài, cái gì con người làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình
GV: Tư tưởng nổi bật trong đoạn văn là luận điểm: Đất là mẹ. Quan niệm xuyên suốt ấy giúp đề cập đến hàng loạt hệ quả. Điều gì sảy ra với đất là sảy ra với những đứa con của đất.
HĐ3: Hướng dẫn học tổng kết văn bản
GV:Văn bản đã thể hiện sự quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người ?
GV:Văn bản thành công nhờ những biện pháp nghệ thuật nào ?
GV:Giải thích vì sao bức thư ra đời cách đây hơn 1 thế kỉ nay vẫn được coi là văn bản hay nhất về thiên nhiên, môi trường ?
Trình chiếu lời giải thích
HĐ4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
GV trình chiếu bài tập (củng cố)
HS lựa chọn phương án trả lời
GV trình chiếu đáp án.
I. Đọc văn bản:
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Phần đầu lá thư:
2. Phần giữa lá thư: Sự khác biệt trong cách sống, trong thái độ đối với đất đai, thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ 
Nội dung
Người da đỏ
Người da trắng
Đất đai
 Là những người anh em 
Là bà mẹ
 Cư xử như vật mua được, tước đoạt được, bán đi
Thiên nhiên cảnh vật
Say sưa với: Tiếng lá cây lay động âm thanh êm ái của cơn gió thoảng
Chẳng có nơi nào yên tĩnh
Chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ
Không khí
 Quý giá, là của chung
Chẳng để ý gì
Muông thú
Chỉ giết để duy trì sự sống
Bắn chết cả ngàn con
-> Nghệ thuật so sánh, đối lập, nhân hóa, điệp ngữ:
-> Tôn trọng sự hoà hợp với thiên nhiên, yêu quý và đầy ý thức bảo vệ môi trường, tự nhiên như mạng sống của mình.
3. Phần cuối thư :
Kiến nghị:
+ Đất đai:
- Phải biết kính trọng đất đai
- Hãy khuyên bảo: Đất là mẹ.
+ Không khí:
- Vô cùng quý giá.
- Phải giữ gìn và làm cho nó trở thành một nơi thiêng liêng.
+ Với loài vật: Phải đối xử với muông thú như anh em.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:
3. Củng cố :	
Đọc kĩ và đánh dấu vào ý trả lời đúng của những câu hỏi sau:
1. Bức thư đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó?
A.Tàn sát những người da đỏ; B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ;
C.Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và MT sống; D.Xâm lược các dân tộc khác.
2. Việc sử dụng yếu tố trùng điệp trong bài văn có ý nghĩa gì?
A. Nhấn mạnh ý cần diễn tả; B. Thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người viết
C. Tạo cho câu văn giàu nhịp điệu, giàu sức thuyết phục; D. Gồm cả 3 ý (A, B, C).
3. Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong bức thư này là gì?
A. Bảo vệ thiên nhiên môi trường; B. Bảo vệ di sản văn hóa;
C. Phát triển dân số; D. Chống chiến tranh
- GV trình chiếu hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong lành và hình ảnh thiên nhiên bị tàn phá.
- Qua học văn bản và quan sát tranh, Theo em, bức thư trên có ý nghĩa ntn đối với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày nay? Trách nhiệm của mỗi người trong việc này ?
4. Hướng dẫn:
- Học kĩ bài, nắm được nội dung bài học.
- Hiện nay, thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam cũng đang bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng. Em hãy viết một bức thư gửi cho ông bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường để kiến nghị về tình trạng trên.
- Nhớ được cỏc hỡnh ảnh đặc sắc của văn bản.
- Sưu tầm một số bài viết về bảo vệ thiờn nhiờn, mụi trường.
- Chuẩn bị bài : Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
.
Ngày giảng.6a6b.. 
Tiết 127: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
( tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cỏc loại lỗi do đặt cõu thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ
- Cỏch chữa lỗi do đặt cõu thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ
2. Kĩ năng:
- Phỏt hiện cỏc lỗi do đặt cõu thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Chữa được cỏc lỗi trờn, đảm bảo phự hợp với ý định diễn đạt của người núi.
3. Thái độ: 
- Giúp học sinh nhận thức đúng về tác dụng của việc sử dụng câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, đúng với ngữ ngh ... ạnh ra, cặp mắt nảy lửa như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. 
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Xác định CN,VN:
a. CN: Cầu; VN: đổi tên ...
b. CN: Lòng tôi; VN: lại nhớ ...
c. CN: Tôi; VN: cảm thấy chiếc cầu...
2. Bài tập 2: Viết thêm CN,VN:
a. Mỗi khi tan trường, HS xếp hàng đi ra cổng.
b. Ngoài cánh đồng, lúa đã bắt đầu chín.
c. Giữa cánh đồng lúa chín, các bác nông dân đang gặt lúa.
d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, mọi người chạy ùa ra đón.
3. Bài tập 3: Chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa các câu sau:
- Các câu sai: Thiếu CN,VN 
- Chữa lại: Thêm CN,VN
a - ... , hai chiếc thuyền đang bơi.
b -..., chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc.
c - ..., ta nên xây dựng bảo tàng cầu Long Biên.
3. Củng cố:
- Khi viết văn, HS thường mắc những lỗi gì?
- Em cần chú ý điều gì khi viết văn?
4. Hướng dẫn:
- Làm bài tập 4
- Tỡm cỏc vớ dụ cú cõu sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đỳng
- Xem lại cách viết đơn, chuẩn bị cho tiết luyện tập.
.
Ngày giảng.6a6b.. 
Tiết 128: Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi về đơn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cỏc lỗi thường mắc phải khi viết đơn(về nội dung và hỡnh thức)
- Cỏch sửa lỗi thường mắc khi viết đơn
2. Kĩ năng:
- Phỏt hiện và sửa đượccỏc lỗi sai thường gặp khi viết đơn.
- Rốn kĩ năng viết đơn theo đỳng nội dung quy định.
3. Thái độ: 
- Thấy được tác hại của việc viết đơn sai và có ý thức sửa lỗi.
II. Chuẩn bị :
- GV: 
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK
III. Tiến trình :
1. Kiểm tra:
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các lỗi thường mắc khi viết đơn.
HS đọc các đơn ghi trong SGK
GV:Đơn 1 mắc lỗi gì? 
HS :Thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ
 Thiếu địa điểm, ngày, tháng
 Thiếu mục ai gửi đơn
 Đơn gửi ai ghi chưa rõ
 Chưa kí tên)
GV: khẳng định / hướng dẫn HS sửa lại
GV:Đơn 2 mắc lỗi gì?
HS: trả lời/ nhận xột
GV:Cách sửa lỗi như thế nào ?
HS: nờu cỏch chữa
GV:Đơn 3 mắc lỗi gì ?
HS: Trình bày sự việc chưa thành thực: Cách trình bày chưa rõ; Sắp xếp lộn xộn; Nguyện vọng không chính đáng, bởi lẽ: Sốt cao li bì không thể ngồi dậy được thì không thể viết đơn được, như vậy là dối trá, đơn phải do phụ huynh viết mới hợp lí
GV: Em hãy chữa lại cho đúng ?
HS:Thay tên học sinh bằng tên phụ huynh
HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập viết đơn.
HS đọc yêu cầu bài tập 1,2
HS làm bài theo 2 nhóm
- Nhóm 1: Viết đơn theo yêu cầu bài 1
- Nhóm 2: viết đơn theo yêu cầu bài 2
GV hướng dẫn học sinh cách viết đơn, yêu cầu đối với từng lá đơn:
Đề 1: Nhất thiết phải có lời cam kết tuân theo quy chế dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ điện.
Đề 2: Có thể gửi người đội trưởng hay hiệu trưởng nhà trường, có sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm lớp.
HS trình bày / Nhận xét chéo 
GV nhận xét có thể ghi điểm
I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn 
* Đơn 1 : 
- Thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ
- Thiếu địa điểm, ngày, tháng
- Thiếu mục ai gửi đơn
- Đơn gửi ai ghi chưa rõ
- Chưa kí tên
* Đơn 2:
- Cách trình bày chưa rõ
- Sắp xếp lộn xộn
- Nguyện vọng không chính đáng
* Đơn 3:
 Trình bày sự việc chưa thành thực
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
3. Củng cố:
 Nhắc lại lỗi thường mắc trong khi viết đơn?
4. Hướng dẫn:
- Xem lại các đơn trong bài, tránh những lỗi dễ mắc khi viết đơn. 
- Thu thập một số đơn mẫu làm tài liệu học tập.
- Soạn bài: Động Phong Nha.
.
Ngày giảng.6a6b.. 
Tiết 129: Động Phong Nha
 (Trần Hoàng)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và tiềm năng phỏt triển du lịch của động hpong nha.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ mụi trường, danh lam thắng cảnh.
- Tớch hợp với phần văn để một bài làm văn miờu tả
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý, tự hào và biết giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh .
II. Chuẩn bị :
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án trên Powerpoint
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK
III. Tiến trình :
1. Kiểm tra:
2. Bài mới
 Các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam gồm: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Thánh địa Mĩ Sơn, Phố Cổ Hội An, Nhã nhạc Cung Đình Huế, Cồng Chiêng Tây Nguyên và cả quần thể rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Nói đến di sản Phong Nha – Kẻ Bàng không thể không nói đến động Phong Nha. Để biết tại sao động Phong Nha lại được công nhận là di sản văn hoá thế giới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này qua văn bản " Động Phong Nha" của tác giả Trần Hoàng. 
Hoạt động của thầy và TRò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: 
GV hướng dẫn đọc
GV đọc mẫu một đoạn - gọi học sinh đọc tiếp đến hết - Nhận xét giọng đọc
GV lưu ý học sinh chú thích 1, 2, 8, 10
Trình chiếu chú thích.
GVgiải thích “Phong Nha”.( “Phong”: nhọn; lược.“Nha”:răng.-> Động Phong Nha là động răng nhọn hay còn gọi là động răng lược Ú Ví với hình dáng các thạch nhũ trong động.
HĐ2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản:
GV:Văn bản có bố cục mấy phần ? nội dung từng phần ?
Trình chiếu bố cục văn bản
GV:Em hãy cho biết Động Phong Nha nằm ở đâu?
GV trình chiếu lược đồ Tỉnh Quảng Bình và vị trí động Phong Nha 
GV: liên hệ với các hang động khác ( Động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long, động Hương Tích ở chùa Hương) -> động Phong Nha được coi là " Đệ nhất kì quan".
GV:Để vào chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động chúng ta có thể đi thế nào?
HS: trả lời
GV: Hai con đường đều có phong cảnh hết sức tươi đẹp. Có thể nói bức tranh phong cảnh hữu tình trên đường đến với rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã gây sự chú ý nơi du khách. 
Trình chiếu đoạn phim động Phong Nha
GV:Động Phong Nha có mấy bộ phận ?
Trình chiếu động khô và động nước.
GV:Tác giả miêu tả động khô như thế nào ? Tại sao lại gọi là động khô ?
HS: Xưa vốn là một dòng sông, nay nước đã cạn kiệt - Gọi theo đặc điểm của động
GV:Cảnh động khô gợi em liên tưởng đến những hang động nổi tiếng nào mà em biết ?
HS: trả lời
GV:Nhận xét của em về cách miêu tả động khô của tác giả ?
GV:Động nước được miêu tả như thế nào ?
GV:Động nước được kể và tả qua những chi tiết nào ? (hình ảnh, màu sắc, âm thanh )
Trình chiếu hình ảnh, màu sắc của động 
GV:Cách miêu tả động nước có gì khác với cách miêu tả động khô ?
HS: trả lời
GV:Để miêu tả vẻ đẹp đó tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
(Miêu tả theo trình tự không gian ( từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể ); Biện pháp liệt kê.( hình khối, màu sắc, âm thanh); So sánh độc đáo, gợi hình ảnh)
GV:Nhận xét của em về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn văn ?
HS: trả lời
GV:Qua đây em nhận xét gì về vẻ đẹp của động Phong Nha ?
GV giới thiệu bài thơ Tố Hữu viết về động Phong Nha - Trình chiếu bài thơ
GV:Nhà thám hiểm người Anh đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha ?
GV:Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó 
HS: trả lời
GV:Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm Hội đị lí Hoàng gia Anh, họ đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha ?
HS: trả lời
GV:Vậy với vẻ đó, động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì ?
HS: trả lời
GV:Để động Phong Nha nói riêng và các danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung luôn tươi đẹp, mỗi chúng ta cần làm gì? 
HS: trả lời
 GV chiếu đoạn phim những lời phát biểu của người dân Quảng Bình 
GV: Những suy nghĩ trên đây của lãnh đạo và nhân dân Quảng Bình cũng chính là suy nghĩ của tất cả những người dân Việt Nam. Nếu người dân Quảng Bình tự hào về động Phong Nha thì tất cả chúng ta luôn tự hào vì ở đâu trên đất nước ta cũng có cảnh đẹp với:
 " Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
 Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
 Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."
Hay: " Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"
Và càng tự hào bao nhiêu thì chúng ta lại càng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần đó bấy nhiêu.
HĐ3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
GV:Qua văn bản em hiểu gì về động Phong Nha?
HS: trả lời
GV: Nhờ những biện pháp nghệ thuật nào giúp em hiểu về vẻ đẹp của động Phong Nha 
HS: trả lời
GV: chốt
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc văn bản
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
- Bố cục: 3 phần
1. Vị trí động Phong Nha và hai con đường vào dộng.
- Vị trí: Động Phong Nha: thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), được coi là “Đệ nhất kì quan” thiên nhiên.
- Đường vào động: Hai con đường
+ Đường thủy: Ngược dòng sông Gianh rồi đi vào sông Son là đến nơi.
+ Đường bộ: Theo đường số 2 đến bến sông Son rồi đi thuyền khoảng ba mươi phút là đến.
2. Cảnh tượng động Phong Nha:
* Có 2 bộ phận: động khô và động nước.
+ Động khô: Cao 200m, có vòm đá trắng vân nhũ, có vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
-> Miêu tả khái quát
+ Động nước: Có một con sông dài chảy qua, sông sâu, nước trong.
- Hình ảnh: thạch nhũ hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, tiên ông đánh cờ...
- Màu sắc: Lóng lánh như kim cương, phong lan xanh biếc.
- Âm thanh: nước gõ long tong, tiếng nói như tiếng đàn, tiếng chuông.
-> Miêu tả chi tiết, sử dụng những từ ngữ có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
-> Động Phong Nha mang vẻ đẹp huyền bí, kì ảo, quyến rũ, mời gọi
3. Giá trị du lịch của động Phong Nha.
- Là động dài nhất và đẹp nhất thế giới.
- Động có 7 cái nhất:
1. Hang động dài nhất.
2. Cửa hang cao và rộng nhất.
3. Bãi cát, bãi đá rộng, đẹp nhất.
4. Có những hồ ngầm đẹp nhất.
5. Hang khô rộng và đẹp nhất.
6. Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất.
7. Sông ngầm dài nhất.
 -> Hứa hẹn nhiều tiềm năng, đặc biệt là du lịch.
III. Tổng kết:
- Nội dung:
- Nghệ thuật:
3. Củng cố :
- Sau khi học bài văn, nếu được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu về động Phong Nha như thế nào ?
Trình chiếu sơ đồ củng cố kiến thức.
4. Hướng dẫn
- Chuẩn bị nội dung để giới thiệu về “đệ nhất kỡ quan” Phong Nha với khỏch du lịch ( viết đoạn văn giới thiệu động Phong Nha theo cảm nhận của bản thân.)
- Ôn lại nội dung bài học, soạn bài " Ôn tập về dấu câu"
.
Ngày giảng.6a6b.. 
 Tiết 129: Ôn tập về dấu câu
 (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cụng dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và sử dụng đỳng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết.
- Phỏt hiện và chữ đỳng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 
3. Thái độ: 
- Có ý thức nâng cao việc dùng dấu kết thúc câu.
II. Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ phần I SGK
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK
III. Tiến trình :
1. Kiểm tra:
2. Bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.doc