Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Tuần 4 Tiết14

CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

 Ngày soạn 17/9/07

MỤC TIÊU

Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :

- Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

Thái độ :

Kỹ năng :

Tập viết bài cho bài văn tự sự.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

SGK ; Giáo án

Học sinh :

Soạn bài; Phiếu học tập

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :

Kiểm tra bài cũ : ? Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự ?

Bài mới :

Đặt vấn đề :

Trong văn bản tự sự; sự việc và nhân vật là những yếu tố rất quan trọng để tạo thành một văn bản, nhưng không thể không có chủ đề. Vậy chủ đề của văn bản là như thế nào và ra sao, cách làm dàn bài của bài văn tự sự ntn, chúng ta sẽ đến với tiết học hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Tiết14
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Ngày soạn 17/9/07
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
- Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
2
Thái độ :
3
Kỹ năng :
Tập viết bài cho bài văn tự sự.
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK ; Giáo án 
2
Học sinh :
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Kiểm tra bài cũ : ? Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự ? 
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề : 
Trong văn bản tự sự; sự việc và nhân vật là những yếu tố rất quan trọng để tạo thành một văn bản, nhưng không thể không có chủ đề. Vậy chủ đề của văn bản là như thế nào và ra sao, cách làm dàn bài của bài văn tự sự ntn, chúng ta sẽ đến với tiết học hôm nay.
*
Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Chủ đề của bài văn tự sự.
GV : Gọi HS đọc bài văn trong SGK.
? ý chính của bài văn được thể hiện ở những lời nào? Vì sao em biết? Những ý ấy nằm ở đoạn nào của bài văn? 
? Sự việc trong phần tiếp theo thể hiện chủ đề như thế nào?
? Tuệ Tĩnh đã có hành động gì đáng chú ý ?
? Việc đó nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc ?
? Theo em 3 nhan đề trong SGK có thích hợp không ? Hãy nêu lý do.
TL : Cả 3 đều thích hợp nhưng có sắc thái khác nhau.
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
1. Chủ đề :( Bài văn trong SGK)
- Chủ đề( ý chính, vấn đề chính) của bài văn nằm ở hai câu đầu của bài. Các câu, đoạn sau là sự tiếp tục triển khai ý chủ đề. 
- Triển khai ý chủ đề: 
+ Từ chối chữa trị cho người nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ
+ Chữa ngay cho con trai người nông dân, vì nguy hiểm hơn.
đThái độ hết lòng cứu giúp người bệnh
? Hãy đặt nhan đề khác cho bài văn ?
TL : - Một lòng vì người bệnh
 - Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa bệnh cho ngời đó.
? Chủ đề của bài văn tự sự là gì ?
ị Chủ đề : là vấn đề chủ yếu mà người kể muốn thể hiện trong văn bản. 
Vị trí: có thể nằm ở phần đầu, phần cuối, phần giữa bài, hoặc có thể toát lên từ toàn bộ nội dung truyện mà không nằm hẳn trong câu nào.
Hoạt động 2: Dàn bài của bài văn tự sự 
? Các phần MB, TB, KB ở văn bản trên thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự ?
GV : Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
2. Dàn bài:
- MB : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- TB : Kể diễn biến của sự việc.
- KB : Kể kết cục của sự việc.
đKhông thể thiếu bất cứ một phần nào.
* Ghi nhớ : SGK Tr 45
Hoạt động 3 : Luyện tập
GV : gọi HS đọc truyện “Phần thưởng” và trả lời các câu hỏi (SGK).
II. Luyện tập :
1. Bài tập 1:
a. Chủ đề : Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm nó một vố. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó.
b. MB : câu 1, KB : câu cuối, TB : còn lại.
c. So sánh với truyện về Tuệ Tĩnh.
- MB bàiTuệ Tĩnh : nói rõ ngay chủ đề.
 MB bài Phần thưởng: Giới thiệu tình huống.
- KB cả 2 bài đều hay, sự việc đều có kịch tính, bất ngờ.
+ KB bài Tuệ Tĩnh có sức gợi, bài hết mà thầy thuốc bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới.
+ KB bài “Phần thưởng” : viên quan bị đuổi ra, còn người nông dân được thưởng.
- Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu truyện 
“Phần thưởng” bất ngờ ở cuối truyện .
d. Sự việc thân bài thú vị ở chỗ : lời 
cầu xin thương hại lạ lùng và kết thúc bất ngờ...
IV
Củng cố - Dặn dò:
- Nắm được cách phát hiện chủ đề và dàn bài. Đồng thời biết cách xây dựng chủ đềvà dàn bài trong làm văn.
- Về nhà : học bài ; làm bài tập 2 (SGK).
- Soạn tiết : “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 14.doc