Bài kiểm tra môn Khoa học quản lý - Đỗ Trường Sơn

Bài kiểm tra môn Khoa học quản lý - Đỗ Trường Sơn

chị) hãy bổ sung vào nội dung lý luận quản lý Z những điểm mà anh (chị) cho là thích hợp.

Với trình tự phát triển, các thuyết về quản lý truyền thống ra đời, chúng không bác bỏ nhau mà bổ sung cho nhau và có vị trí quan trọng ở giai đoạn đầu của xã hội công nghiệp. Tuy nhiên mỗi trường phái đều mang tính phiến diện, chỉ xem từng mảng của hoạt động quản lý với cách tiếp cận cục bộ. Nếu trường phái cổ điển là thuyết X chủ trương sử dụng quyền lực trong quản lý để điều khiển và quyền lợi vật chất cùng hình phạt để thúc đẩy, thì thuyết Y tin vào bản chất tốt của con người, quan tâm đến yếu tố tự tạo ra động cơ làm việc sáng tạo, tự chủ và tự hoàn thiện.

Hoạt động quản lý ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, từ đó các nhà lý luận quản lý hiện đại có cách tiếp cận mới toàn diện hơn, xuất hiện các thuyết thuộc trường phái quản lý hiện đại. Cách tiếp cận đó vừa chú trọng 5 chức năng quản lý, vừa theo hướng tình huống ngẫu nhiên, kết hợp các lý thuyết quản lý với các điều kiện thực tiễn, sử dụng các chìa khoá quản lý hữu hiệu để xử lý linh hoạt, sáng tạo. Từ đó ra đời thuyết Z trong quản lý ứng với giai đoạn công nghiệp hiện đại.

Thuyết Z tạo ra nền văn hoá kinh doanh mới gọi là “nền văn hoá kiểu Z”, chỉ đạo lối ứng xử dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy, được cụ thể hoá qua những biểu tượng, nghi lễ, quy tắc, và cả những huyền thoại để truyền đến mọi thành viên các giá trị và niềm tin định hướng cho hành động. Nền văn hoá kiểu Z thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, người lao động gắn bó lâu dài với công ty (làm việc suốt đời)

Thứ hai, người lao động có quyền phê bình và tỏ lòng trung thực với người lãnh đạo, được tham gia vào quá trình chuẩn bị ra quyết định quản lý.

Thứ ba, người lao động có tinh thần tập thể cao dù cá nhân vẫn được tôn trọng (về quyền lợi và nhân cách), phát triển tình bạn và hợp tác, có trách nhiệm tập thể và sự giám sát, đánh giá của tập thể.

Thứ tư, người lao động có quyền lợi toàn cục, ngoài lương và thưởng còn có nhiều dạng phúc lợi, lương hưu do công ty trực tiếp trả.

Tuy nhiên, trong sự phát triển đa dạng của XH công nghiệp, tính kế hoạch chặt chẽ của quản lý được nhấn mạnh, tuy nhiên các nghiên cứu thực tế ở các nhà máy xí nghiệp, Mayor đã đưa ra các nghiên cứu, chú trọng đến quan hệ con người. Công nhân là một thành viên của hệ thống phức tạp; trong một xí nghiệp, ngoài tổ chức chính thức còn tồn tại tổ chức phi chính thức và năng lực lao động thể hiện ở năng lực tạo ra sự đồng thuận và mức độ hài lòng. Vì vậy ông cho rằng, quản lý là một khoa học nhưng mang tính tổng hợp và công tác quản lý cũng là một nghệ thuật.

Mayor đã tiến hành nghiên cứu thực tế ở các nhà máy xí nghiệp và rút ra những bài học kinh nghiệm, những đúc kết thực tiễn vô cùng quý giá trong khoa học quản lý. Đó là: cần tăng cường sự đối thoại với công nhân, qua đó giúp họ trút bỏ gánh nặng về tâm lý, điều chỉnh thái độ, tự tìm ra kết luận; giúp họ sống thân thiện hơn, làm tăng tính tự nguyện và hợp tác và đối thoại là một phương pháp quan trọng giúp nhà quản lý thu thập được thông tin nhiều hơn. Đây là một phương pháp huấn luyện nhân viên rất tốt. Ông cho rằng, nhà quản lý cần phải có 3 nhiệm vụ:

Thứ nhất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất

Thứ hai, phải hệ thống hoá hoạt động sản xuất

Thứ ba, cần tổ chức hiệp tác, điều hoà quan hệ con người trong quá trình sản xuất.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Khoa học quản lý - Đỗ Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra
Môn: Khoa học quản lý
Họ và tên: 	Đỗ Trường Sơn
Lớp: 	K2A – Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Đơn vị: 	Thái Thuỵ – Thái Bình
Câu 1: Hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong lý luận quản lý của Taylor và của Fayol.
a) Giống nhau:
- Cả thuyết quản lý của Taylor và của Fayol đều thống nhất một điểm chung về việc thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ về chất lượng) đảm bảo mức tiền công thoả đáng, công bằng và sòng phẳng. Có nghĩa là thống nhất về nguyên tắc trả lương theo lao động, trong đó chú ý khuyến khích sự sáng tạo, chủ động của mọi người trong quá trình sản xuất thông qua chế độ tiền thưởng.
- Về phân cấp quản lý: Cả 2 ông đều cho rằng cần phải có sự phân cấp trong quản lý, đảm bảo sự thống nhất tập trung từ một trung tâm. Thống nhất chỉ đạo nhất quán theo một kế hoạch, một đầu mối.
- Về trình độ tổ chức sản xuất: Đều đề cập đến vấn đề tiêu chuẩn hoá các thao tác mang tính chuyên môn hoá cao, có sự phân công lao động phù hợp song vẫn đảm bảo sự liên kết (sản xuất theo dây chuyền). Mỗi công nhân được gắn chặt với một vị trí sản xuất nhất định, đảm bảo trật tự trong một hệ thống.
b) Khác nhau:
Thuyết quản lý Taylor
Thuyết quản lý Fayol
(thuyết quản lý theo khoa học)
- Mang tính cụ thể. Tập trung nhiều đến năng suất lao động, lợi ích vật chất.
- Đề cập tới định mức: xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp (chia nhỏ các phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần việc. Định mức được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ cho từng động tác)
- Đề cập tới các thao tác kỹ thuật cụ thể, các thiết bị, công cụ, vật liệu được tiêu chuẩn hoá và môi trường làm việc thuận lợi
- Trong quản lý: Chỉ rõ cấp cao tập trung hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh. Còn cấp dưới làm chức năng điều hành cụ thể. Tách biệt rõ chức năng quản lý và chức năng thừa hành.
(thuyết quản lý tổng quát)
- Mang tính tổng quát cao hơn. Ngoài việc chú ý đến lợi ích vật chất thì còn quan tâm nhiều hơn đến cả đời sống tinh thần. Quan tâm xây dựng bầu không khí trong sản xuất, xây dựng một tập thể đoàn kết, có sự đồng thuận cao.
- Đề cập đến việc xác định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn cụ thể rõ ràng và đúng mức. Duy trì tốt kỷ luật trong đội ngũ, đảm bảo sự quy củ và tinh thần phục vụ. Thực hiện công bằng trong quan hệ đối xử.
- Về phân chia lợi ích: đề cao lợi ích tập thể, trong đó chú ý đến lợi ích cá nhân, phải giải quyết hài hoà giữa các lợi ích. 
- Về tổ chức: Quan tâm tới vấn đề nhân sự, nhân sự đảm bảo ổn định và phải được bổ sung kịp thời khi cần.
- Đề cập một cách khái quát đảm bảo sự thống nhất chỉ huy từ một trung tâm, chấp hành mệnh lệnh từ một trung tâm. Song phải đảm bảo có sự liên kết một cách chặt chẽ.
Tóm lại: tư tưởng chính của thuyết Taylor là tối ưu hoá quá trình sản xuất (qua hợp lý hoá lao động, xây dựng định mức lao động); tiêu chuẩn hoá phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công chuyên mon hoá (đối với lao động của công nhân và đối với các chức năng quản lý); và cuối cùng là tư tưởng “con người kinh tế” qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. 
Còn tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là những vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức quản lý xí nghiệp, xem xét một hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào một bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cho rằng thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng. Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất. Tư tưởng quản lý đó phù hợp với hệ thống kinh doanh hiện đại, và từ những nguyên lý đó (trong công nghiệp) có thể vận dụng cho việc quản lý các loại tổ chức thuộc lĩnh vực khác.
Câu 2: Qua một số kết luận rút ra qua nghiên cứu và đúc kết thực tiễn của Mayor anh (chị) hãy bổ sung vào nội dung lý luận quản lý Z những điểm mà anh (chị) cho là thích hợp.
Với trình tự phát triển, các thuyết về quản lý truyền thống ra đời, chúng không bác bỏ nhau mà bổ sung cho nhau và có vị trí quan trọng ở giai đoạn đầu của xã hội công nghiệp. Tuy nhiên mỗi trường phái đều mang tính phiến diện, chỉ xem từng mảng của hoạt động quản lý với cách tiếp cận cục bộ. Nếu trường phái cổ điển là thuyết X chủ trương sử dụng quyền lực trong quản lý để điều khiển và quyền lợi vật chất cùng hình phạt để thúc đẩy, thì thuyết Y tin vào bản chất tốt của con người, quan tâm đến yếu tố tự tạo ra động cơ làm việc sáng tạo, tự chủ và tự hoàn thiện.
Hoạt động quản lý ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, từ đó các nhà lý luận quản lý hiện đại có cách tiếp cận mới toàn diện hơn, xuất hiện các thuyết thuộc trường phái quản lý hiện đại. Cách tiếp cận đó vừa chú trọng 5 chức năng quản lý, vừa theo hướng tình huống ngẫu nhiên, kết hợp các lý thuyết quản lý với các điều kiện thực tiễn, sử dụng các chìa khoá quản lý hữu hiệu để xử lý linh hoạt, sáng tạo. Từ đó ra đời thuyết Z trong quản lý ứng với giai đoạn công nghiệp hiện đại.
Thuyết Z tạo ra nền văn hoá kinh doanh mới gọi là “nền văn hoá kiểu Z”, chỉ đạo lối ứng xử dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy, được cụ thể hoá qua những biểu tượng, nghi lễ, quy tắc, và cả những huyền thoại để truyền đến mọi thành viên các giá trị và niềm tin định hướng cho hành động. Nền văn hoá kiểu Z thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, người lao động gắn bó lâu dài với công ty (làm việc suốt đời)
Thứ hai, người lao động có quyền phê bình và tỏ lòng trung thực với người lãnh đạo, được tham gia vào quá trình chuẩn bị ra quyết định quản lý.
Thứ ba, người lao động có tinh thần tập thể cao dù cá nhân vẫn được tôn trọng (về quyền lợi và nhân cách), phát triển tình bạn và hợp tác, có trách nhiệm tập thể và sự giám sát, đánh giá của tập thể.
Thứ tư, người lao động có quyền lợi toàn cục, ngoài lương và thưởng còn có nhiều dạng phúc lợi, lương hưu do công ty trực tiếp trả.
Tuy nhiên, trong sự phát triển đa dạng của XH công nghiệp, tính kế hoạch chặt chẽ của quản lý được nhấn mạnh, tuy nhiên các nghiên cứu thực tế ở các nhà máy xí nghiệp, Mayor đã đưa ra các nghiên cứu, chú trọng đến quan hệ con người. Công nhân là một thành viên của hệ thống phức tạp; trong một xí nghiệp, ngoài tổ chức chính thức còn tồn tại tổ chức phi chính thức và năng lực lao động thể hiện ở năng lực tạo ra sự đồng thuận và mức độ hài lòng. Vì vậy ông cho rằng, quản lý là một khoa học nhưng mang tính tổng hợp và công tác quản lý cũng là một nghệ thuật.
Mayor đã tiến hành nghiên cứu thực tế ở các nhà máy xí nghiệp và rút ra những bài học kinh nghiệm, những đúc kết thực tiễn vô cùng quý giá trong khoa học quản lý. Đó là: cần tăng cường sự đối thoại với công nhân, qua đó giúp họ trút bỏ gánh nặng về tâm lý, điều chỉnh thái độ, tự tìm ra kết luận; giúp họ sống thân thiện hơn, làm tăng tính tự nguyện và hợp tác và đối thoại là một phương pháp quan trọng giúp nhà quản lý thu thập được thông tin nhiều hơn. Đây là một phương pháp huấn luyện nhân viên rất tốt. Ông cho rằng, nhà quản lý cần phải có 3 nhiệm vụ:
Thứ nhất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất
Thứ hai, phải hệ thống hoá hoạt động sản xuất
Thứ ba, cần tổ chức hiệp tác, điều hoà quan hệ con người trong quá trình sản xuất.
Từ đó, theo quan điểm của cá nhân em khi nghiên cứu sự đúc kết thực tiễn và những kết luận được rút ra từ nghiên cứu thực tiễn của Mayor, có thể thấy mặc dù đã có sự kế thừa và bổ sung từ thuyết X và thuyết Y. Song thuyết Z vẫn bộc lộ những hạn chế của nó. Đó là thuyết Z chỉ áp dụng đối với các tổ chức kinh doanh, với môi trường bên trong doanh nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng đây là cách “xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, thoả hiệp để tránh xung đột”, là giải pháp “lạt mềm buộc chặt” thay về chế độ làm chủ tập thể. Tuy nhiên điều đó vẫn phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị và hoàn toàn có thể vận dụng một yếu tố phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của con người trong việc nâng cao năng suất, tính hiệu quả của doanh nghiệp. Vì vậy theo em vẫn cần phải bổ sung cho thuyết Z những nội dung sau đây:
Một là, cần quan tâm nhiều hơn tới vấn đề con người, ngoài việc chú ý tới lợi ích vật chất cần phải quan tâm đến đời sống tinh thần, xây dựng được một tập thể đoàn kết, hiệp tác trong sự thống nhất cao, xây dựng được một bầu không khí làm việc thoải mái. Điều đó sẽ giúp cho công nhân làm việc một cách tự tin, chủ động hơn trong mọi công việc. Để làm được điều đó thì cần phải quan tâm nhiều hơn tới đời sống của công nhân, của các thành viên trong gia đình của từng công nhân, giúp họ có thể yên tâm làm việc, toàn tâm, toàn ý phục vụ cho lợi ích của tổ chức.
Hai là, để có một năng suất lao động tốt nhất, phát huy hết khả năng trí tuệ của mọi thành viên trong tổ chức cần phải hết sức chú ý tới điều kiện làm việc của thành viên trong tổ chức đó. Đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất của công nhân trong tổ chức đó nếu thấy hợp lý.
Câu 3: Theo Simon, tổ chức quản lý mới có 3 tầng:
- Tầng 1: tiếp nhận nguyên liệu đầu vào sản xuất, vận chuyển sản phẩm
- Tầng giữa: là quá trình hoạch định trình tự hoá, hệ thống sản xuất và phân phối theo kế hoạch thường xuyên.
- Tầng trên: là quá trình hoạch định quyết sách phi trình tự hoá
Anh chị hãy phân tích mối quan hệ giữa các tầng.
Ba tầng của tổ chức quản lý đều thống nhất tồn tại trong một tổ chứa nhất định nào đó. Chúng là cơ sở, là điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Tầng 1 (tiếp nhận đầu vào sản xuất, vận chuyển sản phẩm) là cơ sở cho tầng giữa với việc tiếp nhận đầu vào. 
Tầng giữa là cơ sở cho tầng trên, với việc hoạch định trình tự hoá, hệ thống sản xuất và phân phối theo kế hoạch thường xuyên đã được hoạch định từ tầng trên. 
Tầng trên là quá trình hoạch định quyết sách, phải có quá trình này thì mới xác định được nguyên liệu cho đầu vào sản xuất ở tầng 1. Và cứ thế đến tầng giữa, đây là một chu trình khép kín, ràng buộc, quy định lẫn nhau.
Câu 4: Trong 4 mô hình quản lý, anh chị hãy chọn một mô hình quản lý mà anh chị cho là thích hợp với hoàn cảnh quản lý của Việt Nam hiện nay. Tham khảo 3 mô hình còn lại cộng với nhận thức vốn có, anh (chị) hãy bổ sung vào mô hình đã chọn những điểm cơ bản về: nguyên tắc, tiêu chí đánh giá hiệu quả, triết lý cơ bản, môi trường hoạt động, vai trò quản lý để có được mô hình mà anh (chị) tâm đắc.
Khoa học quản lý và các mô hình quản lý hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ 20 trên cơ sở nhu cầu quản lý các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp. Trải qua quá trình phát triển của khoa học quản lý, các mô hình quản lý cũng được hình thành và phát triển không ngừng. Cho đến nửa cuối thế kỷ 20 các nhà khoa học đã nghiên cứu, dựa vào tiêu chí hiệu quả đã tổng kết thành 4 mô hình quản lý. Đó là, mô hình mục tiêu; mô hình xử lý nội bộ (mô hình quy trình bên trong); mô hình quan hệ con người và mô hình hệ thống mở. Sự phân chia theo các mô hình trên đây chỉ có tính chất tương đối, các mô hình vừa có tính kế thừa, vừa có thể kết hợp đan xen lẫn nhau để thực hiện quá trình quản lý có hiệu quả cao nhất.
Với tình hình thực tiễn Việt Nam hiện nay, là một nước đang phát triển, điều kiện kinh tế còn ở một trình độ thấp so với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang trên con đường hội nhập, toàn cầu hoá. Theo em, mô hình quản lý hệ thống mở là một mô hình thích hợp nhất với hoàn cảnh quản lý của Việt Nam hiện nay. Với mô hình hệ thống mở sẽ bảo đảm cho sự mở rộng mối liên hệ, liên kết, phù hợp với khả năng thích ứng nhanh của người Việt Nam. Bên cạnh đó sẽ huy động được sự liên kết hỗ trợ từ bên ngoài làm tăng năng suất, hiệu quả quản lý.
Đồng thời, trước sự biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ làm cho mọi mặt của đời sống xã hội cũng thay đổi hàng ngày. Đòi hỏi nhà quản lý cũng cần có sự linh hoạt, sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi, biết quản lý sự thay đổi và biết tìm ra các giải pháp để tạo động lực cho sự thay đổi. Nhà quản lý không còn là người duy nhất thực hiện chức năng quản lý mà cần có sự cải tiến, sự trao đổi, thảo luận giữa các thành viên của tổ chức cũng như các bên liên quan để có những quyết sách phù hợp hơn, huy động được trí tuệ của tập thể tham gia vào quá trình quản lý.
Tuy nhiên, mỗi mô hình quản lý đều có những hạn chế của nó. Vì vậy mặc dù là nên chọn mô hình quản lý hệ thống mở thì cũng cần phải bổ sung và kế thừa những quan điểm của các mô hình quản lý khác.
- Về nguyên tắc: cần hướng tới mục tiêu cuối cùng là hiệu quả, luôn bám sát mục tiêu, có sự điều chỉnh ở từng giai đoạn, từng thời điểm cho phù hợp thực tiễn. Các quyết định của nhà quản lý trong từng công việc cụ thể nên có sự tham gia ý kiến của các thành viên trong tổ chức.
- Về tiêu chí đánh giá hiệu quả: cần căn cứ năng suất và hiệu quả để đánh giá. Tuy nhiên phải chú ý có sự cam kết chặt chẽ, tính ổn định, bền vững và phát triển liên tục.
- Về triết lý cơ bản: Ngoài sự thích nghi, biết hợp tác theo mô hình hệ thống mở cần lưu ý chính sự điều phối, phân công lao động rõ ràng trong một dây truyền hoạt động của tổ chức sẽ dẫn đến thành công.
- Về môi trường hoạt động: Sự linh hoạt, đổi mới là vô cùng cần thiết song phải hướng tới mục tiêu, tập trung vào mục tiêu của tổ chức.
- Về vai trò quản lý: Cần đóng vai trò là người cố vấn, hỗ trợ, tập trung được lực lượng (thu hút tham gia).
Câu 5: Để hiểu và thúc đẩy chức năng hoạt động của một nhà trường (hay một đơn vị trực thuộc nhà trường) hãy đưa ra các trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau:
- Mục tiêu của nhà trường là gì và điều gì trong đó khiến cho các hoạt động kết hợp với nhau?
- Đầu ra chính là gì?
- Giao dịch chính ở ranh giới trong và ngoài?
- Tương tác chính, hay quá trình tác động để có biến đổi chính là gì?
- Đầu vào chính và giao dịch chính ở ranh giới để có đầu vào tốt?
- Làm thế nào để kích hoạt thông tin phản hồi cả tích cực và cả tiêu cực.
* Mục tiêu của nhà trường? Điều gì trong đó khiến cho các hoạt động kết hợp với nhau?
Cũng như các hệ thống sống khác, nhà trường có mục đích, hay chính là lý do tồn tại, theo đuổi tiến trình đã chọn đến khi đạt được một số kì vọng trong môi trường (kinh tế xã hội). Mục đích của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu của riêng mình và của xã hội. Mục đích được xét trong môi trường phải có giá trị và có một số điều kiện. Chẳng hạn đối với công ty thì mục đích là lợi nhuận, nhưng phải chú ý đến các khía cạnh khác.
Trong đó, điều khiến cho các hoạt động kết hợp với nhau đó chính là sự sống còn của nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu của chính nhà trường và nhu cầu của xã hội.
Mục tiêu của nhà trường là xây dựng “ nề nếp tốt- chất lượng cao- môi trường đẹp” 
* Đầu ra chính là gì?
Sản phẩm của đầu ra chính là các sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn đã định trước (theo mục tiêu). Tuy nhiên trong đó cũng gồm cả những sản phẩm không mong muốn.
Đầu ra chính là: Chất lượng tốt nghiệp của học sinh cuối cấp.
* Giao dịch chính ở ranh giới trong và ngoài?
Giao dịch chính ở ranh giới trong đó là giao dịch giữa thầy và trò, giữa thầy với thầy, giữa trò với trò.
Giao dịch chính ở ranh giới ngoài đó là giao dịch giữa dịch vụ công của nhà trường với nhu cầu của xã hội, giữa gia đình với gia đình, giữa gia đình với xã hội.
Giao dịch chính ở ranh giới trong và ngoài: Hiệu trưởng và hiệu phó
* Tương tác chính, hay quá trình tác động để có biến đổi chính là gì?
Tương tác chính hay quá trình tác động để có biến đổi chính là: Thông qua việc kiểm tra, quy trình kiểm tra trình độ, thi cử để đánh giá chất lượng giáo dục.
* Đầu vào chính và giao dịch chính ở ranh giới để có đầu vào tốt?
Vật chất,năng lượng, nguồn lực con người đưa vào nhà trường như GV, HS, tài chớnh, CS VC.(cỳng như cơ thể sống tiếp nhận o xi, thức ăn)
Đầu vào chính bao gồm vật chất, năng lượng, nguồn lực con người đưa vào nhà trường như GV, HS, tài chính, CSVC – thiết bị,
Giao dịch chính ở ranh giới để có đầu vào tốt đó là sự thoả thuận đối với các nguồn lực đưa vào nhà trường, chuyển từ cơ chế hành chính tập trung sang cơ chế phân cấp, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Đầu vào chính và giao dịch chính để có đầu vào tốt: Công tác tuyên truyền và tuyển chọn thiên về chất lượng 
* Làm thế nào để kích hoạt thông tin phản hồi cả tích cực và cả tiêu cực.
Để kích hoạt thông tin phản hồi tốt nhất, nhà lãnh đạo cần phải phát huy và mở rộng dân chủ. Ngay ở đầu vào cần phải có nhiều tiêu chí khác nhau để lựa chọn được đầu vào tốt nhất. Trong quá trình vận hành tổ chức, cần phải thường xuyên thu thập thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau, biết trân trọng tất cả những thông tin mà mình nhận được, kể cả những thông tin trái chiều để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Để kích hoạt thông tin phản hồi cần thăm dò dư luận: học sinh, cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương; lắng nghe các nguồn thông tin nhiều chiều và chọn lọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so van de ve khoa hoc quan ly.doc