Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần dạy số 2

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần dạy số 2

THÁNH GIÓNG (TIẾT 1)

(TRUYỀN THUYẾT )

I. MỤC TIÊU : Giúp HS

 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiểu biểu truyện “Thánh Gióng” .

 Kể lại được truyện .

 - Hiểu được quan niệm và mơ ước của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước .

 - Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt truyện ,tìm hiểu ,phân tích nhân vật trong truyền thuyết.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV : Thiết kế bài giảng, tranh Thánh Gióng . Bài thơ về Thánh Gióng

2. HS : Đọc văn bản . Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 1. Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số .

 2. Kiểm tra bài cừ :(4’)

- Nêu ý nghĩa truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?

- Nêu chi tiết mà em thích nhất trong truyện“Bánh chưng ,bánh giầy”và giải thích vì sao?

 3. Bài mới : GV giới thiệu bài

 Nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện khá sinh động hình tượng nhân vật Gióng qua đoạn thơ:

 “ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng

 Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân

 Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

 Nhổ bụi tre làng đuổi Giặc Ân”.

 Truyền thuyết “Thánh Gióng”là một trong những truyện cổ hay của nhân vật dân ta thời xưa

 về chủ đề đánh giặc cứu nước .

 

doc 12 trang Người đăng thu10 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần dạy số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/8/2010 Tuần 2
Ngày dạy :24/8/2010 Tiết 5
THÁNH GIÓNG (TIẾT 1)
(TRUYỀN THUYẾT )
I. MỤC TIÊU : Giúp HS 
 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiểu biểu truyện “Thánh Gióng” . 
 Kể lại được truyện .
 - Hiểu được quan niệm và mơ ước của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước .
 - Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt truyện ,tìm hiểu ,phân tích nhân vật trong truyền thuyết.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV : Thiết kế bài giảng, tranh Thánh Gióng . Bài thơ về Thánh Gióng 
2. HS : Đọc văn bản . Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
 1. Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số .
 2. Kiểm tra bài cừ :(4’)
- Nêu ý nghĩa truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?
- Nêu chi tiết mà em thích nhất trong truyện“Bánh chưng ,bánh giầy”và giải thích vì sao?
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 Nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện khá sinh động hình tượng nhân vật Gióng qua đoạn thơ: 
 “ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng
 Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân
 Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
 Nhổ bụi tre làng đuổi Giặc Ân”.
 Truyền thuyết “Thánh Gióng”là một trong những truyện cổ hay của nhân vật dân ta thời xưa 
 về chủ đề đánh giặc cứu nước .
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
20’
15’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CHUNG.
 - Giáo viên nêu rõ yêu cầu đọc.
 - Giọng đọc, lời hồi hộp đoạn Gióng ra đời.
 - Đọc dõng dạc, đĩnh đạc, trang nghiêm ở đoạn Gióng trả 
 lời sứ giả
 - Cả làng nuôi Gióng  đọc giọng hào hứng phấn khởi
 - Gióng đánh giặc đọc với giọng khẩn trương, mạnh mẽ,
 nhanh, gấp.
 - Đoạn cuối : giọng nhẹ nhàng, thanh thản, xa vời, 
 huyền thoại.
 - Đọc kĩ đoạn Gióng đánh giặc.
 - Học sinh đọc theo 4 đoạn.
 - Giáo viên nhận xét uốn nắn cách đọc . trong d©n gian. §©y lµmoät
Học sinh đọc chú thích SGK
Cần chú ý thêm:
 - Tục truyền : phổ biến truyền miệng trong dân gian. Đây là
 một trong những từ ngữ thường mở đầu các truyện dân gian.
 - Tâu : Báo cáo, nói với vua
 - Tục gọi là : thường gọi là
H. Mạch kể chuyện có thể ngắt làm mấy đoạn nhỏ ? 
 ý chính của mỗi đoạn ?
 - Học sinh tự phân đoạn, phát biểu.
H. Nhân vật trung tâm của truyền thuyết này là ai ? 
 Vì sao?
* Nhân vật trung tâm là Gióng từ cậu bé làng Gióng kỳ lạ
 trở thành Thánh Gióng. Đây là hình tượng nhân vật được
 xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, tạo nên
 sức hấp dẫn đối với truyện thơ.
H. Khi nghe kể chuyện “Thánh Gióng” em nhớ nhất chi 
 tiết nào? Vì sao ?
GV gợi ý: 
 + Gióng đòi đi đánh giặc: Gióng bỗng nói được, câu nói 
 đầu tiên là đòi đi đánh giặc .
 + Gióng được nuôi lớn để đi đánh giặc vì Gióng rất khoẻ,
 lớn nhanh, vươn vai một cái đã trở thành tráng sĩ ...
H. Em hiểu gì về tên truyện “Thánh Gióng” ?
 + Truyện về người anh hùng làng Gióng có công đánh 
 giặc cứu nước được nhân dân thờ phụng như bậc thánh .
 + Tên truyện thể hiện thái độ tôn vinh người anh hùng 
 làng Gióng của nhân dân ta .
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN
H. Em hãy giới thiệu sơ lược về nguồn gốc ra đời của 
 Thánh Gióng?
H. Một đứa bé được sinh ra như Gióng là bình thường hay 
 kì lạ?
H. Vì sao nhân dân ta muốn sự ra đời của Gióng kì lạ 
 như thế?
GV gợi ý : Trong quan niệm dân gian đã là bậc anh hùng 
 thì phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện kể cả lúc mới được 
 sinh ra . 
H. Ra đời kì lạ nhưng Gióng lại là con của bà mẹ nông 
 dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức . Em nghĩ gì về 
 nguồn gốc của Gióng? 
I . TÌM HIỂU CHUNG.
1. Đọc
2. Kể
3. Chú thích:
4. Bố cục: 4 đoạn
- Đoạn 1. Sự ra đời kỳ lạ của
 Gióng.
- Đoạn 2. Gióng gặp sứ giả,
 cả làng nuôi Gióng.
- Đoạn 3. Gióng cùng nhân
 dân chiến đấu và chiến
 thắng giặc Ân.
- Đoạn 4. Gióng bay về trời.
II . TÌM HIỂU VĂN BẢN
1.Sự ra đời kì lạ của Thánh 
 Gióng.
- Bà mẹ dẫm lên vết chân to,
 lạ ngoài đồng và thọ thai
- Mẹ mang thai 12 tháng mới 
 sinh Gióng . 
- Lên ba vẫn không biết nói,
 không biết cười, đặt đâu
 nằm đấy . 
= > Gióng là con của một người nông dân lương thiện; Gióng gần gũi với mọi người ; Gióng còn là người anh hùng của nhân dân . 
4 . CỦNG CỐ : (3’) 
 - Kể diễn cảm câu chuyện .
 - Thánh Gióng ra đời có gì kì lạ?
5 . DẶN DÒ: (2’)
- Soạn bài: THÁNH GIÓNG phần tiếp theo. Đọc phần ghi nhớ SGK. 
- Đọc lại văn bản và kể được truyện .
Ngày soạn:23/8/2010 Tuần 2
Ngày dạy : 24/8/2010 Tiết 6
THÁNH GIÓNG (TIẾT 2)
 (TRUYỀN THUYẾT)
 I. MỤC TIÊU : Giúp HS 
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiểu biểu truyện “Thánh Gióng” . 
 Kể lại được truyện.
- Hiểu được quan niệm và mơ ước của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước .
- Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt truyện , tìm hiểu , phân tích nhân vật trong truyền thuyết.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV : Thiết kế bài giảng, tranh Thánh Gióng . Bài thơ về Thánh Gióng 
2. HS : Đọc văn bản . Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ :(4’) 
 - Kể diễn cảm câu truyện Thánh Gióng.
 - Sự ra đời của Thánh Gióng có gì kì lạ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài (TT)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
20’
5’
10’
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN
H. Câu nói đầu tiên của Gióng là câu nói nào ? Với ai ? 
 Trong hoàn cảnh nào ? 
HS.- Gióng nhờ mẹ ra gọi sứ giả vào để nói chuyện
- Câu nói đầu tiên với sứ giả là lời yêu cầu cứu nước, là niềm
 tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm. Giọng nói đĩnh đạc, 
 đàng hoàng, cứng cỏi lạ thường. Chi tiết kỳ lạ, nhưng hàm 
 chứa một sự thật rằng ở một đất nước luôn bị giặc ngoại 
 xâm đe dọa thì nhu cầu đánh giặc cũng luôn thường trực từ
 tuối ấu thơ, đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc.
H. Tiếng nói đầu tiên là đi đánh giặc của Gióng “Ta sẽ 
 đánh tan lũ giặc này”.Tiếng nói đó có ý nghĩa gì ? 
H. Gióng đòi ngựa sắc roi sắt để đi đánh giặc . 
 Điều đó có ý nghĩa gì?
HS. Đánh giặc cần lòng yêu nước nhưng cần cả vũ khí sắc 
 bén để thắng giặc .
HS. Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất
 của Gióng, cũng là của nhân dân ta .Ý thức nhất là vận 
 mệnh của dân tộc; Câu nói toát lên niềm vui chiến 
 thắng đồng thời thể hiện sức mạnh tự cường của dân tộc
 ta . 
GV . Lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ. Nhưng khi nước
 nhà gặp cơn nguy biến, họ sẵn sàng tham gia cứu nước
 đầu tiên...
H. Truyện kể rằng từ sau khi gặp sứ giả Gióng lớn 
 nhanh như thổi.Có gì kì lạ trong cách lớn của Gióng?
HS. Ăn nhiều vẫn không no , áo vừa may đã đứt chỉ . 
H. Trong dân gian còn truyền tụng những câu ca về sức 
 ăn uống phi thường của Gióng: 
 Ăn bảy nong cơm, ba nong cà 
 Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông 
H. Điều đó nói lên suy nghĩ gì của nhân dân về người anh 
 hùng đánh giặc? 
HS. Người anh hùng là người khổng lồ trong mọi sự việc 
 kể cả việc ăn uống; ước mong Gióng lớn nhanh để kịp 
 đánh giặc giữ nước .
H. Gióng lớn lên bằng cơm gạo của làng .Theo em điều 
 đó có ý nghĩa gì?
HS.
 - Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân .
 + Sức mạnh dũng sỹ của Gióng được nuôi dưỡng từ những 
 cái bình thường, giản dị
 + Đó cũng là sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân tương 
 ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi Tổ quốc bị đe dọa.
= >Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cộng đồng .
Giáo viên : Ngày nay ở hội Gióng nhân dân vẫn tổ chức
 cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng à hình thức tái hiện
 quá khứ rất giàu ý nghĩa.
Giáo viên nói nhanh về chi tiết Gióng vươn vai thành
 tráng sĩ.
GV cho HS xem tranh và kể lại đoạn Gióng đánh giặc.
H. Chi tiết roi sắt gãy, Gióng lập tức nhổ từng bụi tre,
 vung lên thay gậy quật túi bụi vào giặc có ý nghĩa gì ?
H. Nhận xét cách kể, tả của dân gian ?
GV bình : Cả những vật bình thường nhất của quê hương 
 cũng cùng Gióng đánh giặc, như Bác Hồ nói: “Ai có 
 súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm , không có
 gươm thì dùng cuốc, thuổng , gậy gộc ”
GV treo tranh HS nhìn tranh kể phần kết của truyện?
H. Sau khi đánh tan giặc “Gióng cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả 
 người lẫn ngựa bay về trời .”
 Cách kể truyện như vậy có dụng ý gì ? 
 Tại sao tác giả lại không để Gióng về kinh đô nhận 
 tước phong của vua hoặc chí ít cũng về quê chào mẹ già
 đang mỏi mắt chờ mong ?
GV. Hình ảnh :
 Cúi đầu từ biệt mẹ
 Bay khuất giữa mây hồng
 (Huy Cận)
 Đẹp như một giấc mơ
HOẠT ĐỘNG 3 .TÌM HIỂU Ý NGHĨA TRUYỆN
H. Hình tượng Thánh Gióng cho em những suy nghĩ gì 
 về quan niệm và ước mơ của nhân dân? 
GV bình : Gióng là hình mẫu lí tướng của nhân dân về 
 người anh hùng đánh giặc: Vừa thật vĩ đại, thật bình 
 thường . Gióng là hình ảnh khổng lồ, rực rỡ nhất , tượng
 trưng cho lòng yêu nước của nhân dân ta từ buổi đầu lịch 
 sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc .
HOẠT ĐỘNG 4. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP
H. Những dấu tích lịch sử nào còn sót lại đến nay, chứng 
 tỏ câu chuyện trên không hoàn toàn là 100% truyền
 thuyết?
H. Bài học gì được rút ra từ truyền thuyết Thánh Gióng?
HS. Đọc ghi nhớ SGK
II . TÌM HIỂU VĂN BẢN
2.Tiếng nói đầu tiên của 
 Gióng là đòi đi đánh giặc 
- Biểu lộ lòng yêu nước sâu
 sắc của Gióng, thể hiện 
 niềm tin chiến thắng . 
Þ Đánh giặc cứu nước là ý
 chí của toàn dân tộc .
3.Cả làng, cả nước nuôi 
 nấng, giúp đỡ Gióng chuẩn
 bị ra trận
- Gióng ăn khỏe, bao nhiêu
 cũng không đủ: Cơm ăn
 mấy cũng không no, áo vừa
 may đã đứt chỉ .
Þ Ứớc mong Gióng lớn 
 nhanh để đánh giặc cứu 
 nước.
4.Gióng cùng toàn dân chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm
Đoạn kể,, tả cảnh Gióng đánh giặc thật hào hứng. Gióng đã cùng dân đánh giặc, chủ động tìm giặc mà đánh
à Chi tiết này rất có ý nghĩa : Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả vũ khí tự tạo bên đường. Trên đất nước này, cây tre đằng ngà, ngọn tầm vông cũng có thể thành vũ khí đánh giặc.
- Cảnh giặc thua thảm hại
- Cả nước mừng vui, chào đón chiến thắng
= > Cách kể, tả của dân gian thật gọn gàng, rõ ràng, ngắn gọn mà cuốn hút.
5. Kết truyện
Gióng bay lên trời từ đỉnh Sóc Sơn.
- Ra đời phi thường à ra 
 đi cũng phi thường
- Chứng tỏ Gióng đánh giặc là
 tự nguyện không gợn chút
 công danh. Gióng là con của
 thần thì nhất định phải về
 trời.... àNhân dân yêu mến,
 trân trọng muốn giữ mãi
 hình ảnh người anh hùng, 
 à Gióng trở vị cõi vô biên
 bất tư. 
III. Ý NGHĨA TRUYỆN 
- Gióng là hình ảnh tiêu biểu rực rở của người anh hùng đánh giặc cứu nước . 
- Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc . 
III. TỔNG KẾT, LUYỆN 
 TẬP.
1. Ý nghĩa lịch sử.
- Hùng Vương phong Gióng 
 là Phù ĐổngThiên Vương.
- Tre đằng ngà vàng óng,
 đầm,hồ... ở ngoại thành Hà
 Nội,
 Sóc Sơn... là ... ên chốt : 2 từ mượn được dùng ở đây rất 
 phù hợp tạo nên sắc thái trang trọng cho câu văn
H. Hãy tìm những từ ghép Hán Việt có yếu tố sĩ
 đứng sau ?
H. Các em có hay xem phim truyện dã sử của Trung
 Quốc không? Có gặp các từ trượng, tráng sĩ trong
 lời thuyết minh hay lời đối thoại của các nhân vật
 không ?
H. Vậy 2 từ ấy là từ mượn của tiếng nước nào ?
H. Xác định các từ Hán Việt trong 2 câu thơ sau :
 Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
 Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
GV HD thực hiện bài tập 2 SGK .
 HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
 (1) Em có nhận xét gì về cách viết của các từ gạch 
 chân trong nhóm? Vì sao có cách viết khác nhau 
 như vậy?
 (2) Những từ đó có nguồn gốc từ những thứ tiếng 
 nước ngoài nào?
HS. Trả lời T, GV nhận xét : 
- Có từ được viết như từ Thuần Việt, có từ phải có 
 gạch ngang để nối các tiếng .
- Có cách viết khác nhau như vậy là vì: Từ viết giống 
 như từ Thuần Việt là do đã được việt hoá cao . 
 Từ cần có gạch nối giữa các tiếng là từ mượn chưa 
 được Việt hoá cao .
(3) Những từ còn lại trong nhóm từ có nguồn gốc từ 
 ngôn ngữ nào? 
H. Từ bài tập trên, hãy cho biết 
 - Từ mượn là gì? 
 - Bộ phận quan trọng nhất trong vốn từ mượn 
 tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng nước nào? 
 Nêu cách viết từ mượn Ấn - Âu?
HS. Đọc ghi nhớ SGK /25 
HOẠT ĐỘNG 2 . NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ
GV treo bảng phụ .
HS. Đọc đoạn trích ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
H. Những điều Bác Hồ dạy có mấy ý chính?
H.Mặt tích cực của việc mượn từ là gì ?
H. Mặt tiêu cực của việc lạm dụng từ mượn từ là 
 gì ? Liên hệ thực tế ?
Giáo viên chốt :
- Khi cần thiết Tiếng Việt chưa có hoặc khó dịch thì
 phải mượn.
- Khi Tiếng Việt đã có từ thì không nên mượn tùy tiện.
HS. Thực hiện phần ghi nhớ SGK /25
I.TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ 
 HÁN VIỆT .
1 . Các từ Hán Việt: 
 Trượng, tráng sĩ.
 - Tráng sĩ : Người có sức 
 mạnh cường tráng, mạnh mẽ 
 hay làm việc lớn .
 - Trượng: Đơn vị đo độ dài 
 bằng mười thước Trung Quốc
 cổ (0,33), hiểu là rất cao . 
Ví dụ:
- Hiệp sĩ, thi sĩ, dũng sĩ, chiến
 sĩ, bác sĩ, chí sĩ, nghệ sĩ...
à Từ mượn tiếng Trung Quốc
 Cổ, được đọc theo cách phát âm
 Của người Việt nên gọi là từ 
 Hán Việt.
2. 
(1 ) Từ vay mượn tiếng Hán: 
 Sứ giả, buồm, điện , giang sơn,
 gan . 
(2) Từ vay mượn ngôn ngữ 
 khác: Tivi , xà phòng ,mít 
 tinh,ra-đi-ô, xô viết ,
 in- tơ –nét. 
Þ Những từ trên có nguồn gốc 
 từ các ngôn ngữ:Anh , Pháp , 
 Nga 
(3) Những từ còn lại (giang sơn,
 sứ giả ) có nguồn gốc từ 
 tiếng Trung Quốc, tiếng Hán 
 cổ.
* GHI NHỚ SGK /25 
II. NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ
- Mượn từ là một cách làm giàu
 TiếngViệt.
- Lạm dụng việc mượn từ sẽ làm
 cho Tiếng Việt kém trong sáng
- Nhiều biểu hiện lạm dụng tiếng
 nước ngoài, có khi còn viết sai
 rất ngớ ngẩn.
* GHI NHỚ.SGK /25
HOẠT ĐỘNG 3. (12’) HDHS LUYỆN TẬP 
Bài tập 1/25 
Mượn tiếng Hán: Vô cùng, ngạc nhiên , tự nhiên , sính lễ.
Mượn tiếng Hán : Gia nhân . 
Mượn tiếng Anh : Pốp ,Mai-Cơn –Giắc –Xơn,In-tơ –nét . 
Bài tập 2/25
Khán giả: Người xem (Khán: xem , giả : người)
Thính giả: Người nghe (Thính : nghe )
Độc giả: Người đọc (độc: đọc )
Yếu điểm: Điểm quan trọng (Yếu : quan trọng) 
Yếu lược: Tóm tắt điều quan trọng (lược : tóm tắt) 
Bài tập 3/25 
Tên các đơn vị đo lường: mét,lít , ki –lô- mét, ki-lô-gam 
Tên các bộ phận xe đạp: Ghi đông, gác-đờ –bu, phê đan
Tên một số đồ vật: Ra-đi –ô, vi-ô-lông, sa-lông,xích , ghi- đông 
Bài tập bổ trợ: Bảng phụ 
 Tìm những từ Thuần Việt đồng nghĩa với những yếu tố Hán Việt tương ứng trong các câu ca dao 
 sau và chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đó: 
 - Con kiến đất leo cây thục địa 
 Con ngựa trời ăn cỏ chỉ thiên 
 Chàng mà đố được, gái thuyền quyên theo về .
 - Con rắn mà lặn qua xà 
 Con gà mà mổ bông kê 
 Chàng đà đối được, thiếp phải về hôm nay. 
4 . CỦNG CỐ : (3’) 
 - Thế nào là từ Thuần Việt? Từ mượn?
 - Nêu nguyên tắc mượn từ?
5. DẶN DÒ : (2’) 
 - Học thuộc ghi nhớ . Hoàn thành các bài tập 
 - Chuẩn bị bài mới: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
 + Đọc kĩ văn bản .Trả lời các câu hỏi SGK.
 + Nắm được thế nào là văn bản tự sự? 
Ngày soạn:26/8/2010 Tuần 2
Ngày dạy :27/8/2010 Tiết 8
I. MỤC TIÊU . Giúp HS:
 - Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự .
 - Nắm được thế nào là văn bản tự sự .Tích hợp văn bản “Thánh Gióng”.
 - Nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã, đang và sắp học.
 Bước đầu tập viết, tập nói văn bản tự sự.
 - Rèn luyện kĩ năng tìm chi tiết trong văn tự sự . 
II . CHUẨN BỊ : GV : Đọc, thiết kế bài giảng.
 HS : Đọc bài, trả lời các câu hỏi SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
 1.Ổn định tổ chức: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
 Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm , nguyện vọng nào đó một cách đầy đủ , trọn vẹn cho 
 người khác hiểu thì em phải làm như thế nào?
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài .
 Trong giao tiếp hàng ngày các em đã kể chuyện cho bạn bè nghe, kể cho cha mẹ nghe 
 những câu chuyện mà bạn bè hoặc cha mẹ quan tâm .Các em cũng được ông bà, cha mẹ kể 
 cho nghe những câu chuyện lí thú . Thế nào là tự sự, đó là nội dung bài học hôm nay.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
20’
15’
HOẠT ĐỘNG 1. HDHS TÌM HIỂU Ý NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ .
HS. Đọc câu 1 phần I SGK /82
H. Hằng ngày các em có kể chuyện và nghe người 
 khác kể chuyện không? Kể những chuyện gì ?
* Lưu ý HS : Kể chuyện cổ tích, chuyện đời thường và 
 chuyện sinh hoạt . 
H. Theo em , người nghe muốn biết điều gì và người 
 kể phải làm gì?
HS. Đọc yêu cầu câu 2 phần I .SGK.
H. Truyện “Thánh Gióng” là một văn bản tự sự .Văn 
 bản tự sự này cho ta biết điều gì?
HS. Truyện kể về ai? Ở thời điểm nào? Làm việc gì? 
H. Diễn biến của các sự việc, kết quả ra sao ? 
 ý nghĩa của sự việc như thế nào?
GV. Cho từng HS kể lại từng sự việc, lưu ý việc nào 
 trước việc nào sau .
H. Vì sao có thể nói truyện “Thánh Gióng” là truyện 
 ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
GV. HDHS xem phần ý nghĩa truyện để trả lời .
H. Em hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau 
 của truyện?
H. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các sự việc?
GV gợi ý : Cho HS hiểu thế nào là của chuyện có đầu có
 cuối: Việc xảy ra trước thường là nguyên nhân dẫn 
 đến việc xảy ra sau cho nên có vai trò giải thích cho 
 việc sau: Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế
 nào? Kết thúc ra sao? 
H . Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy nghĩ rút ra 
 đặc điểm của phương thức tự sự?
GV. Tóm tắt phần ghi nhớ 
HS. Đọc ghi nhớ SGK /28
HOẠT ĐỘNG 6. HDHS LÀM BÀI TẬP 
GV. Củng cố lại kiến thức về ý nghĩa chung của phương
 thức biểu đạt văn tự sự . 
- Phương thức tự sự thể hiện ở chỗ: Trình bày một chuỗi sự việc có quan hệ mật thiết với nhau,có mở đầu, có kết thúc nhằm thể hiện 1 ý nghĩa.
GV. Chia lớp học làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm mỗi bài 
 tập 1,2,3.SGK/28.
* Nhóm 1 . Câu 1/28 . HS đọc mẫu truyện 
 “Ông già và thần chết”.
 Cho biết trong truyện này phương thức tự sự thể
 hiện như thế nào?
* Nhóm 2 .Câu 2/28.
HS đọc bài thơ “Sa bẫy” 
Bài thơ “Sa bẫy”có phải là VB tự sự không?
Em hãy kể lại câu chuyện bằng miệng 
* Nhóm 3 Câu 3/28 .
Hai VB : “Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3” ; và “Người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược” có phải là văn bản tự sự không?Vì sao ? 
Tự sự ở đây có vai trò gì?
HS. Thảo luận, đại diện nhóm trình bày , HS dưới lớp 
 theo dõi, bổ sung.
GV . Theo dõi, nhận xét , bổ sung. Kết luận .
HS. Đọc yêu cầu của bài tập 4.
Em hãy kể lại và giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là “Con Rồng cháu Tiên”?
GV gợi ý, định hướng :
HS phải biết lựa chọn chi tiết và sắp xếp để giải thích
 một tập quán (Không cần sử dụng nhiều chi tiết cụ 
 thể mà chỉ cần tóm tắt)
HS. Trình bày miệng, các HS khác làm vào vở , sau đự
 nhận xét bổ sung .
GV . Nhận xét định hướng 
GV. HD , gợi ý bài tập 5/30 .HS làm ở nhà .
I. Ý NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ .
1. Trong đời sống ta thường 
 gặp những câu hỏi :
- Bà kể chuyện cổ tích cho cháu
 nghe đi .
- Cậu kể cho mình biết Lan là 
 người như thế nào?
- Đối với người nghe : muốn 
 biết nội dung câu chuyện .
- Đối với người kể: Kể lại được
 một chuỗi sự việc có liên quan
 đến nhân vật, có mở đầu có 
 kết thúc để ta hiểu nội dung 
 truyện 
2. Truyện “Thánh Gióng” 
 Kể chuyện Thánh Gióng thời 
 Hùng Vương giúp dân đánh 
 giặc cứu nước .
* Diễn biến của các sự việc: 
- Bắt đầu: Sự ra đời kì lạ của 
 Gióng .
- Diễn biến: 
+ Gióng biết nói và nhận trách 
 nhiệm đánh giặc .
+ Gióng lớn nhanh như thổi .
+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ 
 ra trận .
+ Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp 
 bay về trời .
- Kết quả : Vua nhớ công ơn 
 phong danh hiệu, lập đền thờ;
 Dấu tích còn lại của Thánh 
 Gióng . 
* Ý nghĩa : 
- Gióng tiêu biểu cho người anh 
 hùng đánh giặc cứu nước . 
- Là biểu tượng lòng yêu nước . 
- Gióng mang trong mình nhiều 
 nguồn sức mạnh, tinh thần 
 cộng đồng dân tộc 
* GHI NHỚ. SGK /28
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/28.
Truyện “Ông già và thần chết” 
+ Sự việc 1: Ông già đẵn củi 
 Đẵn củi xong đường xa hết sức
 than thở và được thần chết
 mang đi .
+ Sự việc 2 : Thần chết đột ngột 
 xuất hiện thì lão sợ hãi, nói
 sang chuyện khác.Nhờ thần
 chết nhấc hộ bó củi lên cho lão 
+ Ý nghĩa : Dùng tiếng cười để
 khẳng định lòng ham sống của
 con người .
Bài tập 2/28 .Bài thơ “Sa bẫy”
- Bài thơ “Sa bẫy” là thơ tự sự .
- Bài thơ kể lại một sự việc: 
 Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy 
 bẫy chuột nhắc .Đêm bé Mây
 nằm mơ thấy chuột sa bẫy
 nhiều nhưng sáng ra kẻ sa bẫy
 lại là mèo .
Bài tập 3/28
* Văn bản 1 “Huế khai mạc trại
 điêu khắc quốc tế lần thứ 3” 
 Là một bản tin .
+ Nội dung : Kể lại cuộc khai
 mạc trại điêu khắc quốc tế lần 
 thứ 3 (chiều ngày 3/4/2002)
→Văn bản tự sự .
* Văn bản 2 : Là một đoạn văn 
 trong lịch sử 6.
+ Nội dung : Kể lại người Âu
 Lạc đánh tan quân Tần xâm 
 lược .
→ Văn bản tự sự .
Bài tập 4/30
Kể ngắn gọn :
 Tổ tiên người Việt xưa là các Vua Hùng .Vua Hùng đầu tiên do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra . Lạc Long Quân và Âu Cơ nòi tiên .Do vậy người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên
Bài tập 5/30
GVHDHS làm ở nhà .
4 . CỦNG CỐ: (3’) 
 Nêu đặc điểm của phương thức tự sự và mục đích giao tiếp của tự sự ?
5. DẶN DÒ (2’):
 - Học thuộc ghi nhớ SGK /28; Hoàn chỉnh bài tập 1,2,3,4,5.SGK/28/29/30.
 - Chuẩn bị bài mới :“SƠN TINH, THUỶ TINH” 
 + Đọc và kể tóm tắt truyện .
 + Đọc chú giải, trả lời các câu hỏi SGK 
 + Nêu được các ý cơ bản sau: + Phân chia bố cục .Nêu nội dung từng bố cục .
 + Nêu được nét nổi bật của 2 nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc