MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.
- Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
2. Kĩ năng: Mắc mạnh điện theo sơ đồ; Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, Ampe kế; Xử lí đồ thị
3. Thái độ: Trung thực; Cẩn thận; yêu thích môn học.
Tuần 1: Ngày soạn 14/08/2011 Tiết 1 Ngày dạy 15/08/2011 Chương I: Điện học Bài 1: sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. - Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm. - Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn 2. Kĩ năng: Mắc mạnh điện theo sơ đồ; Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, Ampe kế; Xử lí đồ thị 3. Thái độ: Trung thực; Cẩn thận; yêu thích môn học. B. PHƯƠNG PHáP Gợi mở, đàm thoại, nêu vấn đề, tổ chức nhóm HS C. Chuẩn bị: Đối với mỗi nhóm Học sinh Đối với giáo viên -1Ampe kế; 1 Vôn kế; 1 nguồn điện; 1 khoá; 7 đoạn dây dẫn; 1 điện trở mẫu. -Dụng cụ cho các nhóm - Dự kiến khả năng xảy ra C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của hS Hoạt động của giáo viên Ghi bảng 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới: +Trả lời câu hỏi của GV 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn: + Tìm hiểu sơ đồ mạch điện H 1.1 Sgk-4. Trả lời câu hỏi của GV +Tiến hành TN: -Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ1.1 Sgk-4 -Tiến hành đo, ghi các kết quả đo được vào B1. -Thảo luận nhóm để trả lời C1 Sgk-4 3. Hoạt động 3: Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận: +Từng HS đọc phần thông báo về dạng đồ thị Sgk-5 trả lời CH của GV. +Tiến hành vẽ đồ thị: (C2 Sgk-5). +Thảo luận nhóm: Nhận xét dạng đồ thị, rút ra kết luận. 4.. Hoạt động 4: Vận dụng -Củng cố -Hướng dẫn về nhà: a.Củng cố: + Từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi của GV. b.Vận dụng: +Từng HS trả lời câu hỏi C5 Sgk-5. c.Học tập ở nhà: -Nắm vững kết luận về mối quan hệ giữa I và U. -Vận dụng trả lời câu hỏi C3, C4 Sgk-5. -Chuẩn bị Tiết 2: Điện trở của đây dẫn Định luật Ôm -Để đo Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn cần dùng dụng cụ gì? Nêu nguyên tắc dùng dụng cụ đó? -Để đo Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cần dùng dụng cụ gì? Nêu nguyên tắc dùng dụng cụ đó? +Quan sát H1.1 Sgk-4: -CH 1: Kể tên, nêu công dụng và cách mắc của từng bộ phận trong sơ đồ?. -CH 2: Chốt + của các dụng cụ đo điện có trong sơ đồ được mắc về phía điểm A hay điểm B?. +Theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ H1.1 Sgk-4. +Yêu cầu đại điện nhóm trả lời C1: Từ kết quả TN hãy cho biết khi thay đổi Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ ntn với Hiệu điện thế ? +Đồ thị biểu diễn sự thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế có đặc điểm gì? +HD HS xác định các điểm biểu diễn, vẽ một đường thẳng đi qua gốc tọa độ, đồng thời đi gần tất cả các điểm. +Đại diện nhóm nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U: +Nêu kết luận về mối quan hệ giữa Cường độ dòng điện (I) và Hiệu điện thế (U). +Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U có đặc điểm gì?. +ở lớp 7 ta đã biết, khi Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng cao và đèn càng sáng. Vậy Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có tỉ lệ với Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây đó không? +HD HS học tập ở nhà: -Nắm vững kết luận về mối quan hệ giữa I và U. -Vận dụng trả lời câu hỏi C3, C4 Sgk-5. -Chuẩn bị Tiết 2: Điện trở của đây dẫn Định luật Ôm I.Thí nghiệm: 1.Sơ đồ mạch điện: -H1.1 sgk-4: a.Các thiết bị: b.Cách mắc Vôn kế; Ampe kế: 2.Tiến hành thí nghiệm: a.Mắc mạch điện: H1.1 Sgk-4 b.Kết quả TN: Bảng 1 Sgk-4 Lần đo U(V) I(A) 1 2 3 4 5 c.Nhận xét: -Khi tăng (hoặc giảm) Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. II. Đồ thị biểu diễn sự thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế: 1.Dạng đồ thị: H1.2 Sgk-5 a.Cách vẽ đồ thị: b.Nhận xét: Nếu bỏ qua sự sai lệch nhỏ do phép đo thì các điểm O, B, C, D, E nằm trên đường thẳng đi qua gốc tọa độ. 2.Kết luận: -HĐT giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì CĐDĐ chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần III.Vận dụng: 1.C5 Sgk-5: 2.C4 Sgk-5: ****************************************** Tiết 2 Ngày soạn: 17/08/2011 Ngày dạy: 18/08/2011 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết được đơn vị của Điện trở và vận dụng được công thức tính Điện trở để giải bài tập.Phát biểu và viết được hệ thức của Định luật Ôm. -Vận dụng được Định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản. 2. Kĩ năng: Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về HĐT; CĐDĐ; Vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng các dụng cụ đo để xác định điện trở của một dây dẫn 3. Thái độ: Trung thực; Cẩn thận; yêu thích môn học. B. PHƯƠNG PHáP Gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức nhóm HS C. Chuẩn bị: Đối với mỗi nhóm Học sinh Đối với giáo viên +Nghiên cứu bài học; Các câu hỏi Bài tập Bảng phụ: Bảng thương số U/I đối với mỗi dây dẫn: d. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của hS Hoạt động của giáo viên Ghi bảng 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới: +Từng HS chuẩn bị, trả lời câu hỏi của GV 2. Hoạt động 2: Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn +Từng HS dựa vào B1, B2 Tiết1, tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn. -Hoàn thành bảng sau: +Trả lời C2 thảo luận 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm điện trở: -Cá nhân đọc phần thông báo khái niệm điện trở Sgk-7. +Trả lời câu hỏi của GV 4. Hoạt động 4: Phát biểu và viết biểu thức Định luật Ôm: +Từng HS Phát biểu và viết biểu thức Định luật Ôm. -Cường độ dòng điện chạy qua day dẫn tỉ lệ thuận với Hiệu điện thế đặt vào hai dầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với Điện trở của dây dẫn đó. I = 5.Hoạt động 5: Vận dụng-Củng cố-Hướng dẫn về nhà: +Trả lời câu hỏi của GV. +Trả lời câu hỏi C3, C4 Sgk-8 +CH1: Nêu kết luận về mối quan hệ giữa Cường độ dòng điện và Hiệu điện thế ? +CH2: Đổ thị biểu diễn mối quan hệ đó có đặc điểm gì?. +ĐVĐ: Trong TN với mạch điện có sơ đồ H1.1 Sgk-4, nếu sử dụng cùng một HĐT đặt vào hai đầu dây khác nhau thì CĐDĐ qua chúng có như nhau hay không? +Theo dõi HS tính thương số đối với mỗi dây dẫn. +Yêu cầu HS trả lời C2 và cho cả lớp thảo luận: Nhận xét giá trị của thương số đối với mỗi dây dẫn và với hai dây dẫn khác nhau?. +Tính Điện trở của dây dẫn bằng công thức nào?. +Khi tăng Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn lên hai lần thì Điện trở của nó tăng lên mấy lần? Vì sao? +Khi Hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 3V, Cường độ dòng điện chạy qua nó là 250mA. Tính Điện trở của dây? +Nêu ý nghĩa của điện trở -Yêu cầu HS Phát biểu Định luật Ôm -Yêu cầu HS từ biểu thức I = => các đại lượng: U = ? R = ? + Yêu cầu HS làm Trả lời câu hỏi: -Công thức R = U/I dùng để làm gì? từ công thức này có thể nói rằng U tăng lên bao nhiêu lần thì R tăng lên bấy nhiêu lần được không ? tại sao ? +Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3, C4 Sgk-8 +HD HS học tập ở nhà: -Nắm vững Định luật ôm. Vận dụng tính U, I, R. -Chuẩn bị T3: Mẫu báo cáo TH Sgk-10 I.Điện trở của dây dẫn: 1.Xác đinh thương số U/I đối với mỗi dây dẫn: +Tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn: Lần đo Dây 1 Dây2 1 2 3 4 TBcộng +Nhận xét: -Đối với mỗi dây dẫn, thương số là không đổi. -Hai dây dẫn khác nhau thương số là khác nhau. 2.Điện trở: a.Trị số R= được gọi là điện trở b.Ký hiệu điện trở trong mạch điện: c. Đơn vị điện trở: -Nếu U=1V; I=1A thì điện trở R được tính bằng Ôm (Ω) 1Ω=1V/1A. -Kilôôm(kΩ): 1 kΩ= 1000 Ω -Mêgaôm(MΩ):1MΩ=1000kΩ= 106 Ω d.ý nghĩa của điện trở: -Biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn II.Định luật Ôm: 1.Hệ thức của Định luật: +Ta có I~ U; I~ I = U:HĐT (V) I: CĐDĐ (A) R: Điện trở (Ω) 2.Nội dung định luật Ôm: -Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với Hiệu điện thế đặt vào hai dầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với Điện trở của dây dẫn đó. III.Vận dụng: C3(Sgk-8): R = 12Ω I= 0,5A U=? Lời giải: áp dụng Định luật Ôm ta có : Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là: U = I.R= 0,5. 12 = 6V Đáp số: 6V *********************************************** Tuần 2: Ngày soạn:21/08/2011 Tiết 3 Ngày dạy:22/08/2011 Bài 3: Thực hành Xác định Điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và vôn kế A. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Nêu được cách xác định Điện trở từ công thức tính Điện trở. Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN xác định Điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế. 2. Kĩ năng: Mắc mạnh điện theo sơ đồ; Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, Ampe kế; Làm và viết báo cáo thực hành. 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong TN. B. Chuẩn bị: Đối với mỗi nhóm Học sinh Đối với giáo viên +Mỗi nhóm HS: 1Dây Điện trở chưa biết giá trị; 1 nguồn điện 6-12V; 1 Vôn kế; 1 Am pe kế; 7Đoạn dây nối; Báo cáo TH theo mẫu. +Đồng hồ đo điện đa năng C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của hS Hoạt động của giáo viên Ghi bảng 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:Trình bày câu hỏi chuẩn bị trong báo cáo thực hành +Từng HS chuẩn bị trả lời CH của GV: +Từng HS Vẽ sơ đồ mạch điện đo điện trở bằng Vôn kế và Ampe kế 2. Hoạt động 2: Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo: +Nhận dụng cụ TN, Phân công bạn ghi chép kết quả TN, ý kiến nhận xét thảo luận của nhóm. +Các nhóm tiến hành TN. -Tất cả các thành viên trong nhóm tham gia vào mắc mạch điện hoặc theo giõi, Kiểm tra cách mắc 3.Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá thái độ học tập của HS: +Hoàn thành báo cáo thực hành. Trao đổi nhóm để nhận xét nguyên nhân gây ra sự khác nhau của các trị số Điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo 4. Hoạt động 4: Củng cố-Hướng dẫn về nhà: -Ôn tập các kiến thức của lớp 7 về mạch điện mắc nối tiếp; Mạch điện mắc song song. -Đọc trước tiết 4: Đoạn mạch nối tiếp +Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS. +Nêu công thức tính Điện trở ? +Muốn đo Hiệu điện thế giữa hai đầu của một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?. + Muốn đo Cường độ dòng điện qua một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?. +Vẽ sơ đồ mạch điện đo điện trở bằng Vôn kế và Ampe kế? +Giao dụng cụ TN cho các nhóm +Theo dõi, giũp đỡ, Kiểm tra các nhóm HS mắc mạch điện, đặc biệt là việc mắc Vôn kế và Ampe kế vào mạch điện. +Theo giõi HS tiến hành TN; Đọc chỉ số Ampe kế, Vôn kế. +Yêu cầu tất cả HS đều phải tham gia vào tiến hành TN +Thu báo cáo thực hành. +Nhận xét, rút kinh nghiệm: -Các thao tác thí nghiệm. -Cách sử dụng Ampe kế, Vôn kế -Thái độ học tập của nhóm HS -ý thức kỷ luật. +HDHS ôn tập các kiến thức c ... ? Trong một quá trình biến đổi, nếu thấy một phần năng lượng bị hao hụt thì có phải là nó đã bị biến mất không? - Hướng dẫn HS làm TN: + Chỉ cho HS máy phát điện và động cơ điện. + Cuốn dây treo quả nặng A cảu máy phát điện và quả nặng B của động cơ điện sao cho khi A ở vị trí cao nhất thì B ở vị trí thấp nhất chạm mặt bàn mà vẫn kéo căng dây treo. + Đánh dấu vị trí cao nhất của A khi bắt đầu thả rơi và vị trí cao nhất của B khi được kéo lên cao. - Nêu câu hỏi: Hãy phân tích quá trình biến đổi qua lại giữa cơ năng và điện năng trong TN trên và so sánh năng lượng ban đầu ta cung cấp cho quả nặng và năng lượng cuối cùng mà quả nặng B nhận được - Gọi đại diện một số nhóm trình bày lời giải câu C4, C5, thảo luận chung ở lớp. - Nêu câu hỏi: Trong TN trên, ngoài cơ năng và điện năng còn xuất hiện thêm dạng năng lượng nào nữa? Phần năng lượng mới này do đâu mà có? i. sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện. 1. Biến đổi thế năng thành nhiệt năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng. a) Thí nghiệm b) Kết luận 1 Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng, cơ năng luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đã chuyển hóa thành nhiệt năng. Nếu cơ năng của vật tăng hơn ban đầu thì phần tăng thêm la do dạng năng lượng khác chuyển hóa thành. b) Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Thí nghiệm Kết luận 2: Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng. Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Phần năng lượng hao hụt đi đã biến đổi thành dạng năng lượng khác. ii. định luật bảo toàn năng lượng Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác. iii. vận dụng C6: Động cơ vĩnh cửu không thể hoạt động được vì trái với định luật bảo toàn năng lượng. Động cơ muốn hoạt động được là có cơ năng. cơ năng này không thể tự sinh ra. Muốn có cơ năng năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu ( dùng năng lượng của nước hay đốt than, củi...). *************************************************** Tuần 35: Ngày soạn: 24/04/2011 Ngày dạy: 25/04/2011 Tiết 67 Bài 61: sản xuất điện năng- nhiệt điện và thuỷ điện A.Mục tiêu: - Nêu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất, ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác. - Chỉ ra được các bộ phận chính trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện. - Chỉ ra được các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện. B. Phương pháp Quan sát, đàm thoại, gợi mở, tổ chức nhóm C. Chuẩn bị: Đối với nhóm Học sinh Đối với giáo viên Nội dung bài giảng, dự kiến d. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của hS Hoạt động của giáo viên Ghi bảng Hoạt động 1 Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu là sản xuất điện năng như thế nào? Suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi của GVvà C1, C2, C3. Nhận biết được điện năng không có sẵn trong tự nhiên mà phải biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Hoạt động 2 Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện và quá trính biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó. a) Làm việc theo nhóm. - Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện ở hình 61.1 SGK. - Chỉ ra quá trình biến đổi năng lượng trong lò đốt, nồi hơi, tua bin, máy phát điện. - Rút ra kết luận về chuỗi liên tiếp những quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy nhiệt điện. b) Thảo luận chung ở lớp về kết luận 1. Hoạt động 3 Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy thủy điện và quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó, a) Làm việc theo nhóm: - Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy thủy điện trên hình 61.2 SGK. - Chỉ ra quá trình biến đổi năng lượng trong ống dẫn nước, tua bin và máy phát điện. - Trả lời C5, C6. - Rút ra kết luận về chuỗi liên tiếp những quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thủy điện. b) Thảo luận chung ở lớp về kết luận 2. Hoạt động 4 Vận dụng - củng cố - Hướng dẫn học bài. a) Trả lời câu hỏi củng cố của GV nếu được yêu cầu. b) Cá nhân tự đọc phần ghi nhớ. c) Thảo luận chung ở lớp, trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài. Nêu câu hỏi: - Hãy cho biết vì sao việc sản xuất điện năng lại đang trở thành vấn đề rất quan trọng trong đời sống và sản xuất hiện nay? - Điện năng có sẵn trong tự nhiên như than đá, dầu mỏ, khí đốt... không? Làm thế nào để có được điện năng? - Thông báo thêm: Trong lò đốt ở nhà máy nhiệt điện trên hình 60.1 SGK người ta dùng than đá, bây giờ có lò đốt dùng khí đốt lấy từ mỏ dầu ( như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ ở Bà Rịa - Vũng Tàu). - Giải thích thêm về tua bin: Cấu tạo như hình 61.1. Khi phun nước hay hơi nước có áp suất cao vào cánh quạt thì tua bin sẽ quay. Hỏi thêm: - Vì sao nhà máy thủy điện phải có hồ chứa nước ở trên cao? - Thế năng của nước phải biến thành dạng năng lượng trung gian nào rồi mới biến thành điện năng? - Các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện và thủy điện? - Các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện và thủy điện? - Sử dụng điện năng có lợi gì so với sử dụng các dạng năng lượng khác? Công việc về nhà: - Đọc kĩ SGK và vở ghi – nắm vững phần ghi nhớ. - Làm các bài tập trong SBT bài 61. Đọc phần “Có thể em chưa biết”. i. vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất. C1: Điện có thể được sử dụng để: Thắp sáng, nấu cơm, quạt điện, máy bơm, máy khoan... ii. nhiệt điện Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành điện năng. iii. thủy điện Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ nước trong hồ chứa được chuyển hóa thành điện năng. iv. vận dụng C7: A=Ph=Vdh= =1 000 000.1. 10 000.200=2.1012J Công đó bằng thế năng của lớp nước, khi vào tua bin sẽ được chuyển hóa thành điện năng. Tiết 68 Ngày soạn: 24/04/2011 Ngày dạy: 26/04/2011 Bài 62: Điện gió- Điện mặt trời- Điện hạt nhân A.Mục tiêu: -Nêu được các bộ phận chính của một máy phát điện gió, pin mặt trời, nhà máy phát điện nguyên tử. Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các máy trên. -Nêu được ưu điểm, nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân. B. Phương pháp Quan sát, đàm thoại, gợi mở, tổ chức nhóm C. Chuẩn bị: Đối với nhóm Học sinh Đối với giáo viên Nội dung bài giảng, dự kiến d. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của hS Hoạt động của giáo viên Ghi bảng Hoạt động 1 Phát hiện ra cách sản xuất điện mới không cần đến nhiên liệu, đó là gió hoặc từ ánh sáng mặt trời. a) Quan sát GV làm TN. b) Trả lời câu hỏi của GV. Phát hiện ra năng lượng gió và năng lượng sáng đã rất dồi dào trong tự nhiên và có thể chuyển hóa thành điện năng. Hoạt động 2 Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện gió, quá trình biến đổi năng lượng trong máy phát điện gió. Làm việc theo nhóm. Quan sát hình 62.2 SGK, kết hợp với máy phát điện gió trên bàn GV, chỉ ra những bộ phận chính của máy và sự biến đổi năng lượng qua các bộ phận đó. Trả lời C1 và câu hỏi của GV. Thảo luận chung ở lớp. Hoạt động 3 Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của pin mặt trời. a) Nhận biết hình dạng tấm pin mặt trời, hai cực âm và dương của pin. b) Nhận biết nguyên tắc hoạt động, khi chiếu ánh sáng vào bề mặt tấm pin thì xuất hiện dòng điện, không cần máy phát điện. - Nhận biết được trong pin mặt trời, quang năng trực tiếp biến đổi thành điện năng, không cần một cơ cấu trung gian nào cả. Hoạt động 4 Nhận biết một số tính năng kĩ thuật của pin mặt trời (công suất, hiệu suất) để ứng dụng vào thực tế. Cá nhân làm việc. Trả lời C2. Thảo luận chung ở lớp về lời giải. Hoạt động 5 Tìm hiểu các bộ phận chính của nhà máy điện nguyên tử và các quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó. a) Làm việc cá nhân. b) Quan sát hình 61.1 và 62.3 SGK, trả lời câu hỏi của GV, thảo luận chung ở lớp. Hoạt động 6 Tìm hiểu nguyên tắc chung của việc sử dụng điện năng và các biện pháp tiết kiệm điện năng. a) Làm việc cá nhân. Thảo luận chung ở lớp, trả lời C3. b) Tự đọc thông báo trong SGK để nêu lên biện pháp tiết kiệm điện. Trả lời câu hỏi của GV. c) Tự đọc bảng 1 SGK để trả lời C4. - Yêu cầu HS nhắc lại, trogn nhà máy nhiệt điện và thủy điện, muốn cho máy phát điện hoạt động ta phải cung cấp cho nó cái gì? - Nêu câu hỏi: ở nhà máy phát điện đó, việc cung cấp than đá và nước khá tốn kém và phức tạp. Có cách nào sản xuất điện năng đơn giản không cần dùng đến nhiên liệu đốt hay nguyên liệu rất nhiều hay không? - Làm TN biểu diẫn: + Cho máy phát điện gió hoạt động. + Cho pin mặt trời hoạt động. - Nêu câu hỏi: Trong các thiết bị trên, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng? nguồn năng lượng đó có dễ kiếm và nhiều trong tự nhiên không? - Lần lượt chuyển máy phát điện gió cho các nhóm HS quan sát. - Nêu câu hỏi bổ sung: So với nhiệt điện và thủy điện thì việc sản xuất điện gió có thuận lợi và khó khăn gì hơn? - Giới thiệu cho HS tấm pin mặt trời, hai cực của tấm pin (giống như hai cực của một pin thường dùng). - Dùng đèn 220V-100W chiếu ánh sáng vào bề mặt tấm pin, pin phát điện. Vậy quá trính biến đổi năng lượng trong pin mặt trời khácvới trong máy phát điện chỗ nào? - Nêu câu hỏi: Dòng điện do pin mặt trời cung cấp là dòng điện gì? (một chiều hay xoay chiều) Dùng đèn LED để kiểm tra lại. - Việc sản xuất pin mặt trời có gì thuận lợi và khó khăn? - Thông báo cho học sinh hai thông số kĩ thuật của pin mặt trời thường dùng. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 62.2 SGK để chỉ ra cách lắp đặt pin mặt trời. Nêu câu hỏi: - Hãy quan sát hình 61.1 và hình 62.3 SGK để chỉ ra hai nhà máy điện (nhiệt điện và điện nguyên tử) có bộ phận chính nào giống nhau, khác nhau? - Bộ phận lò hơi và lò phản ứng tuy khác nhau nhưng có nhiệm vụ gì giống nhau? Thông báo ưu điểm của nhà máy điện nguyên tử (công suất rất lớn) và biện pháp đảm bảo an toàn. - Tổ chức cho HS thảo luận chung ở lớp để trả lời C3, C4. - Nêu câu hỏi: Vì sao biện pháp tiết kiệm điện chủ yếu là hạn chế dùng điện trong giờ cao điểm (buổi tối, nhiều nhà cùng sử dụng điện)? i. máy phát điện gió C1: - Gió thổi cánh quạt làm cánh quạt quay . - Cánh quạt quay kéo theo roto. - Roto và stato biến đổi cơ năng thành điện năng. ii. pin mặt trời. Pin mặt trời là những tấm phẳng làm bằng chất silic. Nếu chiếu ánh sáng mặt trời vào tấm đó thì năng lượng của ánh sáng mặt trời sẽ trực tiếp chuyển hóa thành điện năng iii. nhà máy điện hạt nhân Nhà máy điện hạt nhân có thể cho công suất rất lớn và tốn ít nhiên liệu, nhưng cũng cần có thiết bị bảo vệ rất cẩn thận .
Tài liệu đính kèm: