Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 5-6

Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 5-6

I. Mục tiêu :

- Hs phải hiểu được cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón.

- Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón.

II. Phương tiện dạy học :

 - GV : + Tranh H 7, 8, 9, 10 phóng to.

 + Sưu tầm các tranh ảnh khác minh hoạ cách bón phân.

 - HS : + Nguyên cứu trước nội dung bài.

 + Thảo luận nhóm trả lời.

III. Tiến hành hoạt động :

 1/. Kiểm tra bài cũ :

 2/. Bài mới : Trong các bài 7, 8 chúng ta đã làm quen với các loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp hiện nay. Bài này chúng ta sẽ học các loại phân bón sao cho có thể đạt năng suất cây trồng cao, chất lượng nông sản tốt và tiết kiệm được phân bón.

 

doc 11 trang Người đăng vanady Lượt xem 1407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 5-6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 :
Tiết 9 :	Bài 9 : CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ CÁC LOẠI 
	PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I. Mục tiêu :
Hs phải hiểu được cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón.
Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Tranh H 7, 8, 9, 10 phóng to.
	 + Sưu tầm các tranh ảnh khác minh hoạ cách bón phân.
	- HS : + Nguyên cứu trước nội dung bài.
	 + Thảo luận nhóm trả lời.
III. Tiến hành hoạt động :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
	2/. Bài mới : Trong các bài 7, 8 chúng ta đã làm quen với các loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp hiện nay. Bài này chúng ta sẽ học các loại phân bón sao cho có thể đạt năng suất cây trồng cao, chất lượng nông sản tốt và tiết kiệm được phân bón.
Hoạt động 1 : Giới thiệu một số cách bón phân.
Mục tiêu : Phân biệt được các cách bón phân.
- Yêu cầu hs đọc kỹ các nội dung và quan sát các hình vẽ Sgk, nêu vấn đề
 + Bón phân nhằm mục đích gì?
 + Thế nào là bón lót?
 + Thế nào là bón thúc?
+ Căn cứ vào các hình thức bón ngưới ta chia làm mấy cách bón phân? Là những cách nào?
- Yêu cầu hs làm bài tập nêu tên các cách bón phân và cho biết ưu điểm, nhược điểm của từng cách.
=> Chốt lại.
- Hs đọc nội dung, quan sát H 7, 8, 9, 10 phân biệt được các cách bón phân.
 + Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
 + Bón trước khi gieo trồng.
 + Bón trong thời gian sinh trưởng của cây.
 + 4 cách bón : bón vãi, bón theo hàng, theo hốc, hoặc phun trên lá.
- Hs quan sát H 7, 8, 9, 10
 + H7 : theo hốc; ưu: 1, 9; khuyết: 3
 + H8 : theo hàng; ưu:1, 9; khuyết: 3
 + H9 : bón vãi, ưu: 6, 9; khuyết: 4
 + H10 : phun trên lá, ưu: 1, 2, 5; khuyết: 4
Bón phân là để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Có 2 hình thức bón phân :
+ Bón lót : trước khi gieo trồng. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi mọc rễ.
+ Bón thúc : Trong thời kì sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Có 4 cách bón : bón vãi, theo hàng, theo hốc, phun trên lá.
Hoạt động 2 : Giới thiệu 1 số cách sử dụng các loại phân bón thông thường.
Mục tiêu : Biết được cách sử dụng các loại phân bón thông thường.
- Bỗ sung kiến thức cho hs.
 + Bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng, do đó phân phải được chuyển hoá thành dạng hoà tan cây mới hấp thu.
 + Phân khó hào tan cần bón trước gieo trồng, để đủ thời gian phân huỷ và chuyển thành dạng hoà tan.
 + Phân hoà tan thường để bón thúc, nếu bón lót chỉ 1 lượng nhỏ, nếu bón lớn dễ bị nước mưa rửa trôi -> phí.
- Yêu cầu hs đọc Sgk/22, nêu 1 số câu hỏi phụ.
 + Đặc điểm chủ yếu của phân hữu cơ là gì?
 + Phânh hữu cơ dùng bón lót hay bón thúc?
 + Đặc điểm phân đạm, kali, phân hỗn hợp?
 + Đặc điểm chủ yếu của phân lân?
 + Sử dụng cách bón nào?
- Hs nghe và tiếp thu kiến thức.
- Hs đọc nội dung bảng và thống nhất ý kiến nhóm -> điền bảng.
 + Khó hoà tan -> cần thời gian.
+ Bón lót.
 + Dinh dưỡng cao, dễ hoà tan -> bón thúc.
 + Ít hoặc không hoà tan.
 + Bón lót.
Loại phân bón
Đặc điểm chủ yếu
Cách sử dụng
- Phân hữu cơ.
- Phân đạm, kalui, phân hỗn hợp.
- Phân lân.
- Thành phần nhiều chất dinh dưỡng thường ở dạng không tan, cây không sử dụng được, cần có thời gian phân huỷ cây mới sử dụng.
- Tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan, cây sử dụng ngay được.
- Ít hoặc không tan.
- Bón lót.
- Bón thúc.
- Bón lót.
Hoạt động 3 : Giới thiệu cách bảo quản các loại phân bón thông thường.
Mục tiêu : Hs biết được cách bảo quản các loại phân bón.
- Yêu cầu hs đọc Sgk sau đó đặt câu hỏi.
 + Vì sao không để lẫn lộn các laọi phân với nhau?
 + Vì sao dùng bùn ao để phủ kín đống phân ủ?
- Hs đọc nội dung trả lời câu hỏi.
 + Xảy ra phản ứng làm giảm chất lượng phân.
 + Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải phân hoạt động hạn chế, đạm bay đi và bảo vệ môi trường.
Khi chưa sử dụng, để đảm bảo chất lượng phân bón, cần phải có biện 
	pháp bảo quản chu đáo.
Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao nilong.
Để ở nơi cao ráo, thoáng mát.
Không để lẫn lộn các loại phân với nhau.	
3/. Kiểm tra đánh giá :
Gọi 1, 2 hs đọc phần ghi nhớ.
Thế nào là bón lót, bón thúc?
Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?
Phân đạm, phân kali dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?
4/. Dặn dò :
Về nhà học bài và trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
Xem trước nội dung bài 10.
Tiết 10 :
	Bài 10 : VAI TRÒ CỦA GIỐNG - PHƯƠNG PHÁP CHỌN 
	TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu : 
Hs hiểu được vai trò của giống cây trồng và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
Có ý thức quý trọng, bảo vệ các cây trồng quý hiếm trong sản xuất ở địa phương.
II. Phương tiện và thiết bị dạy học :
	- GV : Nguyên cứu Sgk, phóng to H11-12-13-14.
	- HS : + Đọc trước nội dung bài 10.
	 + Tahm khảo nội dung và trả lời bài mới cho tốt.
III. Hoạt động dạy và học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là bón lót, bón thúc cho cây?
Loại phân nào bón lót? Vì sao?
Loại phân nào bón thúc? Vì sao?
2/. Bài mới : Trong kỹ thuật trồng trọt, giống cây trồng chiếm tỉ lệ hàng đầu, phân bón, thuốc trừ sâu là những thứ cần nhưng không phải là yếu tố trước tiên của hoạt động trồng trọt.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng.
Mục tiêu : Hiểu được vai trò của giống cây trồng.
- yêu cầu hs quan sát H11. Thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi.
 + Thay giống cũ -> mới năng suất cao có tác dụng gì?
 + Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến vụ gieo trồng trong năm?
 + Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng?
- Hs quan sát H11 a, b, c thảo luận thống nhất ý kiến.
	Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất ưlượng 
	nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Hoạt động 2 : Giới thiệu tiêu chí của giống tốt.
Mục tiêu : Hs biết cách chọn lựa 1 giống tốt.
- Hs đọc kĩ Sgk và lựa chọn các tiêu chí của 1 giống tốt.
- Gọi 1 hs đại diện nhóm nêu lên cách chọn của nhóm mình.
* GV bổ sung kiến thức cho hs : có năng suất cao chưa hẳn là giống tốt mà giống có năng suất cao và ổn định mới là giống tốt.
- Hs đọc Sgk, thảo luận nhóm, thống nhất các tiêu chí (1, 3, 4, 5).
 + 1, 3, 4, 5.
Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai, trình độ canh tác.
Giống có chất lượng tốt.
Có năng suất cao và ổn định.
Chống chịu được sâu bệnh.
Hoạt động 3 : Giới thiệu một số phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
Mục tiêu : Hs biết được các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
- Yêu cầu hs đọc thông tin và quan sát kĩ H12-13-14 Sgk, nêu vấn đề.
 + Ta chọn như thế nào từ giống ban đầu?
 + Cây lai có đặc tính như thế nào so với cây bố và mẹ?
 + Ta làm cách nào để gây đột biến cây trồng?
 + Phương pháp nuôi cấy mô được tiến hành như thế nào? Gv giải thích + tóm tắt phần trả lời => kết luận
- Hs quan sát H12-13-14, nắm thông tin cơ bản, thống nhất ý kiến nhóm.
 + Chọn cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt so sánh với giống ban đầu để nhân giống.
 + Có ưu điểm tốt hơn cây bố và mẹ.
 + Sử dụng chất hoá học, tia anpha, gamma.
=> Kết luận các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
	Có 4 phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
Phương pháp chọn lọc : chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt so sánh với giống ban đầu để nhân giống.
Phương pháp lai : chọn cây lai có đặc tính tốt làm giống.
Phương pháp gây đột biến : người ta sử dụng chất hoá học anpha, gamma ( để sử lí hạt, mầm, nụ hoa, hạt phấn ) tạo gây đột biến, chọn cây có lợi làm giống.
Phương pháp nuôi cấy mô : tách lấy mô hoặc tế bào sống của cây nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, phát triển thành cây, ta đem trồng và chọn lọc được giống mới.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Gọi 1, 2 hs đọc phần ghi nhớ.
Giống cây trồng có vai trò như thế nào?
Tiêu chí của 1 giống cây trồng tốt?
Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng? Cho ví dụ từng phương pháp.
4/. Dặn dò :
Học bài kỹ, quan sát kỹ các hình và nêu được các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
Nguyên cứu xtrước nội dung bài 11.
Tuần 6 :
Tiết 11 :	Bài 11 : SẢN XUẤT - BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu :
Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng, cách bảo quản hạt giống.
Có ý thức bảo vệ các giống cây trồng nhất là các giống quý đặc sản.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Tranh sơ đồ sản xuất giống cây trồng bằng hạt.
	 + H15-16-17.
	- HS : + Tìm các tranh ảnh về sản xuất giống cây trồng.
	 + Nguyên cứu trước nội dung bài.
III. Hoạt động dạy và học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Giống cấy trồng có vai trò như thế nào trong thực tế?
Chọn giống bằng phương pháp chọn lọc như thế nào?
Thế nào là phương pháp lai tạo giống?
Thế nào là phương pháp tạo giống bằng gây đột biến?
phương pháp chọn tạo giống bằng nuôi cấy mô như thế nào?
2/. Bài mới : Chúng ta biết giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định nhất là chất lượng nông sản, muốn có nhiều hạt giống, cây giống tốt, phục vụ sản xuất đại trà chúng ta phải biết quy trình sản xuất giống và làm tốt công tác bảo quản cây trồng.
Hoạt động 1 : Giới thiệu quy trinhdf sản xuất giống cây trồng bằng hạt.
Mục tiêu : Hs biết được quy trình sản xuất giống cây trồng.
u
- Yêu cầu hs đọc thông tin tìm hiểu Sgk tìm hiểu phục hồi giống cây trồng?
- Yêu cầu hs quan sát sơ đồ 3, đặt câu?
 + Quy trình sản xuất bằng hạt tiến hành mấy năm?
 + Nội dung công việc năm thứ 1?
 + Nội dung công việc năm thứ 2?
 + Nội dung công việc năm thứ 3?
 + Nội dung công việc năm thứ 4?
- Gọi 2 hs lên bảg vẽ lại sơ đồ sản xuất giống bằng hạt?
- Gọi 2 em khác nêu lại quy trình sản xuất giống?
* GV giải thích : 
 + Hạt giống siêu nguyên chủng có số lượng ít, chất lượng cao.
 + Hạt giống nguyên chủng có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng.
=> GV kết luận : Hạt giống được phục hồi làm vật liệu khởi đầu cho quá trình sản xuất giống cây trồng.
- Hs hoạt động cá nhân đọc thông tin tìm hiểu phục hồi giống cây trồng.
- Hs quan sát sơ đồ 3 hiểu nội dung, trả lời câu hỏi GV.
 + 4 năm.
 + Từng em đứng lên trình bày.
 +
 +
 +
- Hs khác theo dõi nhận xét.
- Hs nghe khắc sâu kiến thức.
	Sản xuất giống cây trồng trong 4 năm
Năm 1 : Cho hạt giống phục hồi và chọn cây có đặc tính tốt.
Năm 2 : Hạt mỗi cây tốt gieo thành từng dòng, lấy hạt dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
Năm 3 : Giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng. 
Năm 4 : Giống nguyên chủng -> giống sản xuất đại trà.
v
- Yêu cầu hs quan sát H15.16.17 mô tả lại đặc điểm các phương pháp giâm cành, ghép mắt.
- gọi 3 hs trình bày lại công việc làm thực tế từ cách ghép, chiết, giâm ở gia đình và địa phương em.
 + Tại sao giâm cành phải cắt bớt lá?
 + Tại sao khi chiết cành thường dùng nylong bó kín đầu lại?
 + Buộc dây có lợi gì khi thực hiện ghép mắt?
 + Nhân giống vô tính thường áp dụng cho loại cây nào?
- Hs hoạt động cá nhân đọc nội dung 2 Sgk, mô tả và ghi vào vở bài tập về phương pháp ghép - chiết - giâm.
 + Giâm cành : cắt đoạn cành đem giâm xuống đất.
 + Chiết cành : bóc khoanh vỏ, đấp đất vào chỗ bóc, dùng bọc nylong bó lại tưới nước giữ ẩm.
 + ghép mắt : lấy mắt ghép, ghép vào cây khác.
 + Giảm bớt sự thoát hơi nước ở lá.
 + Giữ ẩm hạn chế xâm nhập sâu bệnh.
 + Cây ăn quả, cây hoa, cây kiển.
	Chiết, ghép, giâm là phương pháp sản xuất nhân giống vô tính.
Chiết cành : bóc khoanh vỏ, bó đất, khi cành ra rễ đem trồng xuống đất.
Giâm cành : cắt đoạn cành đem giâm xuống đất.
Ghép mắt : lấy mắt ghép, ghép vào cây khác.
Hoạt động 2 : Giới thiệu điều kiện và phương pháp bảo quản hạt giống cây 
	trồng.
Mục tiêu : Hs biết cách bảo quản hạt giống.
- Cho hs đọc thông tin II Sgk/27.
- Gv bổ sung kiến thức cho hs.
 + Nguyên nhân gây ra hao hụt số lượng, chất lượng hạt giống trong quá trình bảo quản là do hhấp của hạt, sâu nhọt, chim, chuột ăn.
 + Hhấp hạt phụ thuộc vào độ ẩm của hạt, độ ẩm và nhiệt độ nơi bảo quản.
 + Nhiệt độ ẩm càng cao thhì hhấp càng mạnh nên hao hụt càng lớn.
- Gv nêu câu hỏi.
 + Tại sao hạt giốnga bảo quản phải khô?
 + Tại sao hạt giống bảo quản phải sạch, không lẫn tạp chất?
- GV hoàn chỉnh nội dung cho hs ghi vào tập.
- Hs hoạt động cá nhân đọc thông tin phần II Sgk/27 trả lời theo yêu cầu GV.
- Hs tiếp thu kiến thức và trả lời câu hỏi.
 + Hạt khô, hạt không hư.
 + Cho năng suất cao, nơi chứa phải bảo đảm giữ hạt tốt.
- Hs đưa ra kết luận chung cách bảo quản hạt giống.
	Điều kiện bảo quản hạt giống :
Hạt khô, chắc mẩy, không sâu bệnh, tránh chuột phá.
Nơi cất giữ bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.
Dụng cụ bảo quản phải khô sạch, bao, túi kín
3/. Kiểm tra đánh giá :
Sản xuất giống cây trồng bằng hạt tiến hành theo trình tự nào?
Thế nào là ghép cành, chiết cành, giâm mắt?
Nêu các điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống.
Đánh giá giờ học đạt mục tiêu đề bài chưa?
4/. Dặn dò : 
Học kỹ bài, xem trước nội dung bài 2.
Tiết 12 :
	Bài 12 : SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu :
Hs biết được tác dụng của sâu bệnh, hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây. Biết các dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hại.
Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh hại.
II. Phương tiện :
	- GV : + Tranh H18. 19. 20
	 + Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ bài dạy (nếu có).
	- HS : + Nguyên cứu trước nội dung bài, quan sát H18. 19. 20.
	+ Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài.
III. Tiến hành hoạt động :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Sản xuất giống cây trồng bằng hạt tiến hành như thế nào?
Thế nào là ghép cành, chiết cành, giâm mắt?
Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống.
2/. Bài mới : Trong trồng trọt mục tiêu là năng suất và phẩm chất sản phẩm, có những yếu tố tác hại đến mục tiêu này, ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay đó là sâu bệnh hại cây trồng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tác hại của sâu bệnh.
Mục tiêu : Hs biết được tác hại của sâu bệnh.
- Yêu cầu hs đọc kỹ nội dung Sgk.
- GV nêu câu hỏi.
 + Sâu bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng?
 + Hãy nêu ví dụ.
+ Ví dụ.
- Hs đọc thông tin Sgk.
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
 + Sâu bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây.
 + Cây trồng biến dạng, chậm phát triển, màu sắc thay đổi, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
 + Qủ bị sâu ăn thường có vị đắng.
	Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản, không cho thu hoạch.
Hoạt động 2 : Khái niệm về côn trùng và bệnh cây.
Mục tiêu : Hs hiểu được Khái niệm về côn trùng và bệnh cây.
- Yêu cầu hs đọc kỹ nội dung Sgk, dựa vào thông tin Sgk và các kiến thức thực tế kết hợp quan sát H18 các em có thể trả lời được các câu hỏi.
u + Trong vòng đời côn trùng trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nào?
 + Sự thay đổi về hình dạng cấu tạo của côn trùng trong vòng đời gọi là gì?
 + Côn trùng có mấy kiểu biến thái?
 + Nêu điểm khác nhau giữa 2 kiểu biến thái?
- GV nói thêm : 
 + Giai đoạn sâu non phá hoại mạnh nhất.
 + Giai đoạn sâu trưởng thành mạnh nhất.
v Khi thiếu nước, chất dinh dưỡng cây trồng có biểu hiện như thế nào?
- Thực hiện theưo yêu cầu GV: đọc Sgk, quan sát H18, thảo luận thống nhất ý kiến.
 + Nhiều giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau, cấu tạo và hình thái khác nhau.
 + Biến thái của côn trùng.
 + 2 kiểu : hoàn toàn và không hoàn toàn.
 + Biến thái hoàn toàn trải qua 4 giai đoạn.
 Biến thái không hoàn toàn trải qua 3 giai đoạn.
 . Ở biến thái hoàn toàn (4gđ).
 . Ở biến thái không hoàn toàn (3gđ).
Côn trùng là động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể gồm 3 phần : đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân, 2 đôi cách, đầu có 1 đôi râu.
Biến thái hoàn toàn : Trứng -> sâu non -> nhộng -> trưởng thành.
Biến thái không hoàn toàn : Trứng -> sâu non -> trưởng thành.
Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên.
Hoạt động 3 : Giới thiệu một số dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hoại.
Mục tiêu : Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hoại.
- Yêu cầu hs quan sát H20, nhận biết được các dấu hiệu cây bị hại vá trả lời câu hỏi.
 + Ở những cây bị sâu bệnh phá hại ta thường gặp những dấu hiệu gì về hình thái, màu sắc, trạng thái?
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Hs quan sát H20, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
 + Hình thái : biến dạng lá, quả; gãy cành; thối củ; thân sần sùi.
 + Màu sắc : lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.
 + Trạng thái : cây héo rũ.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
	Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại thường thay đổi về :
Cấu tạo hình thái ; biến dạng lá, gãy cành, thối củ, thân sần sùi.
Màu sắc : trên lá quả có đốm đen, nâu, vàng.
Trạng thái : cây bị héo rũ.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Gọi 2 hs đọc lại phần ghi nhớ.
Sâu bệnh có ảnh hưởng đến đời sống cây trồng ntn?
Biến thái là gì? Có mấy kiểu biến thái? Nêu điểm khác nhau giữa 2 kiểu biến thái đó?
Thế nào là bệnh cây?
Nêu các dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu bệnh phá hoại.
Đánh giá giờ học đạt mục tiêu bài chưa?
4/. Dặn dò :
Về nhà học bài và làm 4 câu hỏi cuối bài.
Nguyên cứu trước bài 13.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5-6.doc